Doanh nghiệp kêu oải với giá trần dịch vụ chung cư
Liên tiếp mâu thuẫn về phí quản lý chung cư khiến nhiều doanh nghiệp đề xuất Hà Nội thả nổi giá trần, trong khi đó, cơ quan quản lý khẳng định, nếu “buông tay”, người dân sẽ chịu thiệt.
Tại hội thảo quản lý giá dịch vụ nhà chung cư tại thành phố Hà Nội ngày 21/1 do Sở Xây dựng tổ chức, ông Nguyễn Văn Bách, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) cho hay, chuyện phí dịch vụ nhà chung cư là vấn đề nhiều doanh nghiệp đau đầu nhất. Trong khi một số tòa nhà, ban quản lý vẫn lấy từ 6.000 đồng đến 18.000 đồng mỗi m2, HUD chỉ dám thu 1.500 đồng mỗi m2, nhưng tại nhiều nơi như Mỹ Đình, Văn Qán, Linh Đàm, người dân vẫn chê đắt.
Theo ông Bách, câu chuyện phí quản lý, vốn đã tồn tại từ rất lâu đến nay vẫn chưa tìm ra cách giải quyết vì chủ đầu tư không thể thỏa thuận được với người dân. Các chung cư càng cao cấp, càng dễ thu phí và có lãi. Trước kia, thời điểm bất động sản “ nóng”, người mua không bao giờ quan tâm đến hợp đồng dẫn đến các điều khoản sau này thường phát sinh tranh chấp. “Nay, dù chủ đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thực hiện hợp đồng song mâu thuẫn vẫn không giải quyết được. Việc việc áp giá trần dịch vụ nhà chung cư là điều không đơn giản khi mỗi tòa có một chất lượng khác nhau”, ông Bách thẳng thắn.
Lấy kinh nghiệp từ việc quản lý tòa nhà 175 Đê La Thành, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP – Invest) cho rằng, thành phố không nên quy định mức giá trần dịch vụ nhà chung cư vì hiện nay cơ quan quản lý chưa phân loại chung cư hạng A, B, C hay D. “Chúng tôi thu phí 6.000 đồng mỗi m2 và dự kiến sắp tới sẽ giảm xuống còn 5.000 đồng. Tòa nhà có camera, hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhưng không biết có thuộc diện cao cấp không”, ông băn khoăn.
Mâu thuẫn Keangnam và chủ đầu tư về phí dịch vụ. Ảnh: Hoàng Lan
Video đang HOT
Nổi tiếng là cao cấp, song khu đô thị Nam Thăng Long cũng có nhiều “vấn đề về phí dịch vụ”, mặc dù theo ông Michael Schmith, Tổng điều hành công sản khu đô thị Nam Thăng Long, nếu tính đúng tính đủ, mức phí bảo trì lên tới 12.500 đồng mỗi m2. Để gánh bớt cho khách hàng, chủ đầu tư chỉ thu 7.000-8.000 đồng mỗi m2, biệt thự khoảng 4.000 đồng đến 5.000 đồng.
Theo ông Michael, khu Ciputra có khối lượng công việc đồ sộ với hệ thống vận hành thang máy, máy phát điện và 500 bảo vệ, nên “không thể áp theo giá trần của thành phố. “Còn nếu tính 4.000 đồng mỗi m2, chúng tôi chỉ vệ sinh một tuần một lần thay vì hằng ngày và giảm nhân viên bảo vệ của tòa nhà”, ông Michael nói.
Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Singapore bởi quốc đảo sư tử này không áp dụng giá trần dịch vụ chung cư mà lấy phí dự phòng 10-15% để sửa chữa bảo trì tòa nhà. Khi tranh chấp, chính phủ sẽ can thiệp trong khi đó ở Việt Nam, công ty quản lý gặp khó thì không biết gặp ai để giải quyết. Sau khi được cấp giấy tờ nhà đất, nhà thuộc toàn quyền sở hữu của khách hàng, điện nước có đơn vị khác thu nên chủ đầu tư chỉ còn biết “ngẩn ngơ”.
Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Công ty Savills Hà Nội cho hay, tháo gỡ mâu thuẫn phí dịch vụ chung cư cần khẩn cấp như gỡ khó khăn cho bất động sản. Nếu cuộc sống ở chung cư phức tạp, người dân sẽ không ai muốn ở, bởi vậy, theo ông Trung, không nên đặt ra giá trần cụ thể, chất lượng tòa nhà sẽ do thị trường quyết định.
