Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tái đàm phán thương mại với Trung Quốc
Theo tờ Wall Street Journal, hơn 30 hiệp hội doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất ở Mỹ, đã kêu gọi chính phủ của Tổng thống Joe Biden tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc và cắt giảm thuế nhập khẩu vì lợi ích kinh tế của chính Mỹ.
Cảng biển vận chuyển hàng hóa tại Giang Tô, Trung Quốc
Thực thi thỏa thuận chưa trọn vẹn
Trong thư gửi Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Trung Quốc cơ bản đã thực hiện các cam kết quan trọng trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trong đó có việc mở cửa thị trường cho các công ty tài chính của Mỹ và cắt giảm rào cản đối với hàng nông sản của Mỹ xuất tới Trung Quốc.
Bức thư nhấn mạnh chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm của Mỹ cần cân nhắc việc người dân nước này đang phải gánh chịu thuế của cả Mỹ và Trung Quốc và Mỹ nên bãi bỏ các loại thuế quan làm phương hại tới lợi ích của người dân.
Hiện các doanh nghiệp Mỹ đang sốt ruột trước tiến độ rà soát chính sách thương mại và chính sách kinh tế khá chậm của chính quyền. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden gần như không đưa ra tín hiệu gì cho thấy sẽ thực thi Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1 ký với Trung Quốc hay sẽ mở rộng đàm phán. Phản hồi lại bức thư trên, phía Đại diện Thương mại Mỹ cho biết Washington đang rà soát chiến lược kinh tế với Trung Quốc để có thể đưa ra chính sách tốt nhất cho người dân, đặc biệt là nông dân và giới doanh nghiệp.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 5-8, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai gặp riêng đại diện một số doanh nghiệp lớn của Mỹ trong lúc dừng chân ở Seattle và ghi nhận nguyện vọng của họ. Bà Katherine Tai từng gọi mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là “không cân bằng”, không chỉ trong hoạt động kinh tế, mà còn về cơ hội và độ mở cửa thị trường với nhau.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán cho tới khi Washington chấp nhận thực thi thỏa thuận này. Đã xuất hiện một số dự đoán cho rằng việc rà soát chính sách kinh tế với Trung Quốc có thể sẽ kéo dài đến mùa thu năm nay. Mỹ cũng chưa quyết định có tiếp tục áp các loại thuế quan đang đánh vào khoảng 50% số hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc hay không.
Diễn biến này cho thấy 18 tháng sau khi ký kết, thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1 vẫn chỉ dừng lại ở một dạng thỏa thuận đình chiến, với việc hai bên không leo thang đối đầu, nhưng vẫn giữ trừng phạt thuế.
Thâm hụt thương mại tăng
Lý giải về nguyên nhân Chính phủ Mỹ chưa đưa ra tuyên bố về việc mở rộng đàm phán với Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Chad Bown thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson, người theo dõi sát sao thỏa thuận Thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1, cho rằng Bắc Kinh tỏ ra khá chậm chạp trong việc thực hiện cam kết mua thêm khoảng 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong 2 năm.
Tính đến tháng 6, dữ liệu từ Chính phủ Mỹ và Trung Quốc cho thấy sức mua của Bắc Kinh chưa đạt được 70% mục tiêu đề ra trong năm. Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại Trung Quốc với Mỹ – yếu tố quan trọng nhất khiến chính quyền Mỹ áp các lệnh trừng phạt, rào cản kinh tế với Bắc Kinh vẫn ở mức cao là 27,8 tỷ USD trong tháng 6, tăng 5,8% so với tháng 5.
Vài ngày trước khi các hiệp hội doanh nghiệp gửi yêu cầu kêu gọi chính phủ xem xét lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hãng tin Reuters cho biết Chính phủ Trung Quốc gửi tới các bệnh viện, công ty và đơn vị nhà nước một văn bản hướng dẫn về số lượng hàng nội địa bắt buộc phải có khi mua sắm hàng trăm trang thiết bị như máy chụp X-quang, thiết bị chụp cộng hưởng từ… Danh mục hướng dẫn mới tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có phần thiết bị y tế rất được Mỹ chú trọng.
Theo thỏa thuận giữa 2 nước đầu năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý tăng mua nhóm hàng này, ví dụ như thiết bị chụp cộng hưởng từ – vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Mỹ. Việc thực hiện các hướng dẫn mua sắm mới sẽ càng tạo thêm khó khăn cho cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ so với mức năm 2017.
Các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc
Theo nguồn tin riêng của tờ Wall Street Journal ngày 6/8, khoảng hơn 30 hiệp hội doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng mạnh nhất ở Mỹ đại diện cho nhiều ngành nghề, trong đó có ngành bán lẻ, sản xuất chip điện tử và nông nghiệp đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc và cắt giảm thuế quan nhập khẩu vì lợi ích kinh tế của chính nước Mỹ.
Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Các công ty nhập khẩu của Mỹ hiện phải chịu thuế quan cao đánh vào đồ điện tử, may mặc và nhiều hàng hóa khác của Trung Quốc mà các loại thuế này vẫn có hiệu lực cho tới khi nào phía Trung Quốc hoàn thành các cam kết của họ theo thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 ký với Mỹ năm 2020.
Trong bức thư gửi tới Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ngày 5/8, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Bắc Kinh cơ bản đã thực hiện các cam kết quan trọng trong thỏa thuận, trong đó có việc mở cửa thị trường cho các công ty tài chính của Mỹ và cắt giảm rào cản đối với hàng nông sản của Mỹ xuất tới Trung Quốc.
Bức thư có đoạn nhấn mạnh rằng chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm của Mỹ cần cân nhắc rằng người dân Mỹ đang phải gánh chịu thuế quan của cả Mỹ và Trung Quốc trên chính đất Mỹ và rằng Mỹ nên bãi bỏ các loại thuế quan làm phương hại tới lợi ích của người Mỹ.
Trao đổi với tờ Wall Street Journal, người phát ngôn của bà Tai cho biết hiện đang tiến hành rà soát chiến lược kinh tế với Trung Quốc để có thể đưa ra chính sách tốt nhất cho người dân Mỹ, đặc biệt là nông dân và giới doanh nghiệp. Phía Bộ Tài chính Mỹ hiện chưa hồi âm liên quan tới thư các hiệp hội doanh nghiệp gửi.
Các doanh nghiệp Mỹ hiện khá sốt ruột trước tiến độ rà soát chính sách thương mại và chính sách kinh tế khá chậm của chính quyền.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden gần như không đưa ra tín hiệu gì cho thấy sẽ thực thi thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 ký với Trung Quốc hay sẽ mở rộng đàm phán. Phía Trung Quốc thì có hàm ý với giới doanh nghiệp Mỹ rằng họ sẽ không đàm phán gì tiếp cho tới khi Washington chấp nhận thực thi thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
Một nguồn tin không nêu danh tính từ chính quyền của Tổng thống Biden cho biết việc rà soát chính sách kinh tế với Trung Quốc có lẽ sẽ kéo dài đến mùa thu năm nay. Phía Mỹ cũng chưa quyết định có tiếp tục áp các loại thuế quan đang đánh vào khoảng 50% số hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc hay không.
Ngày 5/8, bà Tai đã gặp riêng đại diện một số doanh nghiệp lớn của Mỹ trong lúc dừng chân ở Seattle và ghi nhận nguyện vọng của họ sớm thấy chính quyền rà soát xong các chính sách thương mại với Trung Quốc để có được bước đi tiếp theo, song cũng không để lộ ý định chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Chad Bown thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson, người theo dõi sát sao thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 cho rằng Bắc Kinh khá chậm chạp trong việc thực hiện cam kết mua thêm khoảng 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong thời gian hai năm.
Tuy nhiên, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Mỹ nên bắt đầu đàm phán các vấn đề hiện chưa đề cập ở thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Trung Quốc, ví dụ như trợ cấp của nhà nước, mua sắm chính phủ, an ninh mạng và thương mại kỹ thuật số.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...