Doanh nghiệp địa ốc đang ráo riết đi “săn” quỹ đất
Trong bối cảnh thị trường bất động sản có xu hướng chững lại sau vài năm khởi sắc, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang lên kế hoạch tìm quỹ đất mới.
Bài toán quỹ đất đang là chủ đề được nhiều chủ đầu tư quan tâm ở giai đoạn này khi mà việc tìm kiếm đất để triển khai dự án là câu chuyện không còn dễ dàng.
Mới đây, Phát Đạt công bố hàng loạt dự án trọng điểm sẽ triển khai trong vòng 5 năm tới tại thị trường Tp.HCM, Phú Quốc, Quảng Ngãi để đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp. Tại Phú Quốc, đơn vị này hiện đang có quỹ đất hơn 40ha, Tp.HCM là 23,94ha và tại Quảng Ngãi là 42ha. Theo đại diện đơn vị này, các quỹ đất này sẽ được tiến hành làm dự án trong năm 2020, theo đó, nguồn hàng để mang doanh thu cho doanh nghiệp trong trung hạn của kế hoạch 5 năm tới sẽ được đảm bảo.
Tương tự, theo thông tin từ đại diện Phú Đông Group, doanh nghiệp này cũng đang chuẩn bị được quỹ đất tại Tp.HCM và khu lân cận cho năm 2019. Cụ thể, tại Q.12 có 1.8ha, dự kiến xây 1.000 căn hộ; tại Dĩ An (Bình Dương) có 6.000m2, dự kiến xây dựng 600 căn hộ. Tất cả sản phẩm căn hộ của đơn vị này hướng đến đối tượng khách hàng trẻ, giá dưới 2 tỉ đồng/căn. Ngoài ra, kế hoạch trung hạn 3-5 tới, đơn vị này đã chuẩn bị quỹ đất “gối đầu” 5ha tại huyện Nhà Bè và 10ha tại Phan Thiết để triển khai dự án.
Trả lời phỏng vấn mới đây, Tổng giám đốc Thang Long Real cũng cho hay, hiện doanh nghiệp đã có quỹ đất lớn làm khu đô thị trong vòng 4-5 tới tại khu lân cận Tp.HCM. Đây là quỹ đất mà doanh nghiệp đã thực hiện mua bán cách đây 1 năm. Nói về việc chuẩn bị quỹ đất trong dài hạn, đại diện đơn vị này cho rằng, với bối cảnh như hiện nay, doanh nghiệp có được quỹ đất trong trung hạn là điều đáng mừng, vì nếu đi dài hạn có thể không tính toán được bài toán dòng tiền lâu dài.
Theo ghi nhận, quỹ đất triển khai dự án vẫn là bài toán đau đáu của các doanh nghiệp địa ốc hiện nay. Với mức giá đất nền đã tăng chóng mặt thời gian qua, việc tìm kiếm và mua lại quỹ đất không còn là câu chuyện dễ dàng.
Thậm chí, một số khu vực đất còn rất nhiều nhưng việc chốt được giá và mua được lại là câu chuyện khác. Khá nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc triển khai dự án khi dường như không có quỹ đất “gối đầu”. Thậm chí, nếu có đất thì cũng khá đau đầu vì gian nan việc cân đối giá cả bán ra với chi phí đầu vào.
Liệu giá BĐS có tăng trong thời gian tới?
Rõ ràng, câu chuyện về chi phí đầu vào sẽ ảnh hưởng phần nào đến giá BĐS trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức độ tăng giá như thế nào và tăng theo lộ trình ra sao còn phụ thuộc vào từng phân khúc, nhu cầu của thị trường.
Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, đối với phân khúc giá vừa túi tiền nhiều khả năng sẽ tăng giá vì nhu cầu thị trường và dư địa phát triển còn lớn. Đặc biệt, khi mà chi phí đầu vào tăng thì chắc chắn giá BĐS cũng sẽ biến động tăng. Tuy vậy, mức độ tăng giá còn phụ thuộc vào chất lượng dự án, sự đầu tư của chủ đầu tư và nhu cầu thực sự của khách hàng.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thái Hà, Tổng giám đốc Thang Long Real cho rằng, thực tế khách mua hiện nay rất thông minh, chủ đầu tư không thể ồ ạt tăng giá nếu như dự án không có sự đầu tư bài bản. “Để giá BĐS tăng theo thị trường thì ngoài yếu tố tác động từ bên ngoài thì nội tại dự án phải thật tốt, được khách hàng tin tưởng”, bà Hà khẳng định.
Một số ý kiến của doanh nghiệp cho rằng, phương án tăng giá BĐS của doanh nghiệp trước bối cảnh chi phí đầu vào tăng cũng chỉ là tình thế không mong muốn. Hơn ai hết, các doanh nghiệp BĐS kỳ vọng thị trường phát triển ổn định, bền vững, mua bán dễ dàng.
Nếu phải tính toán chi phí quỹ đất tăng kéo theo giá bán ra tăng thì vô hình chung khiến thanh khoản dự án, thị trường bị ảnh hưởng, hầu như các doanh nghiệp không mong muốn điều này xảy ra.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Vì sao doanh nghiệp không mặn mà cải tạo chung cư cũ?
Các khu chung cư cũ đa phần nằm trong nội đô, đây là khu vực bị khống chế về mật độ và chiều cao, nên rất khó để thu hồi vốn khi đầu tư xây dựng ở khu vực này.
Việc cải tạo các chung cư, nhà tập thể cũ tại Hà Nội hiện đang rất khó khăn. Thực tế đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ được ban hành nhưng vẫn chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Nhiều vướng mắc, bất cập đã phát sinh trong quá trình triển khai cải tạo chung cư cũ. Chẳng hạn như: Chưa có sự đồng thuận trong phương án đền bù, tái định cư; công tác giải phóng mặt bằng; hay quy định khống chế quy hoạch chiều cao xây dựng của khu vực trung tâm...
Nhiều khu tập thể cũ không tìm được nhà đầu tư để cải tạo. (Ảnh: Ngọc Vy).
Tại chương trình Cà phê Doanh nhân với chủ đề: "Giải pháp thúc đẩy tiến độ cải tạo chung cư cũ" do báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức sáng nay (15/12), nhiều ý kiến chuyên gia cũng đã bàn luận quanh vấn đề này nhằm tìm ra các giải pháp hợp lý.
Ông Đỗ Viết Chiến - Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, đặc thù của nội thành Hà Nội là hầu hết các nhà chung cư nằm trong các quận nội thành. Đây là khu vực nằm trong vùng hạn chế phát triển theo quy hoạch 108 của Thủ tướng và bị khống chế về mật độ và chiều cao. Đây chính là thách thức lớn cho các nhà đầu tư khi không thể tìm được cách thu hồi vốn.
Đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động cải tạo chung cư cũ, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, phải có sự phân biệt khác nhau về thời kỳ xây dựng, vị trí địa lý, kỹ thuật xây dựng, chất lượng cuộc sống của người dân trong từng khu dân cư và đối chiếu với chính sách của nhà nước qua từng thời kỳ... Chỉ khi nhận diện rõ được những điều này, thì chúng ta mới có khung chính sách cho từng loại chung cư, còn không thì kiến nghị của chúng ta chỉ dừng trên giấy mà thôi.
Tuy nhiên, ông Nghiêm cũng đề xuất, điểm mấu chốt cụ thể ở đây, ai, đơn vị nào đứng ra làm việc phân loại và nhận diện này?
Một là, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội cần nhận diện và phân loại rõ từng loại chung cư.
