Doanh nghiệp dầu khí và những thích ứng mang tính chiến lược
Chưa bao giờ ngành dầu khí lại chịu khó khăn kép như hiện nay: giá dầu giảm sâu và dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh đó, “quản trị biến động, tối ưu giá trị, đẩy mạnh tiêu thụ, nỗ lực vượt khó, nắm bắt cơ hội, an toàn về đích” là phương châm hoạt động quý II/2020 của các doanh nghiệp dầu khí.
Tác động khó lường
Diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của dịch Covid-19 trên toàn cầu cùng với cuộc chiến về thị phần dầu, giá dầu giữa Nga và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra từ đầu tháng 3/2020 dẫn đến giá dầu suy giảm nhanh ngoài dự báo. Tình trạng giá dầu thấp như hiện nay khiến thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
Theo tính toán của Tập đoàn Dầu khí (PVN), nếu giá dầu duy trì ngưỡng 30 USD/thùng thì năm 2020, doanh thu từ bán dầu thô chỉ còn 2,362 tỷ USD.
Nộp ngân sách nhà nước cũng giảm tương ứng từ 1,594 tỷ USD xuống 806 triệu USD (tức là PVN mất 2,3 tỷ USD doanh thu và giảm gần 800 triệu USD nộp ngân sách nhà nước).
Ngành dầu khí từ khâu đầu đến khâu cuối đang bị ảnh hưởng rất mạnh. Những dự án trọng điểm về tìm kiếm, thăm dò, khai thác đều chịu tác động của dịch Covid-19.
Nhiều nhà thầu không thể điều động nhân sự sang triển khai các phần việc thuộc các dự án, tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho dự án từ các nước có dịch đang thực hiện phong toả, cách ly cũng bị gián đoạn hoặc chậm…
Hoạt động khai thác dầu khí trong tình trạng giá dầu xuống thấp như hiện nay cho thấy thiệt hại về kinh tế là rất rõ ràng.
Tương tự, hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu cũng chịu tác động tiêu cực khi nhu cầu vận tải, lưu thông sụt giảm.
Các cửa hàng, đại lý xăng dầu hạn chế nhập hàng để chờ giá giảm, chiết khấu bán lẻ trên thị trường tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản phẩm của 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn.
Hiện tại, tồn kho xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đứng trước nguy cơ “tank-top” (vượt giới hạn tồn trữ), trong khi tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có xu hướng tăng nhanh khi các khách hàng lùi lịch nhận hàng do tình hình tiêu thụ và sức chứa khó khăn.
Video đang HOT
Theo đó, hoạt động kinh doanh xăng dầu của PVN dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thua lỗ tăng cao nếu tình hình dịch bệnh không được kiểm soát trong thời gian tới.
Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí cũng gặp khó khi các chủ đầu tư, nhà thầu có xu hướng cắt giảm và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến giá cước vận chuyển quốc tế cho tất cả các cỡ tàu đều giảm trên 50%…
Việc giá dầu giảm mạnh còn ảnh hưởng đến giá cung cấp các giàn khoan khi tái ký hợp đồng do bên sử dụng sẽ yêu cầu đàm phán lại giá.
Các giàn khoan hiện đang cung cấp cho khách hàng ở nước ngoài, nếu dịch bệnh kéo dài, các cửa khẩu đóng cửa, ngừng các chuyến bay quốc tế… sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các hợp đồng cung cấp dịch vụ và giá cho thuê giàn.
Tương tự, với các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật dầu khí thực hiện ở nước ngoài, việc đưa lao động đi nước ngoài làm việc đang gặp nhiều khó khăn do hầu hết các nước đều hạn chế việc xuất nhập cảnh trong thời gian hiện tại, thủ tục xin visa bị siết chặt bởi cả 2 phía, gây khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và chi phí hơn so với trước đây.
Quyết liệt ứng phó
Toàn PVN đã quán triệt tinh thần bảo vệ an toàn, sức khỏe của người lao động; từ đó tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị, tối ưu nguồn lực; triển khai áp dụng các công cụ, giải pháp nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động.
Rà soát, cắt giảm chi phí nhằm mục tiêu tiết giảm đồng bộ với giảm doanh thu, kể cả giảm thu nhập cá nhân từ lãnh đạo đến người lao động.
