Doanh nghiệp game bắt buộc phải có giấy phép cung cấp dịch vụ G1
Doanh nghiệp kinh doanh game dù là mới hay cũ, đã cung cấp trò chơi điện tử từ lâu, nếu muốn cung cấp trò chơi điện tử G1, vẫn bắt buộc phải xin phép cung cấp dịch vụ trò chơi này, mới được kinh doanh.
Thông tin trên được đại diện Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đưa ra, để giải đáp các thắc mắc về các quy định trong dự thảo thông tư quy định hoạt động quản lý trò chơi điện tử trên mạng.
Về trò chơi G1 thì đây là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau, đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1).
Vì thế, theo vị đại diện này cho biết, tất cả các doanh nghiệp cung cấp game hay trò chơi điện tử trước đó, hoặc đã có những thẩm định, phê duyệt nội dung kịch bản các game rồi, vẫn phải xin giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1. Theo đó, đây là giấy phép gốc ban đầu của bất cứ doanh nghiệp nào khi cung cấp trò chơi điện tử G1, khi thông tư có hiệu lực thì đều phải làm thủ tục này
Video đang HOT
Doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép cung cấp dịch vụ game G1
Về việc làm hồ sơ mô tả nội dung trò chơi, phân loại trò chơi theo độ tuổi để thẩm định nội dung game G1, những cái này doanh nghiệp cũng phải tự làm. Theo đó, các doanh nghiệp khi gửi hồ sơ lên thẩm định nội dung game G1 phải tự phân loại nội dung trò chơi theo tiêu chí Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã hướng dẫn trong thông tư, chẳng hạn game 18 có nội dung như thế nào, game 12 thì tiêu chí nào…Doanh nghiệp dựa theo bảng tiêu chí ấy để phân loại game dành cho mọi người, dành cho thiếu niên hay dành cho người lớn.
Dựa trên sự phân loại này, khi cung cấp trò chơi các doanh nghiệp phải thể hiện sự phân loại trên màn hình cung cấp trò chơi, để người chơi nhận biết ngay khi bắt đầu tham gia vào trò chơi và trong quá trình tham gia trò chơi.
Về quy định giới hạn giờ chơi game, đại diện cơ quan quản lý cũng nêu rõ, người chơi dưới 18 tuổi chỉ được chơi trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm và thời gian chơi giới hạn trong 180 phút, việc này chỉ áp dụng cho game G1 của một doanh nghiệp cung cấp.
Đối với việc giao dịch trao rồi vật phẩm ảo giữa những người chơi với nhau ngoài game, thông tư cũng không thừa nhận, vì vật phẩn ảo và điểm thưởng chỉ có giá trị trong trò chơi.
Theo ICTnews
Chưa xử lí triệt để các trang tin điện tử vi phạm
Ngày 8/1, tại TP HCM, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lí, cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Tại hội nghị, ông Phan Thanh Nam, đại diện Sở TT&TT Bình Dương, khẳng định giai đoạn vừa qua, một số trang tin mạo danh lãnh đạo vẫn hoạt động gây hại cho một số cá nhân và cố tình tung tin thất thiệt làm nhiễu thông tin... Thế nhưng, sau khi phát hiện các sai phạm, các trang web này chỉ bị xử phạt hành chính mà chưa có các biện pháp kĩ thuật đi kèm.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cho rằng Nghị định 72 tập trung vào các quy định chuyên ngành nên không thể đầy đủ so với tình hình phát triển internet. Tuy nhiên, môi trường internet cũng tương tự như môi trường xã hội bên ngoài, bên cạnh luật chuyên ngành, còn phải chịu sự quản lí về mặt nhà nước bởi các quy định khác của pháp luật. Bộ TT&TT đang lấy ý kiến xây dựng 2 thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định đối với trang thông tin điện tử - dịch vụ mạng xã hội và hoạt động quản lí trò chơi điện tử trên mạng.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Tăng cước 3G dẫn đầu 10 sự kiện ICT năm 2013 Việc tăng cước 3G của ba nhà mạng lớn dẫn đến phản ứng của đông đảo khách hàng là sự kiện CNTT-TT (ICT) lớn nhất trong năm 2013 tại Việt Nam. 10 sự kiện ICT Việt Nam 2013 - Ảnh minh họa: Internet Ngày 30-12-2013, Câu lạc bộ các nhà báo Công nghệ thông tin đã công bố kết quả bình chọn các...