Doanh nghiệp dệt may ít đơn hàng
Bộ Công Thương cho biết, đến thời điểm này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ nhận đơn hàng theo từng tháng, từng tuần. Thậm chí, các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may Việt Nam là veston, sơ mi cao cấp hầu như chưa có đơn hàng cho quý cuối năm.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Nguyên nhân là tổng cầu dệt may thế giới năm 2020 sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nếu như kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới năm 2019 là 775 tỷ USD, thì ước tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 600 – 640 tỷ USD, giảm 15 – 20% so với năm 2019, thậm chí có thể giảm tới 25%.
Tại Việt Nam, tính chung 9 tháng năm 2020, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 481,2 triệu m2, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 730,9 triệu m2, giảm 8,5%; quần áo mặc thường ước đạt 3.266,9 triệu cái, giảm 6,2%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 9 tháng ước đạt 22,06 tỷ USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Mỗi tuần một doanh nghiệp: EVFTA và cảng Gemalink là động lực tăng trưởng cho Gemadept năm tới?
CTCK MBSecurities (MBS) vừa đưa ra báo cáo về triển vọng cho cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept, theo đó có nhiều động lực để nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu cảng biển này.
MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 28.900 đồng/cp trên cơ sở (i) cảng Gemalink đi vào hoạt động tạo động lực tăng trưởng trong dài hạn, (ii) kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng nhờ EVFTA, và (iii) đề xuất tăng gia dịch vụ cảng biển từ năm 2021 giúp cải thiện biên lợi nhuận.
Bên cạnh đó, định giá trên còn dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền. Giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 15,4 lần (theo EPS 2021F khoảng 1.871 đồng).
Video đang HOT
Do đâu khuyến nghị mua cho GMD?
Thứ nhất, GMD sẽ được hưởng lợi từ EVFTA đối với dịch vụ vận tải biển. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam với kim ngạch 2 chiều tăng bình quân 8%/năm trong 5 năm trở lại đây.
Theo dự báo của Bộ Công thương, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 42,7% và nhập khẩu từ EU vào VN tăng 33,1% vào năm 2025. Đến năm 2030, con số tương ứng sẽ đạt 44,4% và 36,7%. Hoạt động dịch vụ vận tải biển do đó sẽ được đẩy mạnh và mở rộng.
Thứ hai, triển vọng tăng trưởng dài hạn từ cảng Gemalink tại Cái Mép - Thị Vải. Dự kiến đưa cảng Gemalink vào khai thác từ quý 1/2021 sẽ giúp công suất cảng của GMD tăng 63%, từ 2,4 triệu TEU lên 3,9 triệu TEU.
Với công suất 1,5 triệu TEU và là cảng duy nhất tại Việt Nam có khả năng tiếp cận tàu lớn nhất thế giới, đến 200.000 DWT.
Gemalink sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho GMD trong tương lai, đặc biệt tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải - cụm cảng duy nhất tại Việt Nam có các chuyến tàu mẹ chở container trực tiếp đi Châu Âu và Châu Mỹ mà không phải qua trung chuyển. Doanh thu đến năm 2024 từ Gemalink dự phóng đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu toàn Công ty.
Cuối cùng, đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển từ năm 2021. Theo Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), giá dịch vụ bốc dỡ container tại Việt Nam, đặc biệt cho hàng xuất nhập khẩu hiện đang thấp hơn từ 2-3 lần so với các nước khác trong khu vực.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cảng biển đang đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển lên 10% từ năm 2021.
Cảng Gemalink được đưa vận hành vào đầu năm 2021
MBS cho biết lãi ròng nửa đầu năm 2020 giảm 25% do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 do (i) doanh thu khai thác cảng - vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của GMD (~85%) - chứng kiến giảm 13,5%, (ii) ghi nhận lỗ tỷ giá 21 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chi lỗ ~5 tỷ đồng, (iii) lãi phát sinh từ thanh lý đầu tư thấp, và (iv) lãi từ hoạt động liên kết giảm 35%.
Trong nửa đầu năm 2020, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng của GMD giảm 5% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu giảm tại (i) cảng Gemadept Dung Quất với ~10% do đặc thù xử lý hàng rời cho các tuyến Trung Quốc và Nhật Bản, (ii) hệ thống cảng Hải Phòng - nơi chủ yếu phục vụ chuyến tàu nội địa Á và hàng chuyển tải đi châu Âu - chứng kiến sản lượng hàng container giảm 6% n/n.
Tiến độ dự án cảng Gemalink: Cảng sẵn sàng chạy thử nghiệm từ tháng 11/2020 và chính thức đưa vào vận hành từ đầu năm 2021. Trong tháng 7/2020 đã lắp đặt 2/6 cẩu trục STS. Dự kiến công tác thi công, lắp đặt toàn bộ 6 cẩu trục, 18 cẩu RTG và các trang thiết bị khác của Cảng Gemalink sẽ được hoàn thành trong tháng 10.
Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải chứng kiến mức tăng 2 chữ số về sản lượng hàng container trong 1H2020, trong khi cả nước chỉ tăng 8%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, vận tải biển chịu tác động khá lớn từ đại dịch khi sản lượng hàng container 6 tháng 2020 cả nước chỉ tăng 8%, đạt tương ứng hơn 10 triệu TEU, nhưng riêng khu vực miền Trung và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải vẫn ghi nhận tăng cao, tương ứng 18,5% và 12,9% (theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam VPA).
Với vị trí địa lý thuận lợi và khả năng tiếp nhật tàu container có trọng tải lên đến 100.000 DWT, nhu cầu vận tải hàng hóa tại cụm cảng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Lợi nhuận dự kiến của GMD tăng 43% trong năm 2021
Năm 2020, doanh thu và lãi ròng ước đạt tương ứng 2.464 tỷ đồng và 423 tỷ đồng, giảm tương ứng 7% và 18%. MBS kỳ vọng hoạt động khai thác cảng sẽ chứng kiến hồi phục nhẹ trong 2H2020, kéo theo sản lượng hàng container thông qua các cảng của GMD giảm 4%.
Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng trưởng khá với mức tăng 22% và 43% n/n trên cơ sở dự phóng sản lượng hàng container thông qua các cảng tăng 21% n/n trong bối cảnh
(i) kinh tế phục hồi dần sau đại dịch, dẫn đến sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng cao trở lại,
(ii) hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giữa Việt Nam và EU, dịch vụ vận tải biển do đó được mở rộng,
(iii) giá dịch vụ cảng biển tăng bình quân 5% trong năm 2021,
và (iv) cảng Gemalink đi vào hoạt động với công suất 1,5 triệu TEU/năm.
Ước tính năm đầu tiên sản lượng hàng thông qua cảng Gemalink đạt 200.000 TEU/năm sau đó tăng dần lên và đạt 1,2 triệu TEU/năm đến năm 2024.
Ngành bông Mỹ hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao chất lượng Ngày 22/9, Cotton Day Vietnam 2020 - ngày hội ngành bông lớn nhất trong năm do Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) được diễn ra dưới hình thức hội thảo trực tuyến với chủ đề "Dẫn đầu qua thời kỳ biến động: Đối tác của doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ mới". Do yêu cầu của thị trường, lượng bông Mỹ nhập khẩu...