Các đơn vị trong Tập đoàn tích cực phối hợp với nhau để chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường… nhằm tối ưu hiệu quả trong cả chuỗi giá trị, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong nước có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung cấp.
ặc biệt, PVN và các đơn vị thành viên đã chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin thị trường về cung cầu, biến động giá của dầu thô, sản phẩm dầu khí, từ đó xây dựng phương án, kịch bản tham mưu với cấp thẩm quyền và điều hành cụ thể tại từng thời điểm để tận dụng cơ hội, nâng cao hiệu quả trong hoạt động điều hành, giảm thiệt hại do tác động của thị trường.
Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với những giải pháp quyết liệt, cụ thể và được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt, PVN đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất đề ra khi kết thúc quý I/2020.
Tuy vậy, theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc PVN, hiện đang ở giai đoạn khó khăn nhất lịch sử với doanh nghiệp dầu khí.
Quý II có nhiều biến động do hệ quả của đại dịch Covid-19, sự suy thoái kinh tế dẫn đến nhu cầu của thị trường giảm sẽ kéo theo biến động giá cả, nên PVN cần tập trung quản trị biến động, đề ra các giải pháp cụ thể trong thời điểm này.
ồng thời, tiếp tục tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực (cắt giảm chỗ chưa cần thiết, ngược lại tăng chi cho nhiệm vụ cấp bách) để đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh được hiệu quả.
ối với các đơn vị sản xuất, trong bối cảnh nhu cầu thị trường đang thấp, hàng hóa tồn kho lớn, các đơn vị phải tạo liên kết, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhanh để vượt khó.
Bên cạnh thách thức, bối cảnh hiện tại cũng mang đến các cơ hội, nên cần nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tiếp tục rà soát, thay đổi, sáng tạo, thường xuyên cập nhật thông tin để có giải pháp quản trị, điều hành kịp thời, hiệu quả.
Các đơn vị cần tiếp tục tăng cường phối hợp, chia sẻ khó khăn với nhau, tăng cường dự báo, nhận diện diễn biến thị trường, để từ đó giảm thiểu các tác động xấu.
Trong bối cảnh dịch bệnh và giá dầu diễn biến khó lường, PVN cần có cơ chế đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời nắm bắt cơ hội xuất hiện.
Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh và giá dầu khó lường như hiện nay, bên cạnh sự chủ động nắm bắt tình hình, triển khai đồng bộ các giải pháp, PVN cũng rất cần có cơ chế đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời nắm bắt cơ hội xuất hiện, từ đó vượt qua thách thức trong thời điểm hiện tại.
ó là cơ chế kiểm soát, quản trị rủi ro, phương châm hành động thật nhanh, nghĩ thật nhanh để có thể đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc, điều hành sản xuất – kinh doanh vào giai đoạn đặc biệt khó khăn này.
Dưới góc độ vĩ mô, việc giá dầu thế giới giảm sâu đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của PVN, qua đó làm giảm mức đóng góp của Tập đoàn với nền kinh tế.
Tuy nhiên, xu hướng này cũng đang mở ra nhiều cơ hội mở rộng đầu tư, tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí khi giá dịch vụ và giá thuê giàn khoan giảm mạnh; nhiều chủ mỏ sẽ phải đóng mỏ hoặc bán mỏ; chi phí trong việc đàm phán các hợp đồng khai thác, thăm dò dầu khí vì thế cũng giảm mạnh…
ể thực hiện được điều này, PVN cần có cơ chế để tạo nguồn lực, chủ động trong việc thực hiện các dự án, kế hoạch thăm dò, khai thác dầu khí, gia tăng trữ lượng…
PVN là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, những thay đổi về mặt cơ chế, chính sách quản lý mang tính chiến lược đối với Tập đoàn sẽ tác động quan trọng đến đóng góp của ngành dầu khí vào ngân sách nhà nước, cũng như tác động đến việc tạo nền tảng cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Kết thúc quý I/2020, tổng doanh thu của toàn PVN đạt 165.000 tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch quý và 25,7% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước quý I đạt 20.800 tỷ đồng, bằng 89,7% kế hoạch quý và 25,3% kế hoạch năm.
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...