Doanh nghiệp bị ‘tuýt còi’ vì cung cấp chữ ký số khi chưa đủ điều kiện
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT-TT) vừa có văn bản đề nghị Công ty cổ phần Misa dừng cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (MISA-CA) do chưa đáp ứng đầy đủ quy định.
Dịch vụ chữ ký số là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi tính bảo mật cao (ảnh minh hoạ)
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đề nghị Công ty cổ phần Misa dừng cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (MISA-CA) theo mô hình ký số từ xa (dịch vụ eSign ký số trên di động và ký số từ xa) cho đến khi hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp đáp ứng các quy định.
Công ty cổ phần Misa – đơn vị được Bộ TT-TT cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (MISA-CA) đã cung cấp 2.583 chứng thư số theo mô hình chữ ký số từ xa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (tiền kiểm) theo quy định tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Do đó, để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa đúng quy định và an toàn, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đề nghị Công ty CP Misa dừng cung cấp dịch vụ MISA-CA theo mô hình ký số từ xa cho đến khi hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT.
Đồng thời, Misa phải có phương án xử lý tất cả chứng thư số đã cấp cho thuê bao theo mô hình ký số từ xa; có phương án bảo đảm quyền lợi khách hàng.
