Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh trước khi phá sản
Doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong một tháng, sau đó mới vận dụng đến các phương án giải thể, làm thủ tục phá sản.
Đây là ý kiến chia sẻ của luật sư Trần Thanh Tùng của Công ty Luât TNHH Global Vietnam Lawyers tại tọa đàm trực tuyến chủ đề “Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hội Doanh nhân trẻ TP HCM và Công ty NS Bluescope Việt Nam, tổ chức ngày 1-5.
Dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn và còn phải đối mặt nhiều vấn đề pháp lý phát sinh. Dịch Covid-19 có được xem là “trường hợp bất khả kháng” trong hợp đồng, việc xử lý các cuộc tranh chấp xảy ra, làm sao để giảm thiểu những rủi ro pháp lý ?…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ; gần 14.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 5.277 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 5.776 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế, trong khi 5.100 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể.
Một mặt bằng kinh doanh ở quận 2 được rao cho thuê, sau khi quán ăn trước đó đóng cửa. Ảnh: Linh Anh
Video đang HOT
Theo các luật sư, dịch Covid -19 bắt đầu từ Tết Nguyên đán, nghĩa là doanh nghiệp mất đến 4 tháng không hoạt động. Không có doanh nghiệp nào nghỉ thời gian dài như vậy mà có lời. Trong điều kiện bình thường phải đến quý 4 mới xác định được kết quả kinh doanh, năm nay ngừng lâu như vậy rõ ràng không thể lạc quan về lợi nhuận.
Luật sư Trần Thanh Tùng phân tích khi doanh nghiệp hỏi đến vấn đề giải thể nghĩa là một nguồn lực xã hội đã mất đi. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa nên sử dụng các phương án cực đoan, bởi luật cho phép họ được tạm dừng kinh doanh trong một tháng. Sau đó mới vận dụng đến các phương án giải thể rồi mới làm thủ tục phá sản.
Cụ thể, việc giải thể được tiến hành khi doanh nghiệp thực hiện đủ các khoản tiền để thanh toán nợ cho bên thứ 3, đây là trường hợp tự nguyện. Trường hợp cuối cùng là phá sản, luật áp dụng khi chủ doanh nghiệp không thể trả nợ. Chủ doanh nghiệp sẽ đệ đơn ra tòa để làm thủ tục phá sản, thẩm phán sẽ tổ chức đại hội chủ nợ để xem doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không. Nếu buộc phải phá sản thì thanh lý tài sản…
Bao bì nhựa Sài Gòn mở thủ tục phá sản, BIDV và NCB 'lo sốt vó'
Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là BIDV với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và NCB với dư nợ gần 130 tỷ đồng.
CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (HNX: SPP) vừa công bố quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân TP.HCM được phê chuẩn ngày 26/11/2019. Công ty có địa chỉ tại lô II-2B, cụm V, nhóm Công nghiệp II, Khu công nghiệp Tân Bình, đường số 10, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.
Quyết định này được ban hành sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với SPP và xem xét thấy SPP mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.
SPP được thành lập năm 2001 với tên gọi Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn. Giữa năm 2007, SPP đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, bao bì nhựa, bao bì giấy cao cấp và bao bì kim loại và kinh doanh nguyên liệu bao bì nhựa, bao bì giấy, kim loại và thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành in, ngành sản xuất bao bì...
Kể từ khi niêm yết lên sàn (tháng 9/2008) SPP vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng. Tính đến năm 2018, Công ty đặt doanh thu thuần hơn 1.100 tỷ đồng, lãi ròng hơn 12 tỷ đồng, giảm 42% so với năm trước.
SPP bắt đầu cho thấy sự suy sụp khi 9 tháng 2019 báo lỗ hơn 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2019, SPP có tổng tài sản 1.171 tỷ đồng. Vốn điều lệ 251 tỷ đồng, tổng vay nợ tài chính hơn 738 tỷ đồng.
Trong đó, các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 715.4 tỷ đồng. Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với dư nợ gần 130 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo của khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của Công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.
Cụ thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của SPP.
Còn tài sản đảm bảo đối với khoản vay của NCB là khoản tiền thu khách hàng vào tài khoản tương ứng với dư nợ vay và giá trị quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Tân Đô.
Tước đó, trong báo cáo soát xét 6 tháng năm 2019, SPP từng đề cập đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group, Inc của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến bán 51% vốn và thu về khoảng 50 triệu USD. Dự kiến với số tiền thu được, công ty sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, từ đó đến nay SPP vẫn chưa có thông báo mới nào về việc hợp tác này.
Cổ phiếu SPP hiện chỉ còn 1.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức định giá chỉ 30 tỷ đồng.
Minh An
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...