Doanh nghiệp Dubai chuyển đổi số thành công với sản phẩm công nghệ Việt
Từ 10 – 14/10, triển lãm công nghệ quốc tế GITEX Global 2022 diễn ra tại Dubai, UAE và nhiều câu chuyện chuyển đổi số thành công đã được chia sẻ.
Sự kiện triển lãm công nghệ quốc tế GITEX Global 2022, một trong những sự kiện lớn và uy tín toàn cầu dành cho giới yêu công nghệ, được tổ chức bởi Trung tâm Thương mại Dubai World. GITEX Global 2022 diễn ra từ ngày 10 – 14/10 với hai hoạt động chính: 14 tọa đàm chuyên sâu và triển lãm công nghệ toàn cầu.
Sự kiện năm nay đã thu hút và chứng kiến sự góp mặt của hơn 5.000 công ty toàn cầu, start up đến từ 170 quốc gia với hơn 100.000 người tham dự, các nhà lãnh đạo và chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới về Blockchain, Fintech, An ninh mạng, RPA, AI….
Giải pháp tự động hóa bằng robot RPA akaBot thuộc hệ sinh thái FPT Software mang tới triển lãm mang tới bài chia sẻ về vai trò của tự động hóa trong sự chuyển mình của doanh nghiệp. Ông Bùi Đình Giáp – CEO akaBot cùng đại diện doanh nghiệp nhà nước Dubai hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đã có những chia sẻ rất ấn tượng và chân thực thông qua câu chuyện chuyển đổi số tại chính doanh nghiệp này.
Theo đó, hành trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp Dubai này bắt đầu từ năm 2017 thông qua sáng kiến giảm thiểu giấy tờ in, chuyển sang chứng từ số, lưu trữ online sau đó là tập trung vào tối ưu hóa các quy trình như sử dụng hóa đơn điện tử, phê duyệt online… Trọng tâm chuyển đổi số của doanh nghiệp bước sang thời kỳ mới khi tập trung vào vận hành toàn diện thông qua tối ưu hóa các nguồn lực như con người, máy móc, các quy trình… Tự động hóa bằng robot akaBot là công cụ doanh nghiệp Dubai đã lựa chọn để xử lý các quy trình lặp đi lặp lại, tốn thời gian nhưng không mang lại giá trị.
Đại diện doanh nghiệp Dubai chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số với robot akaBot
Doanh nghiệp này chia sẻ thêm về cách thức giải pháp tự động hóa RPA tối ưu hóa các quy trình tốn nhiều công sức nhưng ít phức tạp như khi khách hàng tạo lệnh mua. Thông thường, đối với mỗi lệnh mua hàng, khách hàng phải trực tiếp thực hiện các thao tác thủ công để ghi nhận và trung bình tốn 5 phút/lệnh mua. Với số lượng lệnh mua lớn trong ngày lên tới hàng trăm lệnh, người mua tốn rất nhiều thời gian vào các công việc thủ công, lặp đi lặp lại và lãng phí nguồn nhân lực.
Video đang HOT
Với việc áp dụng các trợ lý robot ảo RPA do akaBot triển khai, nâng suất công việc đã được cải thiện đáng kể khi thời gian xử lý 100 lệnh mua được thực hiện chỉ trong 15 phút. Công nghệ lõi RPA kết hợp với công nghệ Xử lý tài liệu thông minh (IDP) giúp tất cả các thông tin đã được xác nhận sẽ được hệ thống tự động điền đầy đủ và có thể thực hiện 24/7, linh động thời gian.
Dưới vai trò nhà cung cấp giải pháp công nghệ, ông Bùi Đình Giáp chia sẻ thêm: “Nguồn nhân lực số Hyperautomation trong tương lai sẽ thay đổi hoàn toàn cách doanh nghiệp quản lý tài nguyên. Không chỉ những công việc tay chân mà những công việc liên quan đến trí óc cũng sẽ được xử lý bằng các công cụ công nghệ, kết hợp với phân tích & tối ưu hóa để đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất”.
Sự kiện triển lãm công nghệ quốc tế GITEX Global 2022 diễn ra từ 10 – 14/10 (Nguồn: ITP)
Tự động hóa hiện nay đóng vai trò như một công cụ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp toàn cầu, thuộc mọi lĩnh vực. Một khảo sát gần đây của Gartner cho thấy, 80% Giám đốc điều hành ở Dubai, UAE cho rằng tự động hóa có thể được áp dụng cho bất kỳ quyết định kinh doanh nào trong doanh nghiệp. Sự bùng nổ của thị trường tự động hóa bằng robot RPA và siêu tự động hoá Hyperautomation được minh chứng qua những con số tăng trưởng và dự báo ấn tượng.
