Doanh nghiệp điêu đứng về quyết định của Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình
25 doanh nghiệp thuê mặt bằng bất ngờ lâm vào cảnh điêu đứng, thiệt hại hàng tỷ đồng khi bị lãnh đạo Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình đã cắt điện, nước và thu hồi mặt bằng trước thời hạn.
Được Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình cho thuê mặt bằng từ năm 2011 với giá tiến thuê lên đến gần 3 tỷ đồng mỗi năm. Vì tin tưởng vào bản hợp đồng đã được ký kết có hiệu lực đến 01/03/2016 và chỉ thu hồi mặt bằng khi có giấy phép xây dựng và quyết định khởi công công trình nên các doanh nghiệp đã tiến hành san lấp mặt bằng và đầu tư nhà xưởng, lắp đặt thiết bị máy móc lên đến 107 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngày 26/10/2015 Khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình đã ban hành công văn số 802/LHTTQG-KHKD do ông Nguyễn Thanh Liêm ký, yêu cầu Công ty CP Dược phẩm Lưu Công bàn giao lại mặt bằng vào lúc 9:00 ngày 30/10/2015. Nếu không bàn giao mặt bằng đúng thời hạn trên thì sẽ bị Khu liên hợp Thể thao Quốc gia tiến hành cắt điện, cắt nước…
Một doanh nghiệp thuê mặt bằng bị Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình cắt điện, không thể sản xuất
Trao đổi với phóng viên, đại diện các doanh nghiệp đều cho rằng, việc làm trên của BQL Khu liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình là cách hành xử thiếu tôn trọng đối tác, không giữ chữ tín và đã gây phương hại tới lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp đang thuê mặt bằng tại đây. Vì theo hợp đồng ban đầu đã ký, phải tới ngày 01/03/2016 mới hết hiệu lực hợp đồng thuê đất.
Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Bích Hà, công nhân Công ty ANA cho biết: “Chúng tôi ở đây chỉ là những người công nhân, cuộc sống trông chờ vào những đồng lương ít ỏi. Thời gian vừa qua điện thường xuyên bị mất mà không hề có thông báo của bất cứ đơn vị nào khiến năng xuất lao động của chúng tôi bị giảm rõ rệt. Nếu không làm gia được sản phẩm thì lương chúng tôi thấp, không đủ kinh phí lo cho con cái ăn học. Cuộc sống khó khăn nay lại càng thêm khó khăn”.
Còn theo chị chị Hà Vân Phương, cán bộ quản lý một xưởng may đối diện chia sẻ: “Cứ mất điện thế này ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động của công ty chúng tôi. Với mỗi đơn đặt hàng người ta đặt rất nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, tình trạng mất điện sảy ra liên tục như thế này công ty chúng tôi không thể sản xuất được.
Video đang HOT
Nhiều đơn hàng chúng tôi vừa nhận do mất điện không thể sản xuất được nên sẽ bị chậm lại và đương nhiên chúng tôi sẽ phải bồi thường một số tiền không hề nhỏ khi bàn giao sản phẩm chậm so với hợp đồng ký kết, uy tín công ty thì bị giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm ăn sau này”.
Quyết định “ngẫu hứng” của lãnh đạo Khu liên hợp Quốc gia Mỹ Đình, khiến nhiều công nhân vào cảnh khó khăn, thất nghiệp
Đồng quan điểm với chị Phương, bác Lê Ngọc Tiếp một người làm việc tại Kho đông lạnh, bia, thực phẩm bức xúc: “Kho hàng bia của chúng tôi luôn phải đảm bảo ở nhiệt độ -2 độ C. Thời gian vừa qua tại khu vực thường xuyên sảy ra tình trạng mất điện có những hôm mất điện tới 30 tiếng đồng hồ.
Tình trạng mất điện kéo dài dẫn tới việc chất lượng bia của chúng tôi không được đảm bảo. Các mặt hàng đông lạnh cũng không được đảm bảo. Chính vì vậy mỗi khi mất điện từ 5h trở công ty phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để chi phí để vận chuyển lượng hàng qua các kho đông lạnh khác để đảm bảo chất lượng”
Được biết, bên cạnh số tiền thuê đất gần 3 tỷ đồng mỗi năm, các doanh nghiệp ở đây còn phải nộp thêm một khoản tiền khác cho Khu liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình lên đến hàng tỷ đồng mà không được đưa vào sổ sách kế toán. Việc Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình dùng chiêu bài cắt điện, cắt nước để gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang thuê mặt bằng đã được thực hiện nhiều lần trước đây, khiến các doanh nghiệp bị thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.
Doanh nghiệp điêu đứng về quyết định của Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình
Trước việc các doanh nghiệp đã đầu tư san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng lên tới hơn trăm tỷ đồng đang có nguy cơ bị di dời trước thời hạn, các doanh nghiệp nơi đây vô cùng bức xúc, đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng với mong muốn được tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh trên diện tích đất đã thuê và Khu liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình phải nghiêm túc thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.
Hơn 20 doanh nghiệp đang có nguy cơ phải dỡ bỏ khối tài sản hơn trăm tỷ đồng đã đầu tư xây dựng chỉ vì sự “tắc trách”, quyết định mang tính “ngẫu hứng” của lãnh đạo Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình…
Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ những khuất tất tại Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp đang thuê mặt bằng tại đây.
Hải Sơn
Theo_Vietq
Đề nghị chuyển xe trái tuyến khỏi bến Mỹ Đình
Hiêp hôi vân tai ô tô VN đê xuât chuyển cac xe trái tuyến khỏi bến Mỹ Đình đê có thêm vị trí tiêp nhận xe đúng tuyến.
Theo đanh gia cua Hiêp hôi, quy hoạch chi tiết tuyến vận tải cố định tại cua Ha Nôi đang bi vương trong qua trinh thưc hiên.
Cu thê la tư nay tơi 2020, các tinh miền núi phía Băc gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc sẽ không thể tăng phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại về Hà Nội. Bởi theo đúng hướng tuyến thi xe từ các tinh này chỉ có thể về bến My Đình nhưng My Đinh lai là một trong 3 bên không được tăng xe.
Cân điêu chinh cac tuyên ra vao bên xe My Đinh đê phu hơp tinh hinh thưc tê va tôi ưu hoa cac luông tuyên vân tai
Trong khi nhu câu đi lai ngay môt lơn va con nhiêu bên con kha năng tiêp nhân thêm khach như Gia Lâm, Yên Nghĩa, Nước Ngầm nhưng xe tư các tinh nói trên cung se không thể vào được.
Ly do la vì theo quy hoach thi bến xe Gia Lâm chỉ đươc tiêp nhận xe đi từ QL1, QL1B; bên xe Yên Nghĩa chỉ tiếp nhận xe từ đường HCM, QL6; bến xe Nước Ngầm chỉ tiếp nhận xe đi từ QL1, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Do đo, Hiệp hội vận tải ô tô VN kiến nghị Bộ GTVT cần thống nhất với UBND TP Hà Nội cần sớm có giải pháp kết hợp việc điều chỉnh tuyến ngay từ khi lập quy hoạch với các tuyến hiện tại đang bố trí không đúng tuyên, nhât là các tuyên đi và đến các bến xe trên địa bàn TP.
Đặc biệt chuyển những tuyến vận tải khách liên tinh hiện đang hoại động tại bến xe Mỹ Đình (không phù hợp với hướng tuyến theo quy định nêu trên) về bến xe Yên Nghĩa, bến xe Nước Ngầm. Từ đó bến xe Mỹ Đình mới có vị trí tiêp nhận xe của các tỉnh nói trên theo hướng QL32, cầu Thăng Long.
Ghi nhận đề xuất trên của Hiệp hội vận tải ô tô VN, Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Sở GTVT Hà Nội các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện đúng quy hoạch chi tiết đã được ban hành. Bô cung yêu cầu Sở GTVT Hà Nội tiếp tục nghiên cứu đề xuất của Hiệp hội vận tải ô tô VN, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, điều chỉnh trong thời gian tới.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Hành, tỏi Lý Sơn bị thương lái ép giá: Điêu đứng vùng tỏi Bị thương lái ép giá khiến bà con trồng hành, tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) điêu đứng vì sản phẩm không có đầu ra. Lượng hành tỏi Lý Sơn tồn đọng lên cả 1.000 tấn. Theo người nông dân Lý Sơn chia sẻ, năm nay sản lượng hành, tỏi đạt khoảng 500kg/sào (500m2). Hiện thương lái ép giá, trừ hao vô...