Doanh nghiệp khó đáp ứng điều kiện vay gói hỗ trợ lãi suất 0%
Sau 1 tháng triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, đến nay TP.HCM chưa có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ xin vay nguồn vốn này.
Thực hiện Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, sau 1 tháng triển khai, đến nay TP.HCM chưa có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ xin vay nguồn vốn này. Theo quyết định này, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Doanh nghiệp khó đáp ứng điều kiện vay gói hỗ trợ lãi suất 0%. (Ảnh minh họa: KT)
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP.HCM, sau gần 1 tháng tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục vay gói hỗ trợ này, đến nay ngân hàng chưa nhận hồ sơ nào của doanh nghiệp xin vay vốn.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Tiên, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP.HCM cho biết: Theo quy trình thì các doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ cho UBND các quận, huyện xác nhận về đối tượng được hưởng chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sau đó mới chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP.HCM.
“Ngân hàng đã chuẩn bị hết về quy chế, hướng dẫn, tập huấn cho nhân viên… Ngân hàng cũng gửi văn bản gửi cho UBND các quận, huyện để phối hợp sẵn sàng để cho doanh nghiệp vay. Đến hôm nay, chúng tôi liên lạc với 24 quận, huyện thì không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ. Dù trước đó, chúng tôi cũng đã tập trung tuyên truyền gói cho vay hỗ trợ này qua báo, đài và hướng dẫn trực tiếp”, ông Tiên nói.
Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM cho rằng khó có doanh nghiệp nào đáp ứng được điều kiện vay gói hỗ trợ lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho công nhân.
“Thứ nhất là tiêu chuẩn doanh nghiệp đã cho người lao động ngưng việc, hoãn việc không hưởng lương từ 20-50% số lao động; Thứ 2 là để hưởng được gói vay này, doanh nghiệp phải không phát sinh doanh thu. Các tiêu chí này doanh nghiệp khó có thể đạt được”, ông Việt chia sẻ.
“Tôi đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều chỉnh lại các tiêu chí, đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp vay được từ 6-12 tháng và có thể cho vay kéo dài 24 tháng. Vì hiện nay dịch bệnh này trên toàn cầu chưa kiểm soát được”, ông Việt đề xuất thêm./.
Đã cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ cho 223 nghìn khách hàng
Số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 25/5/2020, tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD), kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 223 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 151 nghìn tỷ đồng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Đồng thời, đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1,14 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 767 nghìn tỷ đồng cho hơn 196 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch Covid-19.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho hơn 150 nghìn khách hàng với dư nợ trên 3.800 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 680 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 25 nghìn tỷ đồng.
Trên toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 1,8 - 2 triệu tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 23% tổng dư nợ toàn hệ thống.
Giá điện mặt trời giảm 24%, doanh nghiệp lo phá sản, Bộ Công Thương nói gì? Doanh nghiệp cho rằng giá điện mặt trời giảm 24% khiến các dự án không còn hiệu quả kinh tế thì Bộ Công Thương cho rằng mức giá mới hài hòa lợi ích các bên. Đang có quan điểm khác nhau giữa doanh nghiệp làm điện mặt trời và Bộ Công Thương liên quan mức giá mới theo Quyết định 13/2020 về cơ...