Trong khi số đông doanh nghiệp kiến nghị thành phố nên cân nhắc việc áp giá trần thì ông Đỗ Thái Lưu, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Xây dựng nhìn nhận, việc quy định giá dịch vụ nhà chung cư vẫn phải tiếp tục. Nếu chính quyền “buông tay”, người dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi chủ đầu tư thường tự ý áp đặt mức phí.
Theo lãnh đạo Vụ Kinh tế Xây dựng, giá là mức quy định để chung cư hoạt động bình thường. Chủ đầu tư có quyền thu cao hơn quy định miễn sao được hơn 50% người dân ủng hộ. Bởi vậy, giá trần không hề bị khống chế, mấu chốt vấn đề là doanh nghiệp phải công khai minh bạch mức giá. Ngoài ra, giá dịch vụ chưa đi vào cuộc sống là do chính quyền chưa làm đúng nghĩa vụ quản lý. Theo ông Lưu, cần có chế độ ưu đãi về thuế để khuyến khích người dân vào ở nhà chung cư.
Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản cũng cho hay, cục cũng đã trình hợp đồng mẫu về quản lý nhà chung cư lên Bộ Xây dựng để hạn chế tối đa tranh chấp.
Ông Đỗ Minh Sơn, đại diện Sở Tư pháp kiến nghị, nên đặt tiêu chí để xây dựng giá dịch vụ nhà chung cư thay vì áp mức trần. Mức giá là do thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư, áp mức phí trần cụ thể là can thiệp quá sâu vào quan hệ dân sự.
Trước đó địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều mâu thuẫn về phí dịch vụ ở các tòa nhà cao cấp trong đó điển hình là Keangnam (Phạm Hùng – Cầu Giấy). Chủ đầu tư áp phí quản lý lên tới 0,99 USD, xấp xỉ 21.000 đồng mỗi m2, mức kỷ lục đối với các chung cư Hà Nội từ trước tới nay khiến cư dân phản đối. Sau nhiều lần đàm phán, chủ đầu tư đã hạ xuống 4.000 đồng mỗi m2 đúng bằng giá trần của UBND thành phố. Tuy nhiên, ban quản lý tòa nhà cũng không quên cảnh báo “các dịch vụ cung cấp sẽ tương ứng với mức phí đó” và cắt bớt thang máy của tòa nhà.
Theo VNE
Đại gia địa ốc: "Đến nhà, tôi cũng bán đi để trả nợ"
Cuối năm, thay vì những buổi nhậu nhẹt linh đình, nhiều đại gia bất động sản phải bán nhà, bán xe để lo trả nợ. Thậm chí, có những người phải vờ đi du lịch để trốn nợ.
Bán nhà, bán xe
Từng giàu có lên nhờ những phi vụ mua đi bán lại bất động sản với mức giá trên trời từ những năm 2009, anh H., giám đốc một sàn giao dịch bất động sản Hà Nội vốn nổi tiếng là chịu chơi và có rất nhiều chân dài bu bám.
Thời hoàng kim, có những ngày anh H. kiếm được cả vài tỷ đồng nhờ tiền bán dự án. Giàu lên nhanh chóng, anh H. tự mua cho mình 3 chiếc xế hộp và 2 căn biệt thự ở Hà Nội, một căn ở Ciputra, 1 căn ở bán đảo Linh Đàm.
Những tưởng việc làm ăn đang như diều gặp gió vì sàn của anh luôn được nhiều chủ đầu tư ưu ái để lại cho khá nhiều suất để bán. Ai ngờ, thị trường bất động sản đi xuống khiến việc ôm quá nhiều dự án trở thành "gánh nợ" đối với công ty anh.
"Từ đầu năm đến nay, tôi phải chấp nhận lỗ nặng để đẩy được hết hàng. Tính ra, trung bình mỗi suất căn hộ tôi lỗ khoảng 300 triệu đồng so với giá lúc ôm dự án. Mỗi dự án sàn của tôi ôm cũng vài chục căn, nên tiền lỗ, tính ra cũng cả trăm tỷ đồng", anh H. buồn bã nói.
Ảnh minh họa
Cũng theo anh H., mặc dù đã giải quyết xong hết hàng tồn, nhưng số tiền nợ lãi suất và tiền lương nhân viên thì anh vẫn chưa biết kiếm đâu ra để trả.
"Tôi nợ lương nhân viên nửa năm, tiền lãi suất ngân hàng cũng gần 30 tỷ đồng. Ngoài ra, còn tiền thuê nhà, tiền nợ đối tác, tính chung lại khoảng 60 - 70 tỷ đồng. Năm nay làm ăn thua lỗ, không biết lấy tiền đâu để trả", anh H. chia sẻ.
Theo anh H., từ cuối năm ngoái, công ty anh đã thua lỗ nặng, vì vậy, 2 chiếc xe và 1 căn biệt thự đã phải thanh lý để có tiền chi trả duy trì hoạt động của công ty. Nhưng năm nay, tình trạng thua lỗ còn nặng nề hơn năm trước.
"Chắc tôi phải bán nốt 1 căn biệt thự và chiếc xe để trả lương cho nhân viên và trả tiền cho đối tác. Sau khi thanh toán hết nợ, tôi cũng chuyển nghề. Trở về mở một văn phòng Luật sư như hồi chưa làm bất động sản", anh H. tâm sự.
Vờ đi du lịch để trốn nợ
Dù phải bán nhà, bán xe, nhưng anh H. vẫn còn may hơn rất nhiều giám đốc doanh nghiệp bất động sản khác. Trong một lần ăn tối với giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội, tôi được nghe ông kể câu chuyện dở khóc dở cười về một người bạn, cũng từng "phất" lên nhờ nhà đất.
Anh tên L., quê gốc ở Bắc Ninh, trước khi làm bất động sản, anh từng là giảng viên trường Đại học Xây dựng. Sau đó, nhờ các mối quan hệ thân quen, anh bắt đầu đặt chân sang kinh doanh bất động sản.
Do có kiến thức và mối quan hệ rộng (vì sinh viên của anh, nhiều người làm ở các Bộ và doanh nghiệp xây dựng) nên anh đã nhanh chóng mở được một công ty riêng và đầu tư xây dựng dự án ở Hà Nội.
Dự án đầu tiên anh làm là vào cuối năm 2008, khi ấy thị trường bất động sản đang rất sôi động. Và vì thế, dự án của anh bán vù vù với mức giá cũng khá cao. Dự án đầu tiên đã đem đến cho anh một số tiền khổng lồ, anh tiếp tục đầu tư tiếp một dự án thứ hai. Tuy nhiên, do vướng mắc về thủ tục chuyển nhượng nên đến tận năm đầu năm 2012 công ty anh mới có thể rao bán dự án được.
Do chi phí đầu tư vào dự án quá lớn, trong khi dự án bán ra không có ai mua. Công ty anh trở thành con nợ lớn của ngân hàng và một số đối tác.
Không có tiền trả nợ, trong khi đã cố gắng giảm giá để bán, nhưng dự án của anh vẫn rất ế ẩm. Thời điểm cuối năm, hàng loạt các đối tác của anh siết nợ, nhưng nguồn tiền trong công ty đã hết. Không còn cách nào khác, anh đành phải tắt điện thoại, lấy lý do đi du lịch để "trốn" con nợ.
"Tôi gọi điện thấy máy không liên lạc được, hỏi trợ lý thì bảo anh ta đi du lịch. Tôi thấy rất lạ vì cuối năm ai cũng bận rộn, anh ta có thời gian đi chơi. Hơn nữa, năm nay thị trường quá chán, anh ta lại rủng rỉnh có tiền đi du lịch. Lúc đầu tôi cũng thấy ngưỡng mộ, nhưng tìm hiểu ra thì biết là anh ta đi trốn nợ", vị giám đốc bạn tôi chia sẻ.
Có những lãnh đạo doanh nghiệp khác thì chọn cách tự tay bán hàng, tiếp thị sản phẩm cho chính công ty mình.
"Cuối năm là thời điểm tốt để làm ăn kinh doanh. Dù thị trường năm nay quá xấu, nhưng vớt vát được chút nào hay chút ấy. Năm nay khó, nên cả công ty tôi chỉ tập trung làm việc, ngay cả liên hoan, tiệc tùng cũng cắt giảm hết. Từ giám đốc đến nhân viên đều phải làm như nhau. Chắc đến Tết âm lịch thì mời anh em trong công ty đi...hát karaoke", Phó Tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng chia sẻ.
Theo Dantri
Nghi vấn Keangnam - Vina chuyển giá Sau Coca - Cola, Metro, Adidas, "đại gia" bất động sản Keangnam-Vina (Hàn Quốc) bị cơ quan thuế đưa vào tầm ngắm có nghi vấn chuyển giá, giao dịch liên kết. Tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark do Cty Keangnam - Vina đầu tư. Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, cơ quan thuế đang nghi ngờ Cty TNHH một thành viên Keangnam-Vina (100%...