Doanh nghiệp cũ của Trịnh Xuân Thanh đang cần “máy thở”
Đa số các doanh nghiệp (DN) Nhà nước sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ tự thân vận động sau quá trình cổ phần hoá, song tổng công ty Cổ phần sông Hồng lại là một ngoại lệ. Cổ phần hoá xong, DN này làm ăn bết bát và đang kiệt sức trước vạch đích thoái vốn Nhà nước vào 30/11 tới đây.
Kinh doanh “tê liệt”, lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng
Tổng công ty CP Sông Hồng (UPCoM: SHG) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) giữa niên độ (đã soát xét) cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2020, ghi nhận tình trạng “kiệt sức” của DN trước thời hạn sống còn phải thoái hết vốn Nhà nước vào ngày 30/11/2020 – theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Điều đầu tiên phải nhấn mạnh là trong toàn bộ 37 trang của BCTC nói trên, không rõ vì lý do gì lại bị khuyết trang 8 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ. Tuy nhiên, tại phần thuyết minh BCTC cho hay, tổng doanh thu của DN trong kỳ là gần 7,4 tỷ đồng, trong đó giá vốn hàng bán chiếm gần 6,2 tỷ đồng. Lãi tiền gửi chỉ mang lại 128 triệu đồng trong khi phải “cõng” tới 26,5 tỷ đồng lãi vay. Chỉ nhìn qua đã thấy lợi nhuận là số âm, chưa kể gánh nặng chi phí quản lý DN 5,8 tỷ đồng và chi phí sản xuất kinh doanh 10,3 tỷ đồng.
Trụ sở tổng công ty CP Sông Hồng ở 70 An Dương, Tây Hồ, HN
Tại thời điểm 30/6/2020, lỗ luỹ kế của tổng công ty là 1.002 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 674 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 638 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ âm 340 triệu đồng.
Vì lý do trên, trong bản báo cáo soát xét BCTC của tổng công ty CP Sông Hồng, ông Vũ Ngọc Án – Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam – nhấn mạnh, vì kinh doanh thua lỗ nặng cộng với nợ xấu tín dụng nên “Tổng công ty không đủ điều kiện về năng lực để tham gia các gói thầu nhằm tạo việc làm và nguồn tài chính cho công ty mẹ và các công ty thành viên. Doanh thu và sản lượng chủ yếu của các công trình chuyển tiếp dở dang từ các năm trước chuyển sang có hiệu quả thấp, lãi vay lớn. Công ty mẹ và các công ty thành viên vẫn tiếp tục mất khả năng thanh toán nghiêm trọng do nợ phải trả tiếp tục tăng từ phát sinh lãi vay phải trả…”.
Trước đó, năm 2019, DN lỗ gần 67 tỷ đồng, lỗ lũy kế 958 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2019 âm tới 651 tỷ đồng.
Trong khi đó, trước khi cổ phần hoá vào năm 2010, DN này từng là “đứa con cưng” của bộ Xây dựng vì bề dày lịch sử 62 năm và những chỉ số đẹp trên bản báo cáo hàng năm. Cụ thể, theo thông tin từ tổng công ty Sông Hồng thì trong các năm 2008, 2009, 2010, DN luôn có giá trị sản xuất kinh doanh năm sau cao gấp 1,5 lần năm trước, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 45%. Đáng lưu ý, doanh thu của Tổng công ty năm 2010 đạt mức 3.912 tỷ đồng.
“ Dấu ấn” Trịnh Xuân Thanh
Video đang HOT
Tổng công ty Sông Hồng là DN từng gắn bó mật thiết với tên tuổi của Trịnh Xuân Thanh vào những năm trước khi DN cổ phẩn hoá. Ông Thanh đã đồng hành với Tổng công ty này hơn 7 năm, từ tháng 7/2000 đến tháng 11/2007, trải qua các vị trí từ thấp nhất là Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội cho đến vị trí cao nhất là uỷ viên thường vụ Đảng uỷ, uỷ viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc tổng công ty Sông Hồng.
Cứ thua lỗ là “cầu cứu” Thủ tướng
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ hôm 22/7/2020, bộ Xây dựng cho biết, hiện tại, vốn Nhà nước tại DN do Bộ làm đại diện sở hữu là hơn 13,2 triệu cổ phần, tương đương 132,4 tỷ đồng, chiếm 49,04% vốn điều lệ.
Từ 2016 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Tháng 8/2016, bộ Xây dựng đã thực hiện tái cơ cấu toàn diện tổng công ty bằng việc “thay máu” lãnh đạo cấp cao, tái cấu trúc vốn, tái cấu trúc tài chính, thu hồi vốn cùng công nợ, tái cơ cấu nợ và tái khởi động công tác chuẩn bị các dự án song chưa đem lại hiệu quả mong muốn.
Năm 2018, bộ Tài chính cảnh báo, tổng công ty CP Sông Hồng đang đầu tư tài chính vào 26 công ty con, công ty liên doanh, liên kết với tổng số tiền khoảng 286 tỷ đồng nhưng không có khoản đầu tư nào đem lại cổ tức, lợi nhuận cho tổng công ty, dẫn đến việc phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính cho 17 công ty số tiền 220 tỷ đồng.
Tháng 9/2019, tổng công ty CP Sông Hồng đã gửi đơn “cầu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ xin bán vốn ngay trong năm 2019 vì doanh nghiệp đã âm vốn điều lệ đến hơn 600 tỷ đồng, cảnh báo nguy cơ phá sản và mất toàn bộ vốn Nhà nước.
Trịnh Xuân Thanh từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng ở tổng cty Sông Hồng từ năm 2000 đến 2007.
Được biết, bộ Xây dựng đã có báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận đưa tổng công ty CP Sông Hồng vào danh mục thoái vốn Nhà nước hết năm 2020. Theo đó, tại Quyết định 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020, Thủ tướng chỉ đạo Tổng công ty phải thoái toàn bộ 49,04% vốn Nhà nước tại DN trước 30/11/2020, trường hợp không thoái vốn thành công sẽ chuyển giao về tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trước ngày 31/12/2020.
Tuy nhiên, với tình trạng thua lỗ kéo dài, tính khả thi của kế hoạch bán 49,04% vốn Nhà nước tại Tổng công ty CP Sông Hồng đang được đặt một dấu hỏi lớn: Ai sẽ mua vốn của DN này?
Cần thiết phải nói thêm rằng, ngoài gánh nặng lỗ luỹ kế 1.002 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 674 tỷ đồng thì hiện DN này còn đang gặp rắc rối pháp lý với 2 ngân hàng là SHB của bầu Hiển và Oceanbank – nhà băng đã từng là của Hà Văn Thắm.
Theo đó, DN đang phải thi hành án đã có hiệu lực pháp luật với số tiền phải trả cho SHB khoảng 238,4 tỷ đồng. Đây là khoản nợ mà DN phải gánh thay cho công ty con là công ty CP Thép Sông Hồng, phát sinh từ năm 2011.
Ngoài ra, DN cũng vay ngân hàng Oceanbank của cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm số tiền 200 tỷ đồng để thi công công trình nhiệt điện Vũng Áng 1, song gặp vướng mắc với tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vì điều chỉnh khối lượng, đến nay chưa thống nhất . Thời điểm cuối năm 2019, số nợ trên cộng dồn cả lãi đã lên tới 470 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán dẫn đến việc Oceanbank đâm đơn kiện lên tòa án nhân dân quận Tây Hồ (Hà Nội).
Lãi suất cho vay đã hạ, vì sao doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn?
Bên cạnh giảm mạnh lãi suất cho vay, các ngân hàng còn tìm mọi phương thức để đưa nguồn vốn giá rẻ đến doanh nghiệp. Song, không vì thế mà doanh nghiệp có thể dễ vay được vốn...
Thực tế, các ngân hàng cũng tìm đủ mọi cách để đưa nguồn vốn giá rẻ đến doanh nghiệp.
Thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV cuối tuần qua, ông Nguyễn Như So, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, đại biểu tỉnh Bắc Ninh lo lắng: "Doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được vốn".
áng chú ý, việc khó đẩy tín dụng cũng chính là lo lắng của ngân hàng. Số liệu cho thấy, ngân hàng khá khó khăn trong việc cho vay và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm 2020 bị đe doạ khi ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho hay, tính đến 3/6, dư nợ tín dụng mới tăng 1,9%, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng hơn 5,7%.
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, lãi suất liên ngân hàng thời điểm tháng 3/2020 ở quanh mức 3,8%/năm, nhưng hiện tại giảm xuống mức hơn 1%/năm và trên 100.000 tỷ đồng đã được đưa ra thị trường qua kênh tín phiếu chứng tỏ thanh khoản rất dồi dào.
"Bản thân các ngân hàng cũng muốn cho vay vì đây là hoạt động bán hàng, nên bán càng được nhiều càng tốt. Tuy nhiên, ngân hàng mượn tiền để cho vay nên phải thu lại được tiền", ông Tú Anh nói.
Thực tế, các ngân hàng cũng tìm mọi phương thức để đưa nguồn vốn giá rẻ đến doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Chẳng hạn, trong ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) thuộc Bộ Kế hoạch và ầu tư với các ngân hàng SHB, BAC A BANK, MB..., SMEDF cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giao vốn cho các ngân hàng nhóm SME khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị thỏa mãn đủ các điều kiện vay vốn.
ược biết, khoản cho vay được áp dụng mức lãi suất thấp, chỉ 4,16%/năm với kỳ hạn ngắn và 6%/năm ở kỳ hạn trung và dài hạn với mục tiêu được xác định trở thành vốn mồi để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, các định chế tài chính, quỹ đầu tư, ngân hàng cùng hướng sự chú ý đến khối SME.
ặc biệt, doanh nghiệp được quyền trả nợ trước hạn mà không phải chịu bất cứ một khoản tiền hay phí trả nợ trước hạn.
Hay như SHB và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mục đích hỗ trợ các hội viên của VINASME nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết: "Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền, có khách hàng tốt, hà cớ gì mà không cho vay? Ngân hàng không thể ôm tiền mà không cho vay ra".
Chia sẻ thêm, bà Tạ Thị Tuệ Anh, Giám đốc HSBC Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội cho biết, doanh nghiệp Việt Nam có đặc thù là giao dịch với nhiều ngân hàng nên lý lịch tín dụng rất phức tạp. Trong khi để cùng đồng hành, doanh nghiệp cần tạo sự tin tưởng dài hạn đối với ngân hàng.
"Khi một doanh nghiệp đặt vấn đề vay vốn, nhân viên ngân hàng đến thẩm định dự án và phát hiện doanh nghiệp cũng đang sử dụng vốn tại ngân hàng khác, điều này khiến quá trình vay trở nên khó khăn", bà Tuệ Anh nói.
Ông Vũ Tuấn Anh, Quyền Giám đốc khối Ngân hàng - Doanh nghiệp SHB nói: "ó là chưa tính đến việc nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư về công nghệ, quản lý... nên có chi phí vận hành lớn, khiến các ngân hàng e ngại rủi ro".
"Về bản chất, hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam có độ tin cậy thấp nên khó có thể thuyết phục ngân hàng. Doanh nghiệp cần chuyên nghiệp hơn để đi được đường dài với ngân hàng. Thực tế, thanh khoản hệ thống ngân hàng không thiếu, vấn đề là doanh nghiệp thiếu thị trường do cầu thấp. Do đó, cần xem lại giữa việc hạ lãi suất hay việc đẩy tín dụng ra, điều nào quan trọng hơn?", ông Nguyễn Tú Anh nói.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch VINASME cũng thừa nhận: "Doanh nghiệp muốn vay được vốn ngân hàng thì phải thể hiện được 'sức khỏe', phải nâng tầm quản trị, năng lực, cấu trúc...".
Theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nếu nói về nguồn tiền vô hạn thì chắc chắn tiền đó không phải vốn ngân hàng, mà là vốn từ cổ phần hóa, đó chính là cách huy động vốn lớn nhất. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trước lựa chọn hoặc là duy trì theo kiểu doanh nghiệp gia đình, hoặc là cổ phần hóa để mở ra nguồn huy động dài hạn và vô tận này...
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...