Doanh nghiệp ‘đặt cược’ vào camera AI để chống Covid-19
Nhiều cửa hàng và công sở tại Mỹ trang bị camera cài phần mềm trí tuệ nhân tạo để theo dõi việc giãn cách và đeo khẩu trang.
Theo một số công ty, những phần mềm như vậy rất quan trọng bởi nó giúp doanh nghiệp hoạt động được khi dịch bệnh đang bùng nổ. Nhờ phần mềm trí tuệ nhân tạo, không chỉ khách hàng và các công nhân mà còn cả cơ quan quản lý lẫn công ty bảo hiểm sẽ cảm thấy an tâm khi thấy doanh nghiệp có theo dõi và tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành.
“Chúng tôi không mong muốn các thống đốc yêu cầu đóng cửa mọi dự án khi thấy không một ai tuân thủ”, Jen Suerth, Phó chủ tịch công ty xây dựng Pepper Construction có trụ sở tại Chicago, nói. Mới đây, doanh nghiệp này đã áp dụng phần mềm theo dõi của SmartVid.io nhằm phát hiện việc các công nhân có tụ tập khi đang làm việc tại dự án của tập đoàn Oracle tại Deerfield, Illinois (Mỹ) hay không.
Công ty sản xuất kim cương Samarth Diamond dự kiến triển khai giải pháp AI của Glimpse Analytics ngay khi mở lại nhà máy ở Gujarat (Ấn Độ). Trong khi đó, Quỹ Tín thác Đầu tư Bất động sản RPT Realty sẽ áp dụng công nghệ theo dõi việc giãn cách của RE Insight tại hai trung tâm mua sắm ở bang Michigan trong hai tuần tới.
Nhiều cửa hàng và công sở Mỹ trang bị camera cài phần mềm trí tuệ nhân tạo.
Những người mua công nghệ theo dõi bằng AI kỳ vọng chúng sẽ hoạt động tốt bởi các biện pháp đảm bảo an toàn trước đó không mấy thành công. Tuy vậy, một số chuyên gia công nghệ cho rằng các nhà bán lẻ cũng như người cho thuê văn phòng không nên áp dụng công nghệ mới trong thời điểm hỗn loạn như hiện tại trong khi chỉ dùng chúng trong vài tháng ngắn ngủi để cho qua mùa dịch.
“Một câu hỏi đặt ra là liệu những công nghệ theo dõi này có được giữ nguyên sau khi vấn nạn y tế công cộng qua đi hay không, đó mới là nỗi sợ về bảo mật thật sự”, Al Gidari, chuyên gia về quyền riêng tư tại trường Luật Stanford (Mỹ), nói.
Công nghệ thị giác máy tính
Reuters đã phỏng vấn 16 công ty phân tích video. Nhiều hãng trong số này khởi nghiệp với doanh thu vài triệu USD đã đưa thêm dịch vụ theo dõi khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Hệ thống của họ cho phép tạo ra các bản báo cáo hàng ngày nhằm giúp người quản lý tại hiện trường có thể giải quyết, xử lý các vấn đề cũng như đảm bảo sự tuân thủ quy định của những người đến nơi được lắp đặt camera.
Hầu hết phần mềm được áp dụng dựa trên một nhánh công nghệ AI là thị giác máy tính (computer vision). Ở đó, các thuật toán sử dụng thư viện hình ảnh có được nhằm phát hiện các vật thể với độ tin cậy từ 80% trở lên.
Video đang HOT
Một số khách hàng cho biết công nghệ thị giác máy tính có thể khiến các doanh nghiệp phải chi tối thiểu 1.000 USD để phân tích các dữ liệu thu được từ camera. Tuy vậy, số tiền này vẫn rẻ hơn việc thuê nhân viên bảo vệ thường trực. Phương án sử dụng AI cũng được đánh giá là an toàn hơn bởi có trường hợp bảo vệ và khách hàng xô xát khi đôi bên bất hoà về việc tuân theo các biện pháp an toàn mùa dịch.
Bà Suerth cho biết hệ thống theo dõi của SmartVid mà Pepper Construction đang áp dụng chưa ghi nhận trường hợp tụ tập nào đáng báo động bởi nhân sự hiện vẫn bị hạn chế. Nhưng khi có nhiều nhân viên trở lại làm việc, hãng sẽ xem xét tình hình để xem xét việc có tung ra công cụ nhắc giữ khoảng cách hay không. Theo bà, chúng giống như những con mắt theo dõi ở công trường và phần mềm có ít khả năng mắc lỗi hơn người thường mà độ chính xác lại cao.
