Doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất
Do bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp mong muốn, lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ giảm mạnh hơn nữa để hỗ trợ sản xuất.
Bước sang tháng 5, các ngân hàng vẫn tiếp tục theo xu hướng giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, kích cầu sản xuất.
4 ngân hàng có vốn nhà nước là Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV giảm từ 1,5 – 2%/năm với hàng chục ngàn tỷ đồng tín dụng ưu đãi.
Cùng với đó, ngân hàng HDBank cũng tung thêm gói 10.000 tỷ đồng, lãi vay giảm 2 – 4%/năm cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ; Ngân hàng Nam A Bank giảm thêm 2 – 2,5%/năm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất. (Ảnh minh họa: KT)
Video đang HOT
Giảm lãi suất cho vay là động thái tích cực của các ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, sau khi trải qua thời kỳ khủng hoảng vì Covid-19, do không có nguồn thu cho nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp rơi vào tình cảnh lao đao, cạn kiệt nguồn vốn.
Nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai thủ tục để được hưởng các chính sách hỗ trợ, chủ động làm việc với ngân hàng, đề xuất giãn trả nợ gốc và giảm lãi suất vốn vay từ nay đến hết năm. Các chính sách này đã phần nào giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn về tài chính, dòng tiền nhằm khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có chính sách khác nhau, không có sự thống nhất để áp dụng chung cho tất cả các đối tượng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ công bố sớm nhất, hàng loạt ngân hàng đồng loạt đăng ký tham gia với lãi suất cho vay cam kết thấp hơn 0,5 – 1% mức thông thường. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cho biết, vẫn khó tiếp cận dòng vốn hỗ trợ này do ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp vay theo đúng tiêu chuẩn thông thường thay vì tình huống dịch bệnh và vẫn đòi tài sản thế chấp. Nếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm hay không chứng minh được thiệt hại và dòng tiền trả nợ, khó có thể tiếp cận gói tín dụng này để duy trì hoạt động.
Anh Hoàng Tấn Minh, chủ một xưởng sản xuất đồ nội thất ở Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, xưởng phải ngừng hoạt động một thời gian dài do dịch bệnh nên hiện thiếu vốn nghiêm trọng. Do là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ nên rất khó có thể tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, sự kỳ vọng vào dòng vốn này là rất mong manh. Vậy nên, anh mong muốn các ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hết sức khó khăn như hiện nay.
Đồng quan điểm, chị Lê Thu Trang, chủ một công ty may tư nhân ở Đông Anh cho hay, vài tháng nay, do phải “án binh bất động”, công ty ngừng sản xuất hoàn toàn nên không có thu nhập, trong khi vẫn phải thanh toán tiền thuê mặt bằng với số tiền là 18 triệu đồng/tháng. Hết thời điểm giãn cách, công ty bắt đầu hoạt động trở lại nhưng sản phẩm làm ra tiêu thụ rất chậm. Một loạt các khoản chi phí như: tiền thuê xưởng, tiền điện nước, tiền lương nhân công… đã “đè nặng” lên “đôi vai” vốn đang rất yếu ớt của doanh nghiệp. Không còn cách nào khác, doanh nghiệp vẫn phải vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động.
Chị Trang cho biết thêm, mặc dù các ngân hàng đã có chính sách giãn, giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng trong tình cảnh như hiện nay, việc giảm lãi suất vẫn “như muối bỏ bể”. Chị Trang mong rằng, các ngân hàng sẽ có chính sách giảm mạnh lãi suất cho vay để giúp doanh nghiệp qua cơn “bĩ cực” này…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho hay, NHNN đã có phương án điều hành lãi suất phù hợp, thời gian tới sẽ xem xét để giảm tiếp các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu… Đồng thời, sẽ điều hành chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục kinh tế sau dịch, sẵn sàng can thiệp, đảm bảo ngoại tệ và cam kết cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Quyết định về lãi suất điều hành, trong đó giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5% xuống 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 3,5% xuống 3%/năm, lãi suất OMO giảm từ 3,5% xuống 3%/năm, trần lãi suất tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75% xuống 4,25%/năm,…
Việc hạ lãi suất này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng huy động được nguồn vốn với chi phí thấp hơn, từ đó có thể hỗ trợ giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp. Với việc giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, NHNN cho biết, đã cân nhắc mức giảm để vẫn đảm bảo huy động được tiền trong dân, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng./.
Khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ
Không chờ diễn ra như kế hoạch của phiên họp thường kỳ tháng 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã có buổi họp sớm 12 ngày để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo đề nghị của Chính phủ. Trên cơ sở nhất trí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về gói hỗ trợ an sinh xã hội với quy mô lên đến 62 nghìn tỷ đồng, hướng tới hỗ trợ khoảng 20 triệu người là những lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế trong xã hội - những đối tượng chịu tác động lớn nhất từ dịch Covid-19.
ây là giải pháp chưa từng có tiền lệ với nguồn kinh phí được huy động tổng lực từ ngân sách nhà nước (NSNN), nguồn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện theo phương thức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt.
Như vậy tính đến nay, Việt Nam đã có tương đối đầy đủ các giải pháp đồng bộ chống dịch Covid-19 trên mặt trận kinh tế - xã hội. Bao gồm: Chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng với quy mô 250 nghìn tỷ đồng; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 nghìn tỷ đồng; chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng. Không dừng ở đó, Bộ Tài chính còn kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm chi thường xuyên bằng cách giảm ít nhất từ 30 - 50% kinh phí hội nghị, công tác; sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm, "thắt lưng buộc bụng" để có thêm nguồn lực chống dịch; trình Quốc hội quyết định thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) đối với DN nhỏ và vừa ngay từ ngày 1-7-2020, sớm hơn 5 tháng so với dự kiến để 700 nghìn DN có thêm nguồn lực khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng từ việc giảm nghĩa vụ nộp thuế; tiếp tục rà soát để thực hiện cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho người dân và DN với tổng giá trị cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2020 khoảng 500 tỷ đồng... ây được coi là nỗ lực của ảng và Nhà nước trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, thể hiện tính ưu việt của Việt Nam trong bối cảnh diễn biến tình hình dịch bệnh chưa thể tiên đoán trước được.
Kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng cao nhưng bước vào năm 2020, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương các cấp. ể phù hợp với tình hình mới, các nhiệm vụ điều hành của Chính phủ theo Nghị quyết số 01/NQ-CP đã có nhiều điểm thay đổi căn bản. Cụ thể là chuyển hướng sang ưu tiên phòng chống, dập dịch; tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thực hiện các gói hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tăng cường sức chống chịu của DN... Chúng ta đã huy động tổng lực để thực hiện mục tiêu kép là phòng, chống dịch Covid-19, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Yếu tố có tính chất quyết định không chỉ ở những con số hỗ trợ vừa được công bố, quan trọng hơn là các gói hỗ trợ phải được tổ chức thực hiện cho đúng, trúng đối tượng, không để bị trục lợi và kịp thời đến tay người dân, DN, góp phần để người dân không bị đứt bữa, DN giữ được người lao động. Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục siết chặt chi tiêu ngân sách, hạn chế tổ chức hội họp không cần thiết, tích cực chung tay cùng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn hơn nữa cho DN, người dân. Dự báo tình hình sẽ còn khó khăn hơn, Chính phủ đã nâng cao cấp độ chống dịch bằng một quyết tâm mới, khí thế mới, sẵn sàng vươn lên mạnh mẽ, biến nguy thành cơ, đưa kinh tế tăng tốc phát triển ngay khi dịch được khống chế. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, Việt Nam có đủ năng lực, nguồn lực, kinh nghiệm và ý chí để chiến thắng trong cuộc chiến cam go này.
PHƯƠNG ANH
Lãi suất huy động giảm trong tháng 2 Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các nhóm ngân hàng đều có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 2. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Theo báo cáo tuần 24-28/2 của CTCK Bảo Việt (BVSC), lai suât huy đông ky han 12 thang cua cac nhom ngân hang đêu co xu hương giam nhe trong thang 2. Lai suât cua nhom...