Theo Gartner, chi phí đầu tư cho tự động hóa RPA của các công ty toàn cầu đạt mốc 2.9 tỷ USD trong năm nay, ghi nhận mức tăng trưởng 19.5% so với năm 2021. Dự báo về tương lai của thị trường sêu tự động hóa Hyperautomation cũng được Gartner nhận định là rất khả quan và bùng nổ khi đưa ra con số giá trị thị trường ước đạt 860 tỷ USD vào năm 2025.
Với hơn 5.000 robot phục vụ 2.000 khách hàng tại 20 quốc gia trên thế giới, akaBot đã giúp các doanh nghiệp tăng tốc kiến tạo môi trường làm việc số, đem lại lợi ích cho khoảng 10 triệu người dùng hàng ngày. akaBot liên tục nhận các giải thưởng quốc tế như RPA Leader tại Báo cáo mùa xuân, mùa hè và mùa thu (G2, 2022), Top 21 RPA Vendors tại báo cáo Gartner Peer Insights năm 2021, Giải pháp cho Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam của The Asian Banker năm 2021, Giải Vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương 2021…
"Muốn chuyển đổi số thành công thì người đứng đầu phải máu lửa"
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, chuyển đổi số là việc của người lãnh đạo chứ không phải của các chuyên gia công nghệ.
Người ra đề bài đúng là nền tảng để thành công
Tại thời điểm năm 2019, Việt Nam chưa có bất cứ mô hình trung tâm điều hành thông minh hay nói rộng hơn là đô thị thông minh đã thành công để có thể tham chiếu. Trên thế giới cũng có những mô hình đô thị thông minh, nhưng điều kiện của những nước này rất khác với Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
Ông Nguyễn Ngọc Linh, Phó Tổng giám đốc Viettel Solution (VTS) kể rằng, VTS bắt tay xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cho Thừa Thiên Huế như một mối lương duyên. Lúc đó, Huế không phải là địa phương có tiềm lực tài chính mạnh, nhưng lại đột phá trong xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số. Đối với VTS, Huế là địa phương có quy mô vừa đủ để có thể xây dựng mô hình điểm về chuyển đổi số.
"Khi Viettel xây dựng Trung tâm IOC cho Thừa Thiên Huế phải tưởng tượng ra mô hình làm sao để có thể phù hợp với điều kiện của địa phương. Lúc bắt tay làm rất khó khăn, nhưng chúng tôi may mắn gặp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế là những người có tầm nhìn, máu lửa và hiểu về công nghệ cũng như mong muốn đồng hành với Viettel trong quá trình chuyển đổi số. Đây là yếu tố then chốt để có thể triển khai mô hình chuyển đổi số thành công chứ không phải vấn đề tiền đầu tư hay công nghệ", ông Nguyễn Ngọc Linh nói.
"Chúng tôi tâm niệm rằng, câu hỏi đúng quan trọng hơn là câu trả lời, bài toán tường minh quan trọng hơn là lời giải. Viettel và Thừa Thiên Huế hợp tác trên tinh thần đó. Huế đã đặt ra những bài toán một cách tường minh để Viettel có lời giải nhanh chóng và phù hợp".
Chuyển đổi số phải có quyết tâm của người đứng đầu
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, điều kiện cơ bản để Huế triển khai đô thị thông minh thành công là tập trung phục vụ người dân và doanh nghiệp, lấy người dân làm trung tâm. Thế nhưng, để đạt được kết quả đó là nhờ quyết tâm của người đứng đầu - anh Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ.
"Chúng tôi không phải là người làm công nghệ nhưng chúng tôi dùng công nghệ giải quyết bài toán của địa phương. Tôi yêu cầu tất cả ban ngành phải có tinh thần như vậy. Người ta nói rằng chuyển đổi số là chuyện của mấy ông công nghệ, nhưng chúng tôi suy nghĩ khác, đó là việc của người lãnh đạo chứ không phải chuyên gia công nghệ. Anh Phan Ngọc Thọ đóng góp nhiều vào việc xây dựng Huế trở thành đô thị thông minh. Nếu không có sự quyết tâm của lãnh đạo thì rất khó triển khai", ông Nguyễn Thanh Bình nói.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, điều kiện cơ bản để Huế triển khai đô thị thông minh thành công là lấy người dân làm trung tâm.