Parth Patel, quản lý của công ty Samarth Diamond, cho biết khi phần mềm phát hiện có khoảng 4.000 công nhân đang tụ tập ở các khu vực làm việc cường độ cao, ông có thể điều chỉnh lại quy trình. Cụ thể, những người bị đánh dấu là “không đẹo khẩu trang” sẽ nhanh chóng được nhóm theo dõi camera cấp cho dụng cụ bảo hộ. “Nó chắc chắn hữu dụng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động và tạo sự thoải mái cho họ, đồng thời cũng giúp chính quyền thấy rằng doanh nghiệp đang tuân thủ quy định”, ông Patel nói.
Patel cho biết anh rất tự tin vào các thuật toán theo dõi bằng AI bởi năm ngoái, gia đình anh đã thành công khi dùng thị giác máy tính trong các siêu thị để đếm số lượng khách hàng nữ nhằm đưa ra quyết định có nhập thêm một mẫu váy mới hay không.
Brian Harper, Giám đốc điều hành của RPT Realty, cho biết họ đã sử dụng phần mềm AI để đếm khách tới hai trong số 49 trung tâm thương mại ngoài trời mà họ sở hữu ở Mỹ trong vài tháng qua. Nhờ đó, họ có thể dành tâm sức để đánh giá được sự tuân thủ của người thuê bất động sản ở năm trung tâm mua sắm với ít quy định diện tích sử dụng hơn.
RPT Realty còn dự định sử dụng một công nghệ AI khác của WaitTimes có tên Signage nhằm giúp khách hàng quyết định xem thời điểm nào là nên đi mua sắm. Công nghệ này cho phép phân tích số người xếp hàng để vào các cửa hiệu trong mùa dịch nhằm đảm bảo giãn cách an toàn. Ông Harper cho biết mọi thông số được phần mềm đưa ra cho khách hàng đều được ẩn danh. “Bạn không bao giờ được sở hữu quá nhiều dữ liệu”, ông nói thêm.
Nhưng những thuật toán phát hiện mọi người có đứng cách xa nhau đủ 1,8 mét hay nhận diện các vật thể như khẩu trang vẫn còn mới mẻ, hiện mới chỉ dừng lại ở thử nghiệm và hứa hẹn sẽ sớm được tung ra. Một số công ty khởi nghiệp thậm chí còn hứa hẹn sẽ đưa ra được công nghệ nhận diện ai đang ho, hắt hơi, khiến nhiều chuyên gia hoài nghi.
“Hầu hết giải pháp đều đang dừng lại ở bước tìm hiểu, chưa chứng minh được qua thành tựu nào và dễ có nguy cơ bị lỗi hoặc đưa ra kết quả sai”, Vinay Goel – cựu Trưởng nhóm sản phẩm của Google Maps, hiện là Giám đốc Kỹ thuật số tại đơn vị công nghệ của Tập đoàn Dịch vụ Bất động sản Jones Lang LaSalle, đánh giá.
Một chuyên gia tư vấn bán lẻ cho biết ngoài những vấn đề về kinh phí, các doanh nghiệp còn lo ngại việc AI có thể cảnh báo quá nhiều về các trường hợp không gây hại, ví dụ một gia đình đi sát nhau trong một dãy mua hàng.
Indyme, một hãng công nghệ làm việc với nhiều hãng bán lẻ của Mỹ như BevMo hay Office Depot, cho biết các khách hàng của họ vẫn thích các loại hộp công cụ thô sơ đếm người ở các lối vào rồi tự động phát thông báo yêu cầu giữ khoảng cách hơn phần mềm AI.
Đại gia Coca-Cola tuyên bố "ngừng quảng cáo 1 tháng", chuyển 7 tỷ đồng chống Covid: Giới marketing khen thông minh, dân mạng thi nhau "cà khịa"
Tuy có những phản ứng trái chiều nhưng không thể phủ nhận Chiến thuật này của Coca Cola thống nhất với những gì họ đã thể hiện bấy lâu: Hướng về cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến ngày càng phức tạp, trên tinh thần nhân đạo, Chính phủ vẫn đang hỗ trợ miễn phí chi phí cách ly, xét nghiệm và điều trị cho công dân Việt Nam, chỉ thu phí đối với người nước ngoài. Chi phí này đang ngày càng lớn khi số ca nhiễm và số người phải cách ly ngày càng tăng, vì thế đang gây áp lực lớn lên ngân sách.
