Doanh nghiệp gia tăng tuyển dụng lao động, thêm nhiều chế độ đãi ngộ
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, từ nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp qua sàn giao dịch việc làm và các kênh khác cho thấy thị trường lao động đang hồi phục.
Nhiều doanh nghiệp thêm nhiều chế độ đãi ngộ để thu hút lao động.
Người lao động đến tìm hiểu thông tin việc làm tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Ảnh: CTV
Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố ngày vào 21/4.
Video đang HOT
Tham gia phiên GDVL trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố có 107 đơn vị, doanh nghiệp với 27.131 chỉ tiêu tuyển dụng. Riêng tại hệ thống Sàn GDVL Hà Nội, có sự tham gia của 30 doanh nghiệp với 1.016 chỉ tiêu. Các vị trí việc làm đa dạng ngành nghề như: Nhân viên văn phòng, lao động phổ thông, công nhân sản xuất, kỹ thuật viên, công nhân may, bếp trưởng, công nhân lắp ráp, lái xe, quản lý… Mức lương cho người lao động dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/tháng.
Tại điểm cầu Hà Nội, ông Tạ Đức Cảnh, chuyên viên tuyển dụng Công ty cổ phần kỹ thuật SIGMA cho biết: Đơn vị cần tuyển 200-400 nhân sự ở các vị trí kỹ thuật về lắp đặt, điện, nước. Bình quân với lao động mới vào làm việc sẽ được trả theo ngày công là 300.000 đồng/ngày. Sau 2 tháng làm việc sẽ ký hợp đồng và trả lương có đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp., ngoài ra còn hỗ trợ về chỗ ở đi lại nếu làm ở địa bàn xa. Hiện nhu cầu tuyển dụng của công ty lớn do các dự án xây dựng tại nhiều địa bàn đang gấp rút thi công.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Nhìn vào số lượng tuyển dụng của các đơn vị cho thấy thị trường lao động đang hồi phục mạnh mẽ. Do đó, việc kết nối trực tuyến các phiên giao dịch việc làm trực tuyến là cơ hội thuận lợi cho Doanh nghiệp bị thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tuyển chọn được các ứng viên phù hợp đảm bảo nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh dần từng bước phục hồi các hoạt động của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Phiên GDVL online kết nối 7 tỉnh cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối cho người lao động bị mất việc làm, thay đổi việc làm do ảnh hưởng dịch COVID-19 sớm tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng của bản thân tạo ra thu thập, ổn định cuộc sống góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội.
Mức lương bình quân tại Hà Nội hiện là bao nhiêu?
Trên cơ sở báo cáo từ 6.227 doanh nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội tổng hợp về tình hình tiền lương năm 2021.
Theo đó mức thấp nhất là 4,75 triệu đồng, mức lương cao nhất là trên 185 triệu đồng/tháng.
Doanh nghiệp gia tăng tuyển dụng lao động dịp cuối năm.
Cụ thể, đối với Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tiền lương bình quân năm 2021 là 6.800.000 đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là 23 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 4,75 triệu đồng/người/tháng.
Đối với Công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, tiền lương bình quân năm 2021 là 6,7 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là trên 185 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 5 triệu đồng/người/tháng
Đối với khối doanh nghiệp dân doanh, tiền lương bình quân năm 2021 là 6,55 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là 180 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 4,75 triệu đồng/người/tháng.
Đối với khối doanh nghiệp FDI, tiền lương bình quân năm 2021 là 7,15 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là 117 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 4,85 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho người lao động trên địa bàn Hà Nội cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện đang quy định (mức vùng 1 là 4,42 triệu đồng/tháng/người).
Số liệu tổng hợp từ 6.227 doanh nghiệp trên địa bàn trong tổng số hơn 318.000 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội dù chưa bao quát hết, nhưng cho thấy phần nào về bức tranh trả lương cho người lao động trên cung cầu thị trường lao động. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng các doanh nghiệp vẫn trả lương, chế độ cho người lao động để tạo điều kiện lao động gắn bó với doanh nghiệp.
Nhiều cơ hội cho lao động phổ thông, thời vụ dịp cận Tết Nguyên đán Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Dần 2022, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại các tỉnh, thành phố phía Nam đang tiếp tục tuyển dụng lao động, nhất là lao động thời vụ, làm việc trước và ngay trong những...