Doanh nghiệp muốn thành công phải bắt kịp xu thế chuyển đổi “Tổ chức số”
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Chuyển đổi Số” đã không còn xa lạ đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thế nhưng, để trở thành một tổ chức chuyển đổi số thành công, đó vẫn còn là “ nút thắt” cần lời giải đáp?
Vì sao doanh nghiệp chậm chuyển đổi số?
Ngày nay, cùng với sự ra đời của hàng loạt những công nghệ hiện đại, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học (Machine Learning), Kết nối vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big data),… đã và đang mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn mới, trong việc hoạch định hướng đi, chiến lược cho riêng mình.
Việc chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp kịp thời thay đổi, thích nghi với các mô hình kinh doanh mới, xử lý thông tin, dữ liệu nhanh chóng vượt trội, cải thiện hiệu suất kinh doanh, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức.
Định hình thành một Tổ chức số sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động hơn trước sự thay đổi như vũ bão của công nghệ cũng như của nền kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều nhà quản trị doanh nghiệp chưa thực sự nhìn thấy rõ tầm quan trọng của việc áp dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật số hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, số ít tổ chức vẫn còn e ngại đến chi phí và thời gian cho việc chuyển đổi số, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống vận hành hiện hữu đã được đầu tư khá nhiều tiền và công sức trước đó.
Ứng dụng nhỏ – Hiệu quả lớn
Khách hàng là trung tâm của mọi mô hình kinh doanh, chính là lý do để doanh nghiệp thay đổi công nghệ. Một doanh nghiệp áp dụng công nghệ số sẽ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhạy hơn, liên tục đánh giá, dự báo được các nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ trải nghiệm để tăng hiệu suất bán hàng.
Video đang HOT
Sự phát triển luôn là mục tiêu cao nhất. Doanh nghiệp tái xác lập mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên mới, nếu không có sự thay đổi, đầu tư về công nghệ thì rất dễ dẫn đến sự tụt lùi. Bởi hiện nay cung nhiều hơn cầu là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các ngành công nghiệp.
Vấn đề Chuyển đổi số đang thực sự trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Cùng lúc, sự đổi mới là một nguyên tắc số tất yếu, vì công nghệ có thể biến điều không thể thành có thể. Thực tế, các doanh nghiệp đi trước “cuộc chơi” ứng dụng nguyên tắc số đã nhận ra tác động của thông tin, ảnh hưởng trực tiếp đến sự kết nối đến khách hàng, sự phát triển trong tương lai. Và đa phần, họ đều tuân thủ các nguyên tắc này để gia tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh.
Quá trình để trở thành Tổ chức số ?
Câu hỏi đặt ra làm thể nào để trở thành một “Tổ chức số” đúng nghĩa và thành công? Đây cũng chính là nội dung sẽ được đề cập trong Hội thảo với chủ đề “Becoming A Digital Organization” do Công ty CPTH Lạc Việt phối hợp cùng DellEMC tổ chức vào ngày 25/10 tại TP HCM tới đây.
Giải pháp SurePortal của Lạc Việt giúp nâng cao khả năng hoạt động của doanh nghiệp, quản lý toàn bộ thông tin, quy trình làm việc một cách nhanh nhạy hơn
Tổ chức số phải biết kết hợp các nguyên tắc số, tận dụng các lợi thế công nghệ vào chiến lược, mô hình kinh doanh và cả văn hóa công ty. Nguyên tắc số giúp tổ chức định hình hoạt động doanh nghiệp xoay quanh khách hàng, hướng đến sự tăng trưởng, tăng hiệu suất nhờ vào sự đổi mới.
Để giải quyết bài toán về xử lý, kết nối một lượng lớn dữ liệu, gia tăng tính tương tác, kết nối với khách hàng thường xuyên, chặt chẽ, đòi hỏi các tổ chức phải có một nền tảng kỹ thuật số (Digital Enterprise Platform) ổn định và đồng bộ. Không những thế, việc kết nối giữa các phòng ban, tối ưu hóa quy trình làm việc, gia tăng tương tác, trao quyền cho nhân viên, nâng cao chất lượng hình ảnh sản phẩm luôn đi liền với một cơ sở hạ tầng thông tin đủ thông minh, đủ mạnh.
Được biết, Lạc Việt là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp các giải pháp HCI (Hyper Converged Infrastructure) của DellEMC kết hợp cơ sở hạ tầng truyền thống (tính toán, mạng và lưu trữ) giúp nhiều tổ chức, doanh nghiệp đơn giản hóa việc quản lý dữ liệu, tăng hiệu năng và giảm chi phí vận hành ngày càng hiệu quả hơn.
Theo Tri Thuc Tre
Gỡ 'nút thắt' tiêu chí môi trường
Trong những năm qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới có 12 xã hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Đây chính là nút thắt cần tháo gỡ để Bắc Kạn có thể đảm bảo lộ trình về đích nông thôn mới trong năm 2018.
Xây dựng những mô hình tự quản để thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Theo thống kê toàn tỉnh Bắc Kạn mới chỉ có 12 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt hơn 40%; tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 60%.
Đến nay, chỉ có 6 xã được tỉnh đầu tư xây dựng mô hình đốt rác thải sinh hoạt, bao gồm: Cẩm Giàng, Quân Bình, (huyện Bạch Thông); Bình Trung, Rã Bản (huyện Chợ Đồn); Hảo Nghĩa, huyện Na Rì; Bình Văn (huyện Chợ Mới). Riêng huyện Ba Bể tự đầu tư xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt cho các xã Chu Hương, Hà Hiệu, Khang Ninh, Cao Thượng, đồng thời trang bị xe thu gom rác và thùng đựng rác...
Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Kạn Ngô Văn Viện, khó khăn lớn nhất trong thực hiện tiêu chí về môi trường của tỉnh Bắc Kạn chính là vấn đề thu gom và xử lý chất thải, nước thải.
Tại các địa phương trong tỉnh chất thải rắn chủ yếu được các hộ gia đình xử lý bằng hình thức đốt hoặc chôn lấp, nước thải sinh hoạt hay chăn nuôi chuồng trại được xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Việc xử lý rác thải chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, đổ thải lộ thiên hay đốt thô sơ nên không đảm bảo. Ở khu vực nông thôn, nhất là các thôn vùng cao, đa số các hộ chăn nuôi không xây chuồng trại hợp vệ sinh, nếu có thì chỉ che chắn tạm bợ. Thậm chí, một số nơi vẫn còn tình trạng nhốt gia súc, gia cầm ngay dưới gầm nhà sàn làm ô nhiễm môi trường sống, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Nhằm tháo gỡ "nút thắt" trong thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Hiện, tỉnh đang xây dựng Đề án "Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" giai đoạn 2017 - 2020 để các xã có cơ sở thực hiện.
Theo đó, tại các xã đăng ký về đích nông thôn mới trong năm 2018 là Giáo Hiệu, Bộc Bố, huyện Pác Nặm; Hà Hiệu, huyện Ba Bể; Đông Viên, huyện Chợ Đồn; Bình Văn, huyện Chợ Mới; Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; Tân Tiến, huyện Bạch Thông; Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, các địa phương này đang nỗ lực tuyên truyền vận động nhân dân đảm bảo thu gom xử lý tại chỗ; xử lý các nguồn nước thải, chất thải không để gây ô nhiễm môi trường; vận động các hộ xây dựng các công trình phụ trợ, nhà tiêu hợp vệ sinh, di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở... nhằm hoàn thành tiêu chí môi trường.
Để góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Kạn Ma Nhật Hoài cho biết, MTTQ các cấp phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép các nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Ở các khu dân cư, MTTQ các cấp tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường", vận động người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.
Trung Hiếu
Theo daidoanket
Quần áo vừa vặn, cá tính nhờ một nút thắt Quần áo rộng thùng thình có thể giúp bạn che đi một số khuyết điểm trên cơ thể nhưng nếu không biết cách phối thì chắc chắn những trang phục này sẽ là thảm họa. Nhiều chị em thích mặc đồ rộng nhưng lại cảm thấy khó chịu vì khá vướng víu và không làm tôn lên được vóc dáng của mình. Thật...