Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài
Chính phủ cần thực hiện chính sách riêng đối với các DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để được giảm thuế thu nhập DN, thuế GTGT và các loại thuế khác.
Theo báo cáo kết quả khảo sát ảnh hưởng từ dich Covid-19 đôi vơi tinh hinh san xuât, kinh doanh cua doanh nghiêp (DN) do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) vừa công bố, nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài 6 tháng, gần 74% số DN trả lời có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động – gồm chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng cùng các chi phí khác.
Cũng theo khảo sát này, 60% trong số 1.200 DN tham gia trả lời có doanh thu giảm trên 50%; 29% số DN tham gia trả lời có doanh thu giảm từ 20%-50%. Trong khi đó, chỉ có 1,8% số DN được hỏi cho rằng nhận được tác động tích cực tới doanh thu do dịch bệnh – chủ yếu thuộc nhóm sản xuất nguyên liệu, vật tư trong nước.
Nhiều doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc. Ảnh: TẤN THẠNH
Ban IV nêu kiến nghị của DN là Chính phủ thực hiện chính sách riêng đối với các DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để được giảm thuế thu nhập DN, thuế GTGT và các loại thuế khác. Đồng thời, cho phép miễn lãi suất đối việc nộp chậm thuế; miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh. Ngoài ra, DN đề xuất hỗ trợ vốn vay ưu đãi với DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch; giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay.
Bên cạnh đó, nhóm DN tham gia khảo sát còn đề cập các giải pháp khác như: Chính phủ thực hiện các gói kích cầu, mở cửa thông quan để nhập nguyên liệu đầu vào, giảm giá điện nước…
Ph.Nhung
Theo Người lao động
Cho thuê mặt bằng nhà phố trung tâm Tp.HCM ảm đạm, đóng cửa hàng loạt vì dịch Covid-19
Cùng trên một tuyến đường có khoảng 50-60 cửa hàng đóng cửa, treo biển cho thuê mặt bằng. Thế nhưng, đa phần trong số đó giá không giảm so với giá chủ trước thuê. Thậm chí có những mặt bằng diện tích lớn giá rao thuê hiện tại tăng 8-20 triệu đồng so với giá cũ.
Dạo quanh một vòng tại khu vực trung tâm Tp.HCM nhận thấy, nhiều hàng quán đóng cửa, trả mặt bằng và khá nhiều tờ rơi được dán "mới tinh" trước các mặt bằng chủ trước trả lại. Thậm chí, có những tuyến đường sầm uất buôn bán như Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng (Q.Phú Nhuận, Tp.HCM) ước tính có đến 50-60 mặt bằng cho thuê trong tình trạng đóng cửa, tìm khách thuê.
Video đang HOT
Liên hệ theo số điện thoại dán tại các mặt bằng kinh doanh, chúng tôi được biết, một số chủ mặt bằng có giảm giá để có khách thuê trong mùa mùa dịch, tuy vậy đa phần trong số họ đều không giảm, mà tăng lên 10-20% so với giá chủ trước thuê.
Không thể phủ nhận thực trạng, hiện khá nhiều mặt bằng kinh doanh đóng cửa, trả mặt bằng trên một số tuyến đường kinh doanh sầm uất của Tp.HCM
Một chủ mặt bằng có diện tích hơn 130m2 tại đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận cho biết, hiện chào thuê mặt bằng giá này với 8.000 USD/tháng. Giá này đã giảm 2.000 USD so với thời điểm rao trước Tết. "Đang mùa dịch, nên tôi cũng giảm chút đỉnh để có khách thuê. Trước Tết tôi rao giá 10.000 USD đấy. Nếu chị thiện chí tôi sẽ giảm thêm 500 USD nữa, giá chốt là 7.500 USD", chủ mặt bằng này cho biết.
Nhiều biển cho thuê mặt bằng còn "mới tinh" mọc lên trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Tân Bình - Phú Nhuận
Một chủ mặt bằng khác trên cùng tuyến đường đang cho thuê mặt bằng giá 20.000 USD/tháng cho diện tích hơn 400m2. Được biết, mặt bằng này chủ trước thuê với giá 18.000 USD, mới trả lại do kinh doanh không tốt. Trong quá trình thương lượng giá, chủ mặt bằng này cho hay, giá thuê phải cao hơn giá chủ trước thuê thì mới cho thuê. Hiện chủ này đang làm việc với một số bên đang tìm mặt bằng thuê và có thể chốt giá 19.000 USD/tháng.
Chạy dọc tuyến đường này ước tính có khoảng 50-60 cửa hàng đóng cửa, treo biển cho thuê mặt bằng
Tương tự, chị H, chủ mặt bằng tại đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình đang chào thuê mặt bằng diện tích 72m2 với giá 60 triệu đồng/tháng. Mặt bằng này mới bị trả lại cách đây nửa tháng.Chị H cho biết, chủ trước thuê với giá 52 triệu đồng/tháng, hiện nếu thiện chí để thuê chị sẽ để lại giá 55 triệu đồng/tháng cho năm đầu tiên, năm thứ 2 và 3 sẽ là 60 triệu đồng/tháng.
Một mặt bằng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê mặt bằng
Tại tuyến các đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Chính Thắng (Q.3), Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận), một số mặt bằng cũng mới bị trả lại. Các tờ rơi "mới tinh" được dán lên ngay trước cửa ra vào. Anh Tr, hiện có mặt bằng diện tích 27m2 (3 lầu, 1 sân thượng) đang rao thuê với giá 35 triệu đồng/tháng. Theo anh Tr giá này so với giá cũ cao hơn khoảng gần 8 triệu đồng. Cũng có một số khách thuê hỏi nhưng do kén mặt hàng kinh doanh của khách thuê nên anh chưa chốt được khách.
Trên đường Nguyễn Trỗi, một mặt bằng diện tích lớn cũng đang rao thuê
Một mặt bằng kinh doanh đã khá cũ gần đó đang được rao thuê với giá 90 triệu đồng/tháng/diện tích 80m2 (có thương lượng). Được biết, giá này cũng đã cao hơn giá cũ trước đó 7 triệu đồng/tháng. Khi được hỏi, sao mùa dịch không giảm giá để có khách thuê, chủ mặt bằng này cho biết, hiện đã có nhiều người hỏi, tức nhu cầu vẫn có nên không thể giảm giá thuê được, mặt bằng lại nằm ở vị trí đẹp, đường rộng. Thường chủ trước trả lại thì giá sau phải cao hơn, nếu khách nào thiện chí thuê ngay thì có thể thương lượng giảm chút đỉnh.
Theo ghi nhận, các khu vực tại trung tâm như Q.1, Q.3 các cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, chỉ lác đác một vài mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê. Trong khi các mặt bằng tại Q.Phú Nhuận, Tân Bình, Q.5 thì lượng trả lại mặt bằng có phần cao hơn. Trong đó, rơi chủ yếu vào các lĩnh vực như ăn uống, cafe, thời trang, cửa hàng văn phòng phẩm...
Một số mặt bằng trở thành nơi "tá túc" tạm của mặt hàng rau, củ, quả, đồ ăn nhanh... được bày bán ngay trước cửa ra vào
Thực tế dịch Covid-19 đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh cửa hàng, quán xá trên địa bàn Tp.HCM thời gian qua. Nhiều cửa hàng chấp nhận trả mặt bằng vì do không có khách, không duy trì được chi phí chi trả mặt bằng theo tháng. Có những chủ cửa hàng làm hợp đồng thuê với chủ nhà 2-3 năm nhưng cũng chấp nhận đền hợp đồng và trả mặt bằng vì kinh doanh thua lỗ. Đối với những hoạt động kinh doanh tại trung tâm còn duy trì được ở thời điểm này nhìn chung vắng khách, vì thế một số khách thuê mặt bằng đang cố gắng để chống chọi qua mùa ảm đạm này.
Tuy vậy, việc trả mặt bằng, đóng cửa dường như lại không mấy liên quan đến câu chuyện giảm giá thuê mặt bằng. Cụ thể, ở thời điểm này việc giảm giá thuê mặt bằng kinh doanh chưa thể hiện rõ nét tại các khu vực trên địa bàn Tp.HCM. Ngoại lệ có một số ông lớn BĐS giảm giá thuê mặt bằng tại các khối đế chung cư trên địa bàn TP, còn riêng mặt bằng riêng lẻ (nhà phố) của chủ nhà thì giá rao thuê hiện tại vẫn cao hơn giá cho thuê trước đó.
Một số mặt bằng diện tích lớn bị trả lại, chủ mặt bằng rao giá thuê cao hơn khách thuê cũ
Bởi theo các chủ mặt bằng, thực tế nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh buôn bán của tiểu thương còn rất lớn. Người này trả, người khác sẽ vào thuê. Cho nên, thường giá thuê sau phải cao hơn giá thuê trước.
Hơn nữa, theo các chủ mặt bằng, nếu so với đợt trước đó, khi chưa có dịch xảy ra thì giá thuê mặt bằng tại các khu vực buôn bán sầm uất sẽ tăng cao rõ nét sau mỗi đợt khách cũ trả lại, chứ không có chuyện tăng ít như hiện nay. Một số mặt bằng giảm giá thuê ở thời điểm này thường rơi vào các mặt bằng diện tích nhỏ, hiện trạng cũ, xuống cấp...vì cần khách thuê nên có thể thương lượng với chủ nhà giảm giá thuê so với trước đó. Nhưng số lượng này không phổ biến tại Tp.HCM.
Không chỉ ở khu trung tâm, khu ven TP cũng khá nhiều cửa hàng, quán xá đóng cửa trả mặt bằng
Cũng có quan điểm cho rằng, dịch bệnh sẽ đi qua trong thời gian ngắn, mọi hoạt động kinh doanh sẽ quay trở lại bình thường. Vì thế, tại những khu vực trung tâm - nơi buôn bán sầm uất việc mặt bằng xuống giá rất ít khi xảy ra đồng loạt. Khách trước trả mặt bằng sẽ có khách sau vào thuê. Ở thời điểm thị trường bình thường thì giá thuê sau có thể chênh đến 30-40% so với giá cũ, đặc biệt với những mặt bằng được tu sửa lại rồi cho thuê.
Không chỉ mặt bằng kinh doanh nhà phố riêng lẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 mà tại các cửa hàng ở khối đế chung cư cũng vắng khách ra vào. Một số khách thuê mặt bằng đang cố gắng để chống chọi qua mùa ảm đạm này.
Bài và ảnh: Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Giá thuê hàng nghìn USD/tháng nhưng nhiều cửa hàng trên đường Phan Xích Long phải ngưng hoạt động vì dịch Covid-19 Đường Phan Xích Long được mệnh danh như "phố Wall ở Sài Gòn" khi hội tụ tất cả các dịch vụ ăn uống, giải trí và mua sắm cho người dân. Tuy nhiên hiện tại nhiều cửa hàng tại đây phải đóng cửa vì ế ẩm, kinh doanh không đủ trả tiền thuê mặt bằng. Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang...