Doanh nghiệp khó, người mất việc tăng
Từ giữa tháng 2/2020 trở đi, nhu cầu nhân lực giảm đến 28% so với cùng kỳ năm 2019. Các DN hoạt động trong một số ngành gặp nhiều khó khăn như lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải, dệt may, giày da, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…
Bà Trần Lê Thanh Trúc, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh) cho biết, thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh 7 tháng đầu năm 2020 có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Từ giữa tháng 2/2020 trở đi, nhu cầu nhân lực giảm đến 28% so với cùng kỳ năm 2019. Các DN hoạt động trong một số ngành gặp nhiều khó khăn như lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải, dệt may, giày da, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…
Điều này đã ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Nhiều DN đã phải áp dụng các giải pháp tạm thời như cắt giảm lao động, cho lao động nghỉ việc không lương, cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm lương lao động, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động. Trong đó, giải pháp cho lao động giãn việc hoặc nghỉ việc luân phiên được các DN lựa chọn nhiều nhất.
Với chính sách hỗ trợ DN, người lao động của Chính phủ, các DN bắt đầu ổn định và thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Hiện nay, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ DN, người lao động. Các DN bắt đầu ổn định và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng, bởi các hoạt động giao thương bị gián đoạn, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, không tìm được đối tác triển khai đơn hàng tại các thị trường ngoài nước của các doanh nghiệp. Đến tháng 7/2020 TP. Hồ Chí Minh đã có 418.000 người lao động mất việc và đăng ký thất nghiệp.
Video đang HOT
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh nhận định, hiện nay dù tình hình dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát tốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tác động đến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các DN trong nước, nhiều người lao động có khả năng bị ngừng việc, mất việc trong thời gian tới.
Vì vậy, dự báo tình hình lao động những tháng cuối năm 2020 cũng không khả quan. Các DN hoạt động trong một số ngành sẽ gặp nhiều khó khăn là, dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải…), công nghiệp xây dựng (ngành dệt may, giày da, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…).
Dự báo, sẽ có khoảng 4.800 – 5.000 DN bị ảnh hưởng, dẫn đến 160.000 -180.000 lao động mất việc. Trường hợp dịch bệnh kiểm soát tốt, những tháng cuối năm 2020 là thời điểm DN gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại phục vụ các dịp lễ, Tết, nhiều việc làm ngắn hạn, tạm thời thu hút lao động, điều này giúp hạn chế tình trạng lao động mất việc.
Bà Trần Lê Thanh Trúc cho rằng, theo ghi nhận thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố thì đến nay, các DN đã bắt đầu ổn định và tuyển dụng lao động cho hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu tuyển dụng của DN tập trung ở lao động đã qua đào tạo, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo để nhanh chóng ổn định và phát triển. Xu hướng việc làm trong những tháng cuối năm 2020 tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề, kinh doanh, thương mại, chiếm 22,7%, dịch vụ phục vụ chiếm 7,63%, dệt may, giày da chiếm 6,25%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 6,02%, tư vấn chăm sóc khách hàng (5,91%), marketing (5,79%), vận tải kho bãi, dịch vụ cảng (3,62%), kinh doanh bất động sản (3,51%)… Nhu cầu nhân lực ở lao động qua đào tạo chiếm 84,5%.
Khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động cho thấy, những người lao động bị ngừng việc, mất việc thời gian qua ngoài trở về địa phương, số người còn ở lại thành phố chuyển hướng sang làm những việc như buôn bán nhỏ, vận chuyển hàng hóa tại các chợ đầu mối… Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, không tính vào việc làm ổn định.
Thủ Đức House sẽ thoái hết vốn tại chợ đầu mối Thủ Đức
Sau khi bán 51% vốn tại chợ đầu mối Thủ Đức cho cán bộ công nhân viên vào năm 2018, Thủ Đức House sẽ bán tiếp 49% vốn còn lại trong tháng 06/2020.
Cụ thể, ngày 04/06/2020, HĐQT Công ty CP Phát triển Kinh doanh nhà Thủ Đức (Thủ Đức House) đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn còn lại tại Công ty Quản lý và Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức (Chợ đầu mối Thủ Đức), tương ứng chuyển nhượng hơn 1,8 triệu cổ phần còn lại (~ 49% vốn) tại Chợ đầu mối Thủ Đức với giá 48.400 đồng/cp.
Tổng giá trị chuyển chuyển nhượng đạt gần 88 tỷ đồng, giao dịch dự kiến thực hiện ngay trong tháng 6/2020. Tuy nhiên, đối tượng sẽ nhận chuyển nhượng 49% cổ phần nói trên vẫn chưa được Thủ Đức House công bố.
Được biết, Chợ đầu mối Thủ Đức thành lập vào năm 2003 với vốn điều lệ là 37 tỷ đồng. Thủ Đức House chính là chủ sở hữu 100% vốn tại Chợ đầu mối Thủ Đức. Doanh thu bình quân của chợ đầu mối Thủ Đức là khoảng 200 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế trung bình khoảng 20-25 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2018.
Thủ Đức House sẽ thoái hết vốn tại chợ đầu mối Thủ Đức trong tháng 06/2020.
Công ty quản lý chợ đầu mối Thủ Đức có chức năng cung cấp các dịch vụ bảo vệ, bốc xếp hàng hóa và các dịch vụ quản lý chợ khác nhưng không sở hữu bất động sản nào khu vực kinh doanh chợ. Khu đất và tòa nhà văn phòng hiện tại được công ty quản lý chợ thuê lại từ Thủ Đức House. Quyền sử dụng các ô vựa trong chợ thuộc về tiểu thương với giá thuê do Nhà nước quy định.
Năm 2018, Thủ Đức House chuyển nhượng 51% cổ phần chợ đầu mối Thủ Đức với giá 34.900 đồng/CP cho các cán bộ chủ chốt tại doanh nghiệp này và của Công ty TNHH Quản lý Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức. Từ đó đến nay, Thủ Đức House vẫn nắm quyền chi phối, điều hành quản lý Chợ đầu mối Thủ Đức.
Thời điểm này, Thủ Đức House cho biết đây là chợ đầu mối nông sản trọng điểm của TP.HCM, có tính chất kinh doanh đặc thù nên việc đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình vận hành, quản lý là ưu tiên hàng đầu nên không bán cổ phần chợ ra bên ngoài.
Về tình hình kinh doanh của Thủ Đức House, theo như báo cáo mới được công bố, quý 1/2020 doanh thu thuần Công ty đạt 570 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Áp lực chi phí tăng khiến Thủ Đức House báo lỗ ròng 18 tỷ đồng, trong khi quý 1/2019 lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Thủ Đức House, nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu bán hàng giảm, thị trường bất động sản gặp khó khăn, các dự án mới chưa kịp đưa vào kinh doanh do vướng mắc thủ tục pháp lý, trong khi các mảng hoạt động kinh doanh khác (thương mại, dịch vụ) đều giảm so với cùng kỳ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh toàn cầu. Mặc dù tình hình kinh doanh quý 1/2020 kém sắc nhưng giá cổ phiếu Thủ Đức House bắt đầu tăng khá mạnh gần 2 tháng nay, thanh khoản tốt. Chốt phiên ngày 04/06/2020, giá cổ phiếu của Thủ Đức House có mức 9.540 đồng/cp.
Các doanh nghiệp tập trung trả nợ, tín dụng tháng 4 quay đầu tăng trưởng âm Tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, du lịch và cả tín dụng tiêu dùng đều giảm. Chia sẻ tại Hội nghị Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - Thời kỳ hậu Covid-19 cuối tuần qua, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ...