Doanh nghiệp lác đác chào sàn
Sau những tháng cuối năm 2019 hút được nhiều hồ sơ đăng ký niêm yết, cả hai sàn chứng khoán đều đang trầm lại. Dù vậy, vẫn có những tín hiệu sáng khi doanh nghiệp lựa chọn niêm yết từ nhu cầu tự thân và đáp ứng yêu cầu trong các quy định của cơ quan quản lý.
Không nhiều doanh nghiệp chào sàn
Cổ phiếu DNT của Công ty cổ phần Du lịch Đồng Nai (DongNai Tours) sẽ chào sàn UPCoM với giá 11.100 đồng/cổ phiếu từ ngày 24/2. Thông báo này vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố hồi trung tuần tháng này, giữa thời điểm những lo ngại về tác động khó lường của dịch Covid-19 chưa lắng xuống. Trong đó, du lịch, vận tải cùng nhiều ngành hàng được dự báo sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Sở hữu 2 khách sạn, 2 nhà hàng cùng một trung tâm thương mại tổng hợp tại Đồng Nai, kết quả kinh doanh của DongNaiTours ít nhiều chịu ảnh hưởng. Khi lên kế hoạch năm 2020, Công ty cũng thận trọng đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 11,4% và 15,9% so với năm trước. Dù cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp khá cô đặc với 84,33% vốn nằm trong tay 2 tổ chức và khoảng 1,1 triệu cổ phiếu tự do chuyển nhượng, quyết định đưa cổ phiếu lên sàn của DongNaiTours vẫn được đánh giá là khá dũng cảm.
DongNai Tours là một trong 5 doanh nghiệp dự kiến lên sàn UPCoM tháng 2 này, bên cạnh Hanel, Trung tâm Giống nông – lâm nghiệp Quảng Nam, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và một doanh nghiệp chuyển sàn là Agifish.
Còn trên hai sàn niêm yết, tình hình ảm đạm hơn. Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, mới có Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ( Vinafor) chuyển sàn sang giao dịch trên HNX và Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu gửi hồ sơ niêm yết trên HoSE hôm 3/2. Dược Trung ương Mediplantex (MED) và Thực phẩm Bích Chi là 2 doanh nghiệp đã nhận được quyết định chấp thuận niêm yết của HNX từ cuối tháng 12/2019, nhưng vẫn đang nán lại, chưa chốt ngày chào sàn.
Sau 2 năm thăng hoa với tổng cộng 65 doanh nghiệp niêm yết mới, số doanh nghiệp niêm yết trên HoSE năm 2019 đã xuống thấp kỷ lục. Riêng ngành ngân hàng, kể từ sau thời điểm VN-Index đạt đỉnh 1.210 điểm giữa tháng 4/2018, cả 3 sàn mới chỉ đón thêm Techcombank (HoSE) và VietBank (UPCoM).
Tín hiệu lạc quan trở lại khi VN-Index vượt mốc 1.000 điểm sau nhiều lần bất thành trước đó. Hai sở giao dịch cũng nhận được nhiều hồ sơ đăng ký niêm yết trong quý IV/2019. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đã tổ chức các buổi giới thiệu cổ phiếu tới các nhà đầu tư hồi cuối năm ngoái. Trước đó, từ cuối tháng 11/2018 đến trung tuần tháng 10/2019, không có một hồ sơ nào gửi về HoSE.
Nhu cầu từ tự thân doanh nghiệp
Video đang HOT
Theo chia sẻ của đại diện Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu, lý do doanh nghiệp này lựa chọn niêm yết xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, không vì thị trường. Thị trường thuận lợi có thể tốt hơn, nhưng điều quan trọng là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch cao hơn với các cổ đông.
Dù số lượng nộp hồ sơ mới chưa nhiều, nhưng không ít tổ chức lớn đã gửi và đang trong giai đoạn chờ phê duyệt hồ sơ như Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB), Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC), ThaiHoldings, Công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVIRe)…
Một số doanh nghiệp khác cũng đã đánh tiếng về kế hoạch niêm yết từ cuối năm 2019. Gần đây, trong chương trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 vừa công bố, Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings đã đề cập kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn. Công ty đại chúng này đang sở hữu 48% vốn của Nhựa xanh An Phát (mã AAA) và hơn 55% vốn Nhựa Hà Nội (mã NHH).
Ngoài ra, năm 2020 là thời điểm đặc biệt khi là hạn chót cho kế hoạch lên sàn của các ngân hàng. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã đặt mục tiêu hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán vào cuối năm nay. Mục tiêu này đã rất gấp, bởi nếu không tính các ngân hàng đăng ký giao dịch trên UPCoM, hiện mới chỉ có 13 ngân hàng niêm yết trên HoSE và HNX.
Cùng với đó, sự rốt ráo của cơ quan quản lý trong việc thúc các doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn chứng khoán năm vừa qua được kỳ vọng sẽ làm tăng nguồn cung cho thị trường. Đến đầu tháng 9/2019, danh sách các doanh nghiệp này vẫn còn đến 755 đơn vị. DongNai Tours, doanh nghiệp lên sàn đầu tuần sau, cũng là một đơn vị nhà nước được cổ phần hóa từ năm 2005.
“Sẽ cần cân nhắc lựa chọn thời gian hợp lý trong năm”, lãnh đạo một doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính đã nộp hồ sơ niêm yết thừa nhận khi đề cập ảnh hưởng của diễn biến thị trường gần đây. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn sẽ cố gắng để thực hiện theo lịch trình đã đề ra.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Vinafor thắng kiện hủy nghị quyết của Formach
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) đạt được phán quyết của tòa án tuyên bố hủy bỏ các nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường lần 2, lần 3, lần 4 năm 2017 của Công ty cổ phần Formach phần nội dung về tăng vốn điều lệ.
Theo Báo cáo tài chính năm 2018, Vinafor sở hữu 27,78% vốn điều lệ của Formach (có trụ sở tại thị trấn Văn Điển, Hà Nội). Tiền thân của Formach là Công ty Cơ khí lâm nghiệp, chuyên chế tạo máy gia công gỗ, máy công nghiệp.
Năm 2017, Formach liên tiếp tổ chức 4 ĐHCĐ bất thường và ban hành 6 nghị quyết. Theo đó, năm 2017, Formach thực hiện phát hành thêm hơn 1,3 triệu cổ phần, tăng vốn điều gấp đôi, từ 13 tỷ đồng lên 26 tỷ đồng. Tiền tăng vốn sẽ được sử dụng để bổ sung vốn pháp định cho hoạt động kinh doanh bất động sản và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Công ty.
Cho rằng việc triệu tập ĐHCĐ bất thường của CTCP Formach vi phạm quy định về trình tự thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp, Vinafor đã đề nghị tòa án hủy bỏ các nghị quyết này.
Cụ thể, trong các thông báo mời họp ĐHCĐ bất thường lần 2, 3, 4 của Formach cho Vinafor đều không có địa chỉ trụ sở chính công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ cổ đông.
Formach cũng không gửi kèm theo phiếu biểu quyết sử dụng tại đại hội, không ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu trên trang thông tin điện tử và không gửi theo phương thức bảo đảm.
Việc tổ chức ĐHCĐ đã vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục quy định tại Điều 139, Điều 170 - Luật Doanh nghiệp.
Tại thời điểm tăng vốn điều lệ, Formach là công ty đại chúng, nhưng không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để được chấp thuận tăng vốn theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
Ngoài ra, báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016 của Formach trình ĐHCĐ bất thường lần thứ 4 đều là các báo cáo chưa được kiểm toán, trái với quy định tại Điều 170 - Luật Doanh nghiệp.
Về phía Formach, doanh nghiệp cho rằng đã thực hiện đúng trình tự thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHCĐ theo quy định pháp luật. Về việc tăng vốn, phương án tăng vốn được đưa ra ĐHCĐ gồm 3 phương án: Chào bán cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ đông riêng lẻ, phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Formach đã trình ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT được lựa chọn 1 trong 3 phương án để tiến hành tăng vốn.
Tuy nhiên, HĐQT Công ty chưa lựa chọn phương án tăng vốn, chưa thực hiện việc tăng vốn, nên chưa vi phạm các điều luật mà Vinafor trích dẫn.
Nghị quyết ĐHCĐ chỉ là thông qua chủ trương tăng vốn, cụ thể sẽ còn phải đưa ra ĐHCĐ và khi đó mới làm thủ tục tăng vốn theo quy định của pháp luật.
Tại phiên xử, cho rằng Formach chưa tuân thủ đúng các quy định về trình tự, thủ tục triệu tập ĐHCĐ, tòa án quyết định chấp nhận yêu cầu hủy bỏ các nghị quyết ĐHCĐ bất thường lần 2, 3, 4 của Formach.
Được biết, Vinafor thành lập năm 1995 trên cơ sở sáp nhập 10 tổng công ty trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và được cổ phần hóa năm 2016.
Vinafor có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, cổ đông nhà nước nắm 51%, Tập đoàn T&T nắm giữ 40%. Vinafor hoạt động chính trong lĩnh vực trồng, bảo vệ rừng và chế biến lâm sản với quy mô hoạt động trên toàn quốc.
Theo thông tin công bố khi chào bán cổ phần ra công chúng, Vinafor quản lý, sử dụng nhiều khu đất có giá trị, trong đó riêng đất đứng tên Công ty mẹ là khoảng 45.000 ha.
Vinafor còn có một số liên doanh với nước ngoài như liên doanh sản xuất xe máy với Yamaha.
Vừa qua, cổ phiếu VIF của Vinafor được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết từ ngày 3/2/2020, giá chào sàn là 21.700 đồng.
Được biết, Vinafor đã đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ năm 2017. Cổ đông của Vinfor từng nhiều lần chất vấn Công ty về vấn đề chuyển sàn niêm yết tại các kỳ đại hội.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2019, Vinafor đạt doanh thu 1.296 tỷ đồng, giảm 7,4%; lợi nhuận sau thuế gần 385 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ 2018 và mới hoàn thành hơn 44% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Đáng chú ý, theo Báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán, Vinafor có khoảng 2.500 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 12 tháng.
Tinnhanhchungkhoan.vn
Doanh nghiệp nắm 30% cổ phần của Yamaha Việt Nam chuẩn bị "chuyển nhà" sang HNX Vinafor hiện có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, tương ứng 350 triệu cổ phiếu đang lưu hành trong đó Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất nắm giữ tới 51% cổ phần. Ảnh minh họa. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây cho biết, đã nhận được bộ hồ sơ đăng...