Hai là, trên cơ sở đó, chúng ta có trình tự thực hiện các dự án cải tạo chung cư cụ thể khác nhau, không thể có một khung chính sách chung cho tất cả các loại chung cư. Như vậy sẽ rất chung chung.
Ba là, phải xây dựng một tiêu chí đồng bộ, như những vấn đề đã chỉ ra như trên phải nhận diện chứ đừng chỉ can thiệp vào một hạng mục nào đó. Ví dụ như chung cư hạng D nên ưu tiên cải tạo trước. Đây chỉ là yếu tố cần, tuy nhiên chưa đủ.
Một vấn đề nữa, để cải tạo chung cư, đảm bảo lợi ích giữa 3 nhà: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, thì đề nghị giảm căn hộ chung cư đi.
Bốn là, cần xem xét lại chỉ tiêu diện tích sàn ở trên/người.
Năm là, ngoài bồi thường hỗ trợ tái định cư, cần có chính sách mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trên toàn địa bàn thành phố và thuận lợi cho những người tự nguyện muốn ra khỏi chung cư.
Sáu là, nên thành lập cơ quan độc lập trực thuộc của UBND thành phố, phụ trách việc cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư.
Bảy là, việc lập quy hoạch các khu chung cư phải là tổng thể cả khu vực, và phải do cơ quan Nhà nước lập kế hoạch chi tiết và phê duyệt, đồng thời có đề xuất giải pháp cân bằng lợi ích giữa các bên.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 40 chung cư ở 5 quận được đánh giá cấp độ nguy hiểm. (Ảnh: L.Thủy)
Về thực trạng cũng như quá trình triển khai, ông Bùi Tiến Thành - Phó phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Hà Nội không kiến nghị suông mà chúng tôi đã làm rồi".
Thành phố Hà Nội cũng đã kiến nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ một số giải pháp trên cơ sở đánh giá lại 25 dự án xây dựng chung cư cũ đã và đang triển khai.
Theo quy định tại Điều 86, Điều 87 của Luật nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải có trách nhiệm cải tạo, bảo dưỡng. Hiện tại, khi nhà ở của người dân hỏng hóc thì nhà nước đang xây lại nhà cho người dân này mà không lấy tiền. ông Thành cho rằng, cần xem xét lại quy định này.
Thỏa thuận hay thống nhất thì trong Luật nhà ở, đặc biệt Nghị định 101 với chung cư nguy hiểm cấp D thì với nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội không nhiều. Hà Nội rà soát các chung cư cũ, có 1579 chung cư cũ và phân loại thành 4 cấp, rồi kiểm định hàng năm.
Với nhà chung cư cấp D, Sở Xây dựng tham mưu thành phố ra quyết định di dời và ra phương án tạm cư để đảm bảo an toàn cho người dân trong thời gian phá dỡ nhà chung cư.
Cũng theo ông Thành, kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh bổ sung vào Nghị định 101 có thể điều chỉnh bổ sung thêm. Theo quy định hiện hành, việc cải tạo chung cư cũ khi người dân không lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà nước lựa chọn hình thức hoặc dùng ngân sách, dùng hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) nhưng cả hai hình thức này đối với thành phố đang đều rất khó khăn.
Do đó, tùy từng địa phương có cơ chế cụ thể. Ví như ở Hà Nội chủ yếu tập trung số chung cư chủ yếu tập trung ở 4 quận nội thành, đất đai chật hẹp, dân số đông nên chính vì thế mà việc thực hiện rất khó.
Theo Ngọc Vy
Tiền phong
Doanh nghiệp bất động sản đổ về tỉnh Khi quỹ đất sạch ở TP HCM khan hiếm, giao dịch chuyển nhượng cũng như triển khai dự án chậm lại do thủ tục mất nhiều thời gian, doanh nghiệp bất động sản phải mở rộng ra các tỉnh, thành khác để tồn tại và phát triển. Khi đầu tư ở các tỉnh, doanh nghiệp (DN) cần xác định dòng vốn và mục...