Cùng với lễ phát động toàn dân ủng hộ, chống dịch Covid-19, đã có nhiều cá nhân, người nổi tiếng và doanh nghiệp đóng góp số tiền hàng chục tỷ đồng hỗ trợ cả nước chống dịch. Đây được cho là những nghĩa cử đáng ghi nhận, cũng đồng thời là cơ hội để cá nhân, tổ chức "làm đẹp" thương hiệu của mình.
Mới đây, Coca-Cola Việt Nam cũng đã có một màn thể hiện khiến nhiều người phải trầm trồ thán phục, không những vì số tiền mà còn vì khả năng marketing "bậc thầy" của thương hiệu này.
Cụ thể, tối 20/3, trên trang fanpage, Coca-Cola đã cập nhật thông báo "ngừng quảng cáo" trong ít nhất 1 tháng và dùng ngân sách đó để đóng góp vào cuộc chiến chống dịch Covid.
"Từ hôm nay, quảng cáo của công ty cũng như của các nhãn hàng tại Việt Nam sẽ được tạm dừng ít nhất một tháng nhằm tập trung nguồn lực hỗ trợ công tác phòng chống và đẩy lùi dịch Covid-19.
Bước đầu, ngân sách hơn 7 tỷ VNĐ sẽ được ủng hộ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm cung ứng các vật phẩm, sản phẩm sát khuẩn và thức uống dinh dưỡng cho đội ngũ ý bác sĩ và cộng đồng bị ảnh hưởng."
Theo đó, Công ty sẽ trao tặng 200.000 khẩu trang, 98.000 cục xà phòng, 18.000 chai nước rửa tay kháng khuẩn, 13.000 bình rửa tay khô và các sản phẩm nước uống chất lượng cao. Những vật phẩm này sẽ được phân phát đến đội ngũ chống dịch tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương,...
Xét về giá trị vật chất, đóng góp của Coca Cola cũng không có gì khác biệt so với những tổ chức, cá nhân trước đó. Tuy nhiên, xét về hiệu ứng truyền thông, họ đã tiến một bước xa hơn cả. Chỉ sau vài giờ đăng tải, thông báo đã thu hút hơn 17.000 lượt thích, gần 1.000 bình luận. Hầu hết đều thể hiện sự ủng hộ và thán phục chiêu PR cao tay của nhà sản xuất nước giải khát này.
Màn quảng cáo thông minh của Coca Cola khiến nhiều người thán phục.
Thậm chí, nhiều marketer cũng lên tiếng đánh giá cao hành động quảng bá thông minh này của đại gia ngành nước giải khát.
Một bài đăng đánh giá về động thái mới của Coca-Cola trên diễn đàn Marcom Insider.
Dẫu vậy, cũng không ít người "cà khịa" doanh nghiệp này chuyện bị truy thu thuế thời gian gần đây. Đầu tháng 1/2020, Tổng cục Thuế đã ra quyết định xử phạt hành chính về thuế qua thanh tra chấp hành pháp luật thuế đối với Coca-Cola Việt Nam với tổng số tiền lên đến hơn 821,4 tỷ đồng.
Kể từ khi bước chân vào Việt Nam từ năm 1995 cho đến nay, Coca-Cola liên tục báo lỗ. Trong hơn 25 năm hoạt động của mình, doanh nghiệp báo lỗ tới hơn 20 năm liên tục. Việc Cola Việt Nam bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 821 tỷ đồng đã khiến dư luận hài lòng, cũng là lời cảnh tỉnh cho những doanh nghiệp FDI khác.
Cũng là phản ứng của cư dân mạng.
Coca-Cola đã rất thông minh khi vừa đóng góp được cho xã hội, vừa quảng bá được hành động này. Tuy có những phản ứng trái chiều nhưng rõ ràng nên tách bạch 2 việc: nghĩa vụ thuế và trách nhiệm vì cộng đồng xã hội của doanh nghiệp.
Cuộc thi "Đổi mới sáng tạo Qualcomm Vietnam" giải thưởng lên đến 375.000 USD Cuộc thi "Đổi mới sáng tạo Qualcomm Vietnam" (QVIC) với tổng giải thưởng lên đến 375.000 đô la Mỹ đã chính thức nhận đề tài dự thi từ các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. "Đổi mới sáng tạo Qualcomm Vietnam" (QVIC) là một cuộc thi do Qualcomm khởi xướng dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ sự phát...