Doanh nghiệp loay hoay với biến động chính sách ngoại tệ
Kết quả kinh doanh quý I và cả năm 2016 của nhiều DN có nợ vay ngoại tệ, các DN có quan hệ vay mượn ngoại tệ lâu nay sẽ chịu tác động lớn từ biến động tỷ giá, cũng như các chính sách liên quan đến cho vay ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/4/2016.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đã phản ánh kết quả kinh doanh quý I của DN với con số lỗ ròng lên tới 157 tỷ đồng.
Xét về hoạt động kinh doanh chính, doanh thu quý I của PPC giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.707 tỷ đồng do giá bán điện bình quân quý I/2016 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015. Giá vốn hàng bán biến động giảm cùng chiều với doanh thu, tỷ lệ giảm gần 12% về 1.654 tỷ đồng. Doanh thu giảm, tuy nhiên giá vốn giảm ít hơn doanh thu khiến lợi nhuận gộp có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, chỉ đạt 53 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lợi nhuận gộp lên tới 134 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận gộp cùng với doanh thu tài chính gần 98 tỷ đồng không thể bù đắp khoản chi phí tài chính lên tới 285 tỷ đồng của PPC trong kỳ. Trong đó, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá mà PPC phải ghi nhận gần 262 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, trong quý I/2016, PPC ghi nhận con số lỗ ròng lên tới gần 157 tỷ đồng, trong khi quý I/2015 đạt lãi ròng gần 52 tỷ đồng.
Đến thời điểm ngày 31/3/2016, số dư nợ vay của hợp đồng vay dài hạn của EVN (vay lại hợp đồng vay vốn của JBIC) còn lại là 22,2 tỷ JPY. Đây chính là khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu đến việc trích lập chi phí chênh lệch tỷ giá của PPC trong thời gian qua.
Trên sàn niêm yết, khá nhiều DN sẽ chịu tác động tương tự PPC khi có khoản vay ngoại tệ lớn, đơn cử như CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau, CTCP Nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2, CTCP Nhiệt điện Bà Rịa…
Không chỉ các DN vay nợ ngoại tệ lớn, tác động từ quy định, kể từ ngày 1/4/2016, các ngân hàng không còn được cho vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tác động lớn đến các DN, bởi lãi suất vay ngoại tệ trước đây thường chỉ bằng một nửa lãi suất vay VND. Như vậy, chi phí tài chính của nhiều DN sẽ đội lên gấp đôi so với trước đây.
Video đang HOT
Đại diện CTCP Tập đoàn Minh Phú cho biết, lâu nay họ vẫn vay ngoại tệ của một số ngân hàng với lãi suất khoảng 3-4%/năm, sau đó đổi ra tiền đồng để thanh toán việc mua nguyên liệu trong nước. Là DN xuất khẩu tôm, nên Minh Phú luôn có nguồn thu ngoại tệ để trả các ngân hàng sau đó.
Việc vay ngoại tệ đã giúp DN tiết kiệm không ít chi phí tài chính. Tuy nhiên, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, Công ty không còn được vay USD để đổi ra tiền đồng nữa. Trong khi đó, lãi suất tiền đồng lại cao gấp đôi so với lãi suất vay USD, dẫn đến chi phí vay vốn tăng lên, từ đó làm giá thành hàng hóa của Công ty bị đội lên, giảm khả năng cạnh tranh.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, chủ tịch một DN lớn cho biết, hiện có rất ít DN thực hiện được chính sách vay USD với các ngân hàng. Họ phải thỏa mãn nhiều điều kiện khắt khe như có nguồn USD về bán cho ngân hàng đủ tương ứng với nguồn DN đã vay. Quan trọng hơn, tín nhiệm của ngân hàng đối với DN phải ở mức rất cao, dựa trên khả năng trả nợ, dòng tiền tốt…
Không có năng lực tốt như những DN nọ, tổng giám đốc một công ty chuyên kinh doanh hàng thực phẩm rất lo lắng. Chi phí tài chính tăng, buộc công ty phải tính đến việc tăng giá bán sản phẩm, nhưng nếu không tính toán kỹ sẽ mất thị phần vào tay các đối thủ nước ngoài, bởi họ đang có lợi thế vốn vay rẻ khi xuất hàng cùng nước sở tại vào Việt Nam.
Thách thức này cũng được ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch CTCP Đầu tư và thương mại TNG nhấn mạnh rằng, lãi suất tiền đồng mà các DN dệt may như TNG đang được ngân hàng áp dụng là 7-8%/năm. trong khi lãi suất vay vốn của các đối thủ đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc chỉ bằng non nửa.
Thủy Nguyễn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lãnh đạo ngành nào hưởng lương cao nhất trên thị trường Việt Nam?
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự Quý 1/2016 có hai vị trí lương cao nhất thuộc về lãnh đạo cấp cao của ngân hàng thương mại cổ phần hoặc công ty dịch vụ.
Mới đây, Navigos Search, công ty hàng đầu Việt Nam về tuyển dụng nhân sự đã công bố báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong Quý 1/2016. Qua báo cáo, có thể thấy nhu cầu tuyển dụng lãnh đạo trung và cao cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều biến động đáng chú ý.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong Quý 1/2016 có nhiều biến động. (ảnh: ITN).
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao tăng trưởng mạnh
Các yêu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung liên quan đến lĩnh vực sản xuất và công nghiệp đứng vị trí đầu tiên với 29%. Tiếp theo là lĩnh vực Bán lẻ và Hàng tiêu dùng chiếm 16% và Ngân hàng - Bảo hiểm - Chứng khoán - Dịch vụ tài chính đứng thứ 3 với 12%. Các công việc cần tuyển nhiều nhất liên quan đến bán hàng & tiếp thị, kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư điện/điện tử, nhân sự...
Tháng 3 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tăng gần 50% so với tháng 1 và tăng 60% so với tháng 2. So với quý 1 năm ngoái, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Navigos Search tăng 48%.
Đặc biệt, trong Quý 1/2016, Navigos Search nhận được nhiều yêu cầu tuyển dụng từ các tập đoàn Việt Nam tìm kiếm các vị trí quản lý cấp cao. Điểm chung của các tập đoàn này là mong muốn phát triển một cách chuyên nghiệp sau một thời gian dài áp dụng các mô hình quản lý mang tính gia đình. Các tập đoàn này sẵn sàng trả lương cao để "chiêu mộ nhân tài" người Việt, kể cả người Việt từ nước ngoài về làm việc.
Ngành Đồ uống-Nước Giải khát và ngành Dịch vụ Vận biến động mạnh
Quý 1/2016 ghi nhận có sự biến động mạnh đối với các vị trí quản lý cấp cao trong ngành Đồ uống và Nước Giải khát và ngành Dịch vụ Vận chuyển. Thị trường trong lĩnh vực Đồ uống & Nước giải khát ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ khi xuất hiện ngày càng nhiều các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường. Nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp trong các tập đoàn này được thay thế bằng các lãnh đạo người nước ngoài được được điều chuyển từ tập đoàn mẹ sang.
Điều này cũng xảy ra tương tự với ngành Dịch vụ Vận chuyển khi có nhiều thay đổi ở các vị trí lãnh đạo cấp cao và đều được thay thế bởi các lãnh đạo người nước ngoài được điều chuyển từ trong nội bộ tập đoàn.
Khan hiếm nhân sự lĩnh vực công nghệ số ngành ngân hàng và kỹ sư cầu nối
Trong khi việc khan hiếm các kỹ sư cầu nối vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi tiếng Nhật không còn là câu chuyện mới và vẫn tiếp tục khan hiếm ứng viên thì các vị trí liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng kỹ thuật số (Digital banking) đang được nhiều ngân hàng tìm kiếm.
Việc tìm kiếm ứng viên trong lĩnh vực này không dễ dàng vì đây là lĩnh vực vẫn còn mới tại Việt Nam. Chính vì vậy, các ứng viên liên quan đến digital trong mảng thương mại điện tử cũng đang được ưu tiên nằm trong "tầm ngắm" của những ngân hàng đang hoặc sẽ triển khai digital banking.
Lương cao nhất quý thuộc về lãnh đạo ngành Ngân hàng và Dịch vụ
Trong quý này, hai vị trí lương cao nhất thuộc về các vị trí lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng thương mại cổ phần và một công ty dịch vụ với mức lương trên 200 triệu đồng/tháng.
Các vị trí lương cao tiếp theo từ 100 triệu đến 145 triệu đồng/tháng đều thuộc lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ, Thương mại và Ngân hàng.
Theo_VOV
Sẽ cho tỷ giá "bò trườn" để "chặt" đầu cơ Cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn đã được Ngân hàng Nhà nước hé lộ. Theo đó, tỷ giá có thể lên xuống theo ngày, thay vì cách giữ cố định trong thời gian khá dài như hiện nay. Cơ chế tỷ giá mới sẽ linh hoạt, tỷ giá có thể thay đổi hàng ngày với sự kiểm soát...