Doanh nghiệp mía đường chông chênh hồi phục
Sau nhiều năm suy giảm, lợi nhuận của các doanh nghiệp mía đường niêm yết đã phục hồi trong niên độ tài chính 2019/2020. Tuy vậy, triển vọng duy trì tăng trưởng đang chịu nhiều thách thức.
Lợi nhuận niên độ 2019/2020 tăng trưởng trở lại
Báo cáo tài chính quý IV niên độ tài chính 2019/2020 của CTCP Mía đường Sơn La (SLS) cho biết, dù doanh thu đạt 277,5 tỷ đồng, giảm 8,2% so với cùng kỳ niên độ trước đó nhưng nhờ giá vốn giảm đến 21,6% giúp lợi nhuận gộp thu về đạt gần 67 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Trong điều kiện các khoản chi phí tài chính, bán hàng và chi phí quản lý giảm nhẹ, còn doanh thu tài chính hầu như không đổi, lợi nhuận sau thuế của SLS đạt 57,95 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ.
Lũy kế cả niên độ, SLS đạt doanh thu 1.048 tỷ đồng, tăng 19,5% so với niên độ 2018/2019, vượt 21,3% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 119,3 tỷ đồng, tăng 88,8% và vượt 4,7 lần kế hoạch. Như vậy, SLS đã lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận sau 2 niên độ liên tiếp sụt giảm.
Chung kết quả tích cực, CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (SBT) cũng báo doanh thu tăng 30,5% trong quý IV niên độ 2019/2020, với 3.727.9 tỷ đồng. Lãi gộp tăng gấp 2,6 lần giúp lợi nhuận sau thuế trong quý đạt 224,6 tỷ đồng, gấp 7,6 lần cùng kỳ năm trước dù không còn khoản lợi nhuận tài chính đột biến như cùng kỳ niên độ trước.
Lũy kế cả niên độ, SBT đạt 12.850 tỷ đồng doanh thu và 504,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 18,4% về doanh thu và 43,4% về lợi nhuận so với niên độ trước.
Tại khu vực miền Trung, CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS) cũng ghi nhận mức tăng trưởng lãi sau thuế 51,3% trong quý cuối niên độ tài chính 2019/2020, bất chấp doanh thu giảm. Lũy kế toàn niên độ, lợi nhuận sau thuế của LSS đạt 21,7 tỷ đồng, gấp 16,6 lần con số 1,3 tỷ đồng của niên vụ trước.
Tại khu vực Tây Nguyên, CTCP Mía đường Kontum (KTS) báo lãi 962,6 triệu đồng sau thuế trong quý vừa qua, cải thiện so với mức lỗ 3,1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả niên độ, dù Công ty chỉ đạt gần 2 tỷ đồng lợi nhuận, giảm so với năm trước và chưa hoàn thành kế hoạch năm nhưng sự sụt giảm này chủ yếu do chi phí lãi vay tăng, trong khi lợi nhuận gộp thực tế vẫn tăng trưởng.
Nguồn lực dự trữ vẫn mỏng, phụ thuộc vào vay nợ
Biên lợi nhuận được cải thiện giúp lợi nhuận gia tăng trở lại, dòng tiền kinh doanh thặng dư giúp giảm áp lực lên dòng vốn là những tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp mía đường sau giai đoạn đầy khó khăn do giá đường sụt giảm và cạnh tranh khốc liệt từ đường ngoại nhập trong 2 năm trước đó.
Tuy vậy, ở chiều ngược lại, bức tranh tài chính của các doanh nghiệp đường vẫn có những điểm kém tích cực, như cấu trúc vốn có tỷ lệ nợ vay ở mức cao và nguồn tiền dự trữ mỏng.
ến cuối niên độ, ngoại trừ SBT, các doanh nghiệp còn lại như SLS, KTS, LSS đều không có nguồn tiền gửi ở các kỳ hạn trên 3 tháng. Thậm chí, số dư tiền và tương đương tiền cũng rất ít trong cơ cấu tài sản.
Như tại SLS, số dư tiền đến 30/6/2020 là 4,7 tỷ đồng, khá nhỏ so với quy mô tài sản 1.128 tỷ đồng. Dư nợ vay ngắn và dài hạn của Công ty lên tới 448,4 tỷ đồng, chiếm 40% nguồn vốn, chi phí lãi vay trong năm qua chiếm đến 30,5% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (chưa bao gồm hoạt động tài chính).