Phó Chủ tịch tỉnh chia sẻ, Huế là địa phương không có nguồn lực dồi dào như những tỉnh thành khác, vì vậy, phải "may đo" cho phù hợp để chuyển đổi số giúp phát triển kinh tế xã hội, phục vụ trực tiếp cho người dân. "Tôi nhớ khi dịch Covid xảy ra và giãn cách xã hội, Huế yêu cầu mỗi người phải có 1 thẻ Covid. Ngay sau đó, Viettel nhanh chóng có giải pháp phủ thẻ Covid cho 100% người dân Huế để quản lý hiệu quả qua ứng dụng Huế S. Đó là cách mà chúng tôi yêu cầu giải bài toán cụ thể và hiệu quả", ông Bình nói.
Ông Bình nói tiếp: "Hiện có 800.000 người cài đặt Huế S, đạt 100,1% người dân dùng smartphone. Có một số người nghĩ Huế có trạng thái riêng biệt nào đó, sau đó hiểu rằng đó là sự phù hợp. Đã qua 3 năm triển khai ứng dụng Huế S đến người dân rất thuận lợi. Nhiều người yêu mến gọi Huế S là Huế Méc. Tức là Huế S đã đưa tiếng nói, phản ánh cả mặt tốt và xấu của người dân lên chính quyền và chính quyền nhanh chóng phản hồi để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Chúng tôi đang biến Huế S trở thành nền tảng hiệu quả trong công tác quản lý và phục vụ người dân".
Người dân Huế tin tưởng khi những phản ánh hiện trường về tình hình vi phạm giao thông, môi trường... đều được xử lý mà không có "vùng cấm". Ông Bình kể rằng, có xe một lãnh đạo tỉnh đỗ sai quy định bị người dân chụp ảnh và phản ánh lên Huế S, sau đó, lái xe vi phạm này phải ngậm ngùi đi nộp phạt.
"Thỉnh thoảng đi trên đường gặp những trường hợp vi phạm giao thông, tôi cũng chụp lại rồi phản ánh lên Huế S để các cơ quan chức năng xử lý. Huế S giờ đóng vai trò hạt nhân trong chuyển đổi số, thể hiện quyết tâm của tỉnh tập trung cơ chế nguồn lực nhằm phát triển ứng dụng tốt nhất. Nếu không có Viettel đồng hành với phương thức "may đo" thì rất khó thành công. Biết đâu đó Huế S sẽ trở thành nền tảng chung quốc gia. Đây là niềm tự hào của người Huế", ông Bình chia sẻ.
Nhiều người dân đã yêu mến gọi Huế S là Huế Méc vì Huế S đưa tiếng nói, phản ánh cả mặt tốt và xấu của người dân lên chính quyền và chính quyền nhanh chóng phản hồi.
Tạo ra phương pháp luận để giải bài toán chuyển đổi số
Thừa Thiên Huế đã đặt bài toán chuyển đổi số rất đa dạng, đòi hỏi Viettel phải đầu tư nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu và tạo động lực cho mình sáng tạo để hoàn thiện mô hình IOC.
Ông Linh cho rằng, sản phẩm CNTT là sản phẩm không dễ hình dung nên Viettel chỉ có thể xây dựng cho địa phương dùng thử dịch vụ. Quan trọng nhất phải cùng địa phương xây dựng quy trình để đưa vào cuộc sống. Triển khai xong hệ thống chỉ đóng góp 30% kết quả, nhưng làm sao cho người dùng đưa hệ thống vào cuộc sống mới làm nên thành công. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người dân biết, hiểu và tự giác làm theo như cơm ăn, nước uống.
Mỗi tỉnh thành sẽ có những điều kiện khác nhau khi triển khai mô hình chuyển đổi số nên không có mô hình áp dụng chung. Thế nhưng, sau khi thành công với Thừa Thiên Huế, VTS có thể đem phương pháp, cách tiếp cận để giải quyết bài toán chuyển đổi số cho các địa phương tiếp theo.
"Chúng tôi cho rằng, chuyển đổi số bắt nguồn từ nơi có nhu cầu, trách nhiệm của nhà công nghệ đi giải quyết bài toán này. Đó chính là cách làm chuyển đổi số thành công ở Huế", ông Nguyễn Ngọc Linh nhận định.
Hướng dẫn cách kết nối tai nghe Bluetooth trong 1 nốt nhạc Hiện nay, tai nghe Bluetooth là một sản phẩm công nghệ khá quen thuộc với mọi người. Bởi lẽ, sản phẩm đem lại nhiều tiện ích cho người dùng như thiết kế gọn gàng, âm thanh chất lượng, khả năng kết nối từ xa ổn áp... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kết nối tai nghe Bluetooth chuẩn chỉnh và sử...