Doanh nghiệp đông Ukraine ngừng đóng thuế cho Kiev
Các doanh nghiệp tại miền đông Ukraine sẽ ngừng đóng thuế cho chính phủ nước này một khi Kiev áp đặt lệnh phong tỏa kinh tế lên khu vực Donbass, Itar Tass dẫn lời thư ký cơ quan an ninh nhà nước tự xưng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR).
Các doanh nghiệp tại miền đông sẽ ngừng đóng thuế cho chính phủ Ukraine – Ảnh: Reuters
“Sau khi Kiev tiến hành lệnh phong tỏa kinh tế, các công ty tại miền đông sẽ đóng thuế cho DPR thay vì chính phủ Ukraine”, Itar Tass ngày 5.12 dẫn lời thư ký cơ quan an ninh DPR Alexander Khodakovsky.
Lệnh phong tỏa kinh tế mà Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko áp đặt lên nhà nước tự xưng DPR sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên chính Ukraine, Itar Tass dẫn lời người đứng đầu cơ quan về thuế của DPR Alexander Timofeyev.
“Nếu họ đóng cửa Oshchadbank, ngân hàng Ukraine cuối cùng hoạt động tại Donetsk, điều đó đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp tại đây cũng sẽ không trả thuế cho Kiev nữa. Theo dữ liệu của tôi, 4,8 tỉ hryvnia (hơn 309 triệu USD) đã được chuyển từ DPR đến Ukraine trong hơn 3 tháng qua”, Itar Tass dẫn lời ông Timofeyev.
Ông Timofeyev cho biết những lệnh trừng phạt kinh tế của Kiev sẽ tạo ra những vấn đề cho người dân DPR, tuy nhiên giới chức của nhà nước tự xưng sẵn sàng giải quyết những khó khăn đó: “Chúng tôi đã thiết lập gần xong hệ thống ngân hàng của mình và sẵn sàng đối phó với lệnh phong tỏa kinh tế từ Ukraine”.
Video đang HOT
Bà Valentina Matviyenko cho biết hành động của Tổng thống Ukraine là tàn nhẫn và vô nhân đạo – Ảnh: Reuters
Người phát ngôn của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Valentina Matviyenko ngày 3.12 cho biết lệnh phong tỏa kinh tế xã hội của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko là “tàn nhẫn và vô nhân đạo”.
“Một mặt, giới chức Ukraine nói về sự cần thiết của việc giữ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. Mặt khác, họ thực hiện những quyết định như vậy, đẩy một phần người dân ở một vài vùng ra khỏi Ukraine”, Itar Tass dẫn lời bà Matviyenko.
Bà Matviyenko cho biết lệnh phong tỏa kinh tế lên nhà nước tự xưng tại Donetsk và Lugansk là một nỗ lực nhằm đẩy trách nhiệm phát triển tại miền đông Ukraine cho chính quyền địa phương và Nga, theo Itar Tass.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc ngưng lấy nội tạng của tử tù từ 2015
Lệnh cấm có tác dụng từ ngày 1.1.2015, động thái này nhằm đáp lại cáo buộc của các tổ chức nhân quyền quốc tế việc tử tù bị ép hiến nội tạng. Vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì để bù vào thiếu hụt nội tạng trong tương lai.
Hình ảnh một cả phẩu thuật- Ảnh: Reuters
Trung Quốc là nước duy nhất sử dụng nội tạng những tù nhân sắp bị hành quyết một cách có hệ thống cho phẫu thuật cấy ghép. Đây là vấn đề luôn gây tranh cãi và bị tổ chức nhân quyền quốc tế lên án.
"Đất nước này sẽ chấm dứt một cách toàn diện việc sử dụng tử tù như một nguồn cung cấp nội tạng phục vụ cho cấy ghép y học từ 1.1.2015", Southern Metropolis Daily ngày 4.12 dẫn lời Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), Giám đốc Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Hoàng Khiết Phu tuyên bố tất cả nội tạng để cấy ghép trong tương lai sẽ đến từ người hiến tặng. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc quan ngại việc hiến tạng sẽ gặp khó khăn bởi người Trung Quốc quan niệm rằng cơ thể họ nguyên vẹn thì sẽ được tái sinh khi chết.
Trước đó, Bắc Kinh cam kết kết thúc việc sử dụng nội tạng tử tù trong vòng 2 năm kể từ tháng 11.2012. Sau đó, lời hứa của Bắc Kinh được khơi lại vào giữa năm 2013 khi nước này cam kết chấm dứt việc này vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, lời hứa lần này lại được đẩy kỳ hạn đến đầu năm 2015.
Lần này, chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết chấm dứt hành động "phi đạo đức" mà các nhà phân tích gọi là việc làm "hoen ố bộ mặt Trung Quốc" sau nhiều lần cam kết nhưng vẫn không thực hiện được, theo Reuters.
Tù nhân tại một nhà tù Trung Quốc nghe một bài phát biểu - Ảnh: Reuters
Các tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc Trung Quốc mổ lấy nội tạng của tử tù là đánh cắp khi không được sự đồng ý của họ và gia đình tử tù nhưng Bắc Kinh luôn bác bỏ những cáo buộc đó.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm buôn bán nội tạng người năm 2007 nhưng mức cầu trên thị trường quá lớn. Mỗi năm ước tính có 300.000 người chờ được cấy ghép nhưng chỉ có 10.000 trường hợp phẫu thuật.
Thiếu hụt nội tạng và lợi nhuận là lý do khiến tình trạng mua bán nội tạng bất hợp pháp tràn lan, khó kiểm soát, mà 90% nội tạng trong số đó có nguồn từ tù nhân, theo Reuters. Chỉ có 1.448 người hiến nội tạng từ năm 2010 đến 2013. Ước tính 64% nguồn nội tạng để cấy ghép tính từ cuối năm 2012 ở Trung Quốc lấy từ tù nhân bị tử hình.
Thực tế, Trung Quốc có tỉ lệ hiến nội tạng rất thấp, mỗi 1 triệu công dân mới có 0,6 người hiến tặng, ở Tây Ban Nha tỷ lệ hiến tặng là 37 người trên 1 triệu công dân, cao hơn Trung Quốc rất nhiều, South China Morning Post dẫn lời ông Hoàng.
Hoàng Nhân - Mộc Di
Theo Thanhnien
Căng thẳng Nga-Ukraine chia rẽ nhiều gia đình, bạn bè Mariya Brovinska, người Ukraine, luôn cố gắng để gần gũi với những người họ hàng ở Nga, nhưng bất đồng hiện nay về cuộc khủng hoảng ở quê nhà cô đã khiến mối quan hệ bị cắt đứt. Người dân ở miền đông Ukraine đang đối mặt với nhiều khó khăn. Dì và những người anh em họ của cô ở tây bắc...