Doanh nghiệp chưa “mặn mà” với thanh toán điện tử vì chi phí cao
Theo các doanh nghiệp, thanh toán điện tử mất phí cao, trong khi thanh toán tiền mặt không mất phí, do đó, nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với hình thức thanh toán mới này.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TL
Hạ tầng thanh toán còn kém hiệu quả
Chiều ngày 26/8, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức diễn đàn “Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg- Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp” tại Hà Nội.
Tại diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, sau gần 4 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển tích cực; cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn, phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc; công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt được coi trọng và tăng cường…
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, mặc dù có bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn cao. Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt. Ở góc độ doanh nghiệp, việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam dù đã trở thành nhu cầu tất yếu, nhưng cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Theo Chủ tịch VCCI, ở đây có cả vấn đề nhận thức và ý thức. Trong đó, hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng.
Video đang HOT
Đặc biệt, về môi trường pháp lý, Chủ tịch VCCI nhận định, dù đã có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số, nhưng vẫn còn trở ngại về mặt pháp lý, thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành. Điều này khiến thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi, nhất là khối doanh nghiệp.
Cụ thể là sự thiếu phù hợp giữa các quy định về chứng từ điện tử hiện hành và tính chất đặc thù của những chứng từ điện tử phát sinh trong các giao dịch số; vấn đề bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng vẫn chưa đảm bảo…
Chia sẻ tại phiên thảo luận, ông Đinh Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho rằng, hiện có một số vấn đề khó khăn mà trước hết liên quan chi phí. Thanh toán điện tử thì mất phí cao, trong khi thanh toán tiền mặt không mất phí.
Bên cạnh đó, với trường hợp thanh toán bằng ví điện tử lại có các QR Code khác nhau cho hệ thống các ví điện tử khác nhau mà không thể thanh toán chéo. Do đó, ông Sơn kiến nghị dùng QR Code chung cho các mã thanh toán ở các ví điện tử khác nhau.
Theo ông Sơn, nên nghiên cứu hệ thống thanh toán tạm giữ để người mua và bán tin tưởng nhau hơn, tạo tin cậy cho mua sắm online, qua đó, giúp hoạt động mua sắm điện tử phát triển hơn.
Xây dựng hệ sinh thái giữa công ty tài chính và ngân hàng
Tại phiên thảo luận, ông Huỳnh Ngọc Huy – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank), Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết, 5 năm trở lại đây thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam phát triển khá nhanh, tuy nhiên hiện còn nhiều việc phải làm từ hạ tầng kỹ thuật, quản lý, hệ thống an toàn, quan trọng nhất vẫn là thói quen của người tiêu dùng.
Ông Huy cho biết, về phía ngân hàng cũng muốn giảm phí viễn thông, bởi giao dịch sẽ có tin nhắn mà hiện nay giá cước khá cao, phía ngân hàng đã có văn bản đề xuất giảm phí viễn thông.
Cùng theo ông Huy, cần xây dựng hệ sinh thái giữa các công ty tài chính và ngân hàng. Trên thực tế, về mặt công nghệ, các ngân hàng thường đi chậm hơn so với các công ty Fintech – bởi họ làm chủ và đi đầu về công nghệ. Về lâu dài, giữa ngân hàng và các công ty Fintech phải cộng sinh với nhau, nhưng hiện tại có vẻ như lại đang là đối thủ của nhau. Lý do, việc dùng một đơn vị Fintech đứng giữa để tạo hệ sinh thái thì doanh nghiệp vẫn đang dè dặt, chưa dám mạnh dạn sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. “Nhưng về lâu dài, tôi cho rằng có thể đây sẽ là xu hướng tất yếu” – ông Huy nói.
Giám đốc Ngân hàng số BIDV Nguyễn Chiến Thắng cho biết, xây dựng hệ sinh thái để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là rất quan trọng.
Ngân hàng không thể đủ năng lực, linh hoạt hay chú trọng vào một ngành hẹp như Fintech. Một ngân hàng truyền thống không thể ra quyết định nhanh như Fintech và được cũng không đủ nguồn lực để tập trung trong một ngành hẹp nào đó.
“Chiến lược hợp tác giúp ngân hàng mở rộng hệ sinh thái của mình, kể cả vấn đề phát triển sản phẩm, dịch vụ, tạo ra mạng lưới để tăng dịch vụ cho khách hàng.Tuy nhiên, chúng ta cần có những hệ thống chuyển mạch QR để một ngân hàng hay đơn vị thanh toán có thể thanh toán trên bất kì QR nào trên thị trường”- ông Thắng nêu quan điểm./.
Xu hướng tất yếu
Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKTM) đang có sự phát triển mạnh mẽ, hình thành nhu cầu cấp thiết về xây dựng hệ sinh thái không dùng tiền mặt hay hệ sinh thái thanh toán điện tử.
Rất nhiều con số ấn tượng cho thấy người Việt Nam đang dần quen với TTKTM. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2020 tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng 81,32% về số lượng và tăng 145,32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Tỷ trọng giao dịch tại ATM giảm từ 62% của năm 2018 xuống còn 42% vào cuối năm 2019, cho thấy sự thay đổi thói quen từ việc rút tiền mặt phục vụ chi tiêu hằng ngày sang các kênh ngân hàng điện tử. Đến nay, 50 ngân hàng đã kết nối thanh toán điện tử với hải quan, thuế; hơn 95% số thu của hải quan, 90% tiền điện và 35% viện phí được giao dịch không tiền mặt...
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh về thanh toán điện tử. TTKTM đang được nhiều người dân hưởng ứng nhờ tiện ích và bảo mật cao hơn do không phải phiền phức với việc nắm giữ, xử lý tiền mặt.
TTKTM còn hỗ trợ tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế và thu hẹp nền kinh tế ngầm với những giao dịch tiền mặt không được báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, cùng với đó là mở rộng tài chính toàn diện đến khu vực dân chúng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ ngân hàng.
Năm 2020 là năm cuối triển khai Đề án phát triển TTKTM tại Việt Nam, với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, đến cuối năm 2025 ở mức dưới 8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch sử dụng tiền mặt ở nước ta còn cao, khi gần 40% người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng 80% trong số này chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền.
Theo các chuyên gia tài chính, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, cùng với đó là tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh, an toàn và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử đang khiến TTKTM còn ở mức thấp.
Mặt khác, hạ tầng TTKTM chưa đồng bộ giữa các tổ chức tài chính gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và ví điện tử; các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... chưa được triển khai diện rộng, nên chưa khai thác hết tiềm năng thanh toán điện tử.
Do vậy, để thúc đẩy TTKTM, Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hạ tầng tài chính, truyền thông, đến sự nhập cuộc của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty công nghệ tài chính cũng như thay đổi thói quen và nâng cao niềm tin cho người dân để xây dựng một xã hội TTKTM.
Khi TTKTM được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả người dân và doanh nghiệp, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
Điều này có ý nghĩa lớn về mặt phát triển kinh tế - xã hội trước những tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và những biến cố khó lường như dịch Covid-19.
Thanh toán điện tử đạt hơn 7 triệu tỷ đồng Đó là số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc sử dụng thanh toán điện tử. Hiện Việt Nam có 70 tổ chức tín dụng và nhiều đơn vị trung gian thanh toán ví điện tử với giá trị giao dịch qua internet đạt con số khổng lồ (7 triệu tỷ đồng qua intenet và 300.000 tỷ đồng qua điện thoại...