Tại LSS, số dư tiền và tương đương tiền các loại cuối niên độ là 32,7 tỷ đồng, cũng chỉ chiếm 1,47% tổng tài sản. Dù trong niên độ tài chính vừa qua, nợ vay của LSS có xu hướng giảm và đến cuối niên độ chỉ còn chiếm 19,4% cơ cấu vốn, giúp chi phí tài chính trong kỳ giảm 23,9% so với niên độ tài trước và góp phần tăng trưởng lợi nhuận, nhưng tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn lên đến 49,5%.
Video đang HOT
Hay tại KTS, tình hình cũng không khả quan hơn với chỉ 1,6 tỷ đồng tiền mặt trên gần 400 tỷ đồng tổng tài sản. Nợ vay chiếm đến 56,6% nguồn vốn, khiến chi phí lãi vay chiếm đến 86,1% – tức ăn gần hết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại.
SBT, doanh nghiệp có quy mô lớn nhất, nguồn lực dự trữ dồi dào nhất ngành cũng ghi nhận 623,4 tỷ đồng chi phí lãi vay trong niên độ tài chính vừa qua.
Trong khi đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (chưa gồm tài chính) là 555,3 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận của Công ty có đóng góp lớn từ doanh thu tài chính, chủ yếu là thanh lý các khoản đầu tư và chuyển nhượng quyền mua cổ phần, đóng góp từ lãi tiền gửi trong doanh thu tài chính khá thấp.
Tính đến cuối niên độ tài chính 2019/2020, dư nợ vay của SBT là 8.383 tỷ đồng (với 83% là các khoản vay ngắn hạn), chiếm 46,4% nguồn vốn. Tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh/chi phí lãi vay (CFO/lãi vay) chỉ 0,22 lần, giảm mạnh từ mức 2 lần của niên độ tài chính trước.
Việc nguồn lực dự trữ mỏng, nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào vay nợ với chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc chi phí là rủi ro khiến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp mía đường một mặt bị lãi vay ăn mòn đáng kể, mặt khác nhạy cảm với biến động lãi suất cũng như gặp khó khăn khi cần vốn để tái đầu tư.
Nhiều thách thức trước thềm niên vụ mới
Sau niên vụ 2018/2029 kinh doanh khó khăn khi giá đường có lúc rơi xuống mức thấp nhất 10 năm, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp mía đường cải thiện trong quý IV cũng như toàn niên vụ 2019/2020 được đánh giá có sự hỗ trợ của xu hướng hồi phục của giá đường.
Cụ thể, đến giữa tháng 2/2020, giá hợp đồng đường thô hợp đồng kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa ICE (Intercontinental Exchange) đã tăng khoảng 12% so với mức giá cuối năm 2019 và tăng gần 35% so với mức đáy tháng 9/2019, vươn lên vùng giá cao nhất 2 năm.
Sau cú lao dốc trong tháng 3 và đầu tháng 4/2020 do giá ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu rơi sâu, giá đường đã hồi phục trở lại từ cuối tháng 4/2020.
Giá đường thế giới đã phục hồi từ cuối tháng 4/2020 nhưng đà tăng bị e ngại thiếu bền vững.
Một số chuyên gia phân tích nhận định, động lực của sự phục hồi này là việc các nước nới dần lệnh phong tỏa trong phòng chống dịch đã kéo nhu cầu nhiên liệu cũng như nhu cầu đường đều tăng trở lại.
Tuy nhiên, bước sang niên vụ mới, xu hướng phục hồi của giá đường đang bị đánh giá là thiếu bền vững khi mà giá dầu có nguy cơ sẽ quay đầu giảm trong thời gian tới khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đồng minh (OPEC ) chưa có sự đồng thuận cho kế hoạch cắt giảm sản lượng dài hạn.
Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát với diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp tới nhu cầu tiêu thụ đường và giá đường.
Tại thị trường trong nước, lãnh đạo một doanh nghiệp mía đường đã từng chia sẻ, dịch bệnh và việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm đảm bảo kiểm soát dịch Covid-19 đã khiến lượng đường tiêu thụ của doanh nghiệp này trong 4 tháng đầu năm giảm tới 50% so với cùng kỳ 2019.
Thực tế, dù biên lợi nhuận trong xu hướng hồi phục, nhưng ngoại trừ SBT, doanh thu của các doanh nghiệp mía đường đều giảm trong quý IV niên độ tài chính vừa qua. iều này cho thấy ảnh hưởng đáng kể của dịch bệnh tới sản lượng tiêu thụ đường.
Áp lực cạnh tranh với đường nhập khẩu niên vụ tới sẽ khốc liệt hơn. Bởi sau khi trải qua đợt hạn hán khiến sản lượng đường giảm trong niên vụ 2019/2020, sản lượng đường của Thái Lan dự báo sẽ tăng mạnh trở lại trong niên vụ 2020/2021.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đánh giá, sản lượng đường toàn cầu trong niên vụ niên vụ 2020/2021 dự kiến sẽ tăng 13,1% so với niên vụ trước nhờ sản lượng đường của Brazil, Ấn ộ và Thái Lan – ba nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới – đều tăng.
Trong đó, dự kiến sản lượng đường của Thái Lan đạt được trong niên vụ 2020/2021 là 12,9 triệu tấn, tương đương các mức cao lịch sử, với lượng xuất khẩu dự kiến tăng lên 11 triệu tấn.
iều này một mặt tạo sức ép trực tiếp lên sự phục hồi của với giá đường thế giới, mặt khác gia tăng áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2020.
Bối cảnh kinh doanh nhiều khó khăn đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm cách cơ cấu lại tổ chức sản xuất, vùng nguyên liệu, tìm cách giảm giá thành đa dạng hóa sản phẩm để cải thiện năng lực cạnh tranh.
Kinh doanh thua lỗ, Apax Holdings vẫn rót thêm vốn vào chuỗi tiếng anh Igarten
Không chỉ kinh doanh thua lỗ, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Apax Holdings giảm mạnh. Thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn rót thêm vốn vào chuỗi tiếng anh Igarten.
Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (mã CK: IBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 242,4 tỷ đồng giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, giá vốn hàng bán trong kỳ tăng 42%, lên tới 243,7 tỷ đồng. Điều này đã khiến Apax Holdings lỗ gộp gần 1,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp đạt gần 115 tỷ đồng.
Trong kỳ Apax Holdings có doanh thu từ hoạt động tài chính không biến động nhiều so với cùng kỳ, đạt 448 triệu đồng, nhưng chi phí tài chính lên tới gần 14,8 tỷ đồng tăng cao gấp gần 2 lần so với cùng kỳ do gánh nặng chi phí lãi vay.
Ngoài ra, các chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng thêm 75% và 35% so với quý I/2019. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các chi phí nhân viên, chi phí thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác trong kỳ.
Vì vậy, kết quả trong kỳ Apax Holdings lỗ ròng hơn 170 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên kể từ khi công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán.
"Shark" Thuỷ- Chủ tịch HĐQT Apax Holdings
Không chỉ kinh doanh thua lỗ, trong quý này lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Apax Holdings giảm mạnh từ 530 tỷ đồng xuống chỉ còn 145 tỷ. Trong đó, tiền gửi ngân hàng giảm mạnh nhất từ 395 tỷ đồng xuống còn 6.753 triệu đồng.
Chi phí trả trước ngắn hạn cũng đột biến từ mức 39 tỷ lên tới gần 110 tỷ đồng, còn chi phí trả trước dài hạn giảm nhẹ.
Ngoài ra, các khoản phải thu tăng nhanh gấp đôi so với cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý I ghi nhận, khoản phải thu của Apax Holdings là 6,5 tỷ đồng. Đồng thời phát sinh thêm 250 tỷ đồng phải thu khác từ Chủ tịch Nguyễn Ngọc Thuỷ.
Tính đến cuối tháng 3/2020, lợi nhuận chưa phân phối của Apax Holdings âm 264 tỷ đồng.
Đề cập trong báo cáo thường niên 2020 vừa phát hành, Apax Holdings cho biết, lĩnh vực kinh doanh trong năm của công ty chủ yếu bao gồm: Dịch vụ đào tạo tại các trung tâm tiếng Anh; Hoạt động dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn tiếp xúc thương mại, giới thiệu khách hàng. Trong đó, doanh thu của công ty đến từ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục chiếm đến 90%.
Tuy nhiên, thảm họa dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến hoạt động kinh doanh của các công ty con là Apax English, Igarten bị ảnh hưởng nặng nề, học viên không thể đến lớp để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy các công ty con đã đẩy mạnh hoạt động giáo dục online và đang nỗ lực duy trì hoạt động nhưng vẫn khiến Apax Holdings thua lỗ lần đầu từ khi niêm yết.
Công ty cũng nhận định với việc Bộ GD&ĐT phê duyệt cho học sinh các cấp nghỉ học từ tháng 2 đến hết tháng 4/2020, hoạt động của toàn chuỗi Apax Holdings bị ảnh hưởng trực tiếp trong quí I và quí II năm nay.
Hiện nay, một trong những vấn đề đang khiến giới đầu tư lo ngại, lại chính là tốc độ "phình to" quá nhanh của Công ty này.
Apax English thành lập từ năm 2012 với vốn ban đầu 3 tỷ đồng. Năm 2016, công ty trở thành công ty đại chúng với mức vốn hơn 63 tỷ đồng và phát hành tăng vốn gấp 5 lần ngay trong năm, lên mức 313 tỷ đồng. Chỉ chưa đầy 1 năm sau, công ty đã tiếp tục tăng vốn để đạt mức hơn 688 tỷ đồng. Như vậy, tính từ ngày thành lập, trong khoảng thời gian 6 năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vốn điều lệ của Apax Holdings đã tăng gấp hơn 200 lần.
Tăng vốn do nhu cầu thực tế trong quá trình phát triển của doanh nghiệp là các hoạt động bình thường trong kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài vấn đề quản trị doanh nghiệp sẽ gia tăng sự phức tạp theo quy mô tăng vốn, doanh nghiệp cũng chịu áp lực lớn vì lợi nhuận bị pha loãng do độ trễ trong hiệu quả của các phương án đầu tư.
Trong cuộc họp ĐHĐCĐ năm ngoái, khi nhìn vào kết quả kinh doanh, một cổ đông đã bày tỏ lo ngại tăng trưởng "nóng" của các trung tâm tiếng anh - mảng hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Số lượng trung tâm Apax English mở mới của công ty tăng hơn 2 lần, từ 25 lên 55 cơ sở trong năm 2017 và đưa ra dự kiến tiếp tục tăng "nóng" từ 55 lên 100 trung tâm trong năm 2018.
Hơn nữa, chỉ tiêu kinh doanh 2018 được công ty đề ra rất thận trọng, trong đó doanh thu dự kiến tăng 18% lên mức 1.563 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 6% đạt 130 tỷ đồng. Cổ đông cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của các trung tâm.
Trong tài liệu đại hội gửi tới cổ đông, tờ trình về phân phối lợi nhuận năm 2017 của Egroup không xuất hiện. Cổ đông chỉ có thể nghe tờ trình này khi một lãnh đạo công ty đọc nội dung, tại đại hội.
Việc gia tăng nhanh chóng về số lượng trung tâm cũng khiến cho IBC đối mặt với rủi ro trong khâu tuyển chọn giáo viên. Giáo viên dạy tiếng Anh của IBC chủ yếu là người nước ngoài, được tuyển dụng thông qua một công ty tại Hoa Kỳ và trải qua quá trình đào tạo của Tập đoàn Chungdahm (Hàn Quốc) trước khi được cử sang Anh Ngữ Apax thực hiện công tác giảng dạy. Như vậy quy trình tuyển dụng giáo viên phụ thuộc vào bên thứ 3, tiềm ẩn rủi ro cho IBC khi tốc độ tăng trưởng số lượng trung tâm tiếng Anh ngày càng nhanh.
Thấy rõ, ngay từ đầu, tham vọng vươn tầm của IBC đã không suôn sẻ bởi những "va vấp" trong các hoạt động đầu tư. Đơn cử là kế hoạch đầu tư góp vốn thành lập CTCP Học viện đào tạo Apax tại Ba Vì (Hà Nội). Dự kiến dự án này hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động trong năm 2018. Theo dự kiến ban đầu, IBC sẽ đầu tư góp 51-70% vốn điều lệ, nhưng thực tế đến ngày 30-9 việc đầu tư vẫn chưa được thực hiện do thiếu vốn. Tuy nhiên, theo nhận định của giới đầu tư, yếu tố vốn chỉ là một phần của sự chậm trễ. Do đây là dự án kinh doanh giáo dục đi kèm kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, trong khi thế mạnh của HĐQT IBC là giáo dục nên không tránh khỏi sai sót trong khâu phân tích, dự báo.
Bên cạnh đó, IBC có kế hoạch sở hữu một số công ty tại nước ngoài với tỷ lệ góp vốn 30-49% vốn điều lệ tại Australia, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan trong 4-5 năm đầu tiên, sau đó có thể tiến tới sở hữu 51% vốn điều lệ trong các năm tiếp theo. Thế nhưng, kế hoạch này cũng diễn ra chậm hơn dự kiến do IBC vẫn đang trong quá trình tham vấn các vấn đề về quy trình thủ tục pháp lý khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài.
Trong khi chính sách tăng độ phủ sóng chưa mang lại kết quả như mong đợi, IBC lại đang đối mặt với rủi ro pha loãng cổ phiếu sau những đợt tăng vốn nóng. Việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo ra một áp lực lớn lên khả năng sinh lời và cổ tức của doanh nghiệp. Trên thị trường chứng khoán hiện tại, IBC đang dao động quanh mức giá 23-24 nghìn đồng/cổ phiếu, sụt giảm sâu so với những ngày đầu chào sàn. Nhìn vào lịch sử chi trả cổ tức cho thấy doanh nghiệp này chưa 1 lần chi trả tiền mặt. Hơn nữa, nhìn vào lịch sử giao dịch, hầu như toàn người nhà của Hội đồng quản trị bán ra cổ phiếu IBC mà lần mua thì đếm trên đầu ngón tay khiến nhà đầu tư đau đầu đoán tín hiệu. Thực tế, cổ đông nội bộ là người nắm rõ thông tin về doanh nghiệp, nên khi họ đăng ký bán cổ phiếu, nhiều nhà đầu tư đặt ngay câu hỏi, lý do bán là gì?
Và như vậy, thị trường tiếng anh cho trẻ em có vẻ như vẫn còn đang bỏ ngỏ khi nhìn vào các con số tăng trưởng như vũ bão của Apax English. Với cách làm như hiện tại, sau khi Apax Holding hoàn tất việc rót vốn rồi hợp nhất Apax English thì đây chính là con đường niêm yết cửa sau cho Apax English thông qua Apax Holding. Apax English như "con Át chủ bài" của Apax Holdings. Tăng vốn thành công hay không và đồng vốn có thực sự phát huy hiệu quả kinh doanh hay không phụ thuộc nhiều vào chuỗi tiếng Anh trẻ em đang lớn rất nhanh này.
Vào cuối năm ngoái, CTCP Đầu tư Apax Holdings (HOSE: IBC) nâng sở hữu tại CTCP Anh Ngữ Apax từ 68.91% lên 76.69% bằng việc IBC sẽ mua 6.6 triệu cp Anh Ngữ Apax từ Chủ tịch IBC - ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) với giá 53,000 đồng/cp, tương ứng giá trị thương vụ xấp xỉ 350 tỷ đồng. Mức định giá kể trên được phía IBC cho biết là theo kết quả định giá của Công ty TNHH PwC Việt Nam.
Đáng nói hơn, có vẻ như toàn bộ nguồn tiền tài trợ cho đợt mua lại cổ phần sẽ được IBC vay từ chính Anh Ngữ Apax. Theo đó, Ban lãnh đạo IBC đã phê duyệt việc vay vốn từ Anh ngữ Apax với hạn mức tối đa 350 tỷ đồng (kỳ hạn 1 năm và lãi suất bằng lãi suất cho vay 12 tháng của ngân hàng BIDV). Thời điểm vay là ngay trong tháng 12/2019.
Tính đến cuối tháng 9/2019, IBC đã đầu tư (ghi nhận giá gốc) tổng cộng gần 931 tỷ đồng vào Anh Ngữ Apax. Khoản lợi thế thương mại phát sinh (ghi nhận tại BCTC hợp nhất quý 3/2019 của IBC) tại ngày 30/09 liên quan đến việc mua Anh Ngữ Apax là hơn 440 tỷ đồng.
Ngoài thông tin về thương vụ mua lại Anh Ngữ Apax, trong Nghị quyết công bố ngày 30/12, HĐQT IBC cũng đã phê duyệt các nội dung chính trong hợp đồng hợp tác với đối tác Firbank Grammar School (Australia) về giấy phép, bản quyền, thiết kế xây dựng, phí và các điều kiện liên quan để xây dựng trường liên cấp Firbank tại Việt Nam.
Lợi nhuận doanh nghiệp mía đường toả sáng, cổ phiếu được dịp bứt phá Kết quả quý 2 niên độ 2019 - 2020 khả quan khiến nhóm cổ phiếu ngành mía đường bứt phá mạnh trong tuần giao dịch 10-14/2. Tuy vậy trong nửa niên độ còn lại, ngành mía đường được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn,... * Các doanh nghiệp trong nhóm mía đường có niên độ tài chính bắt đầu từ 1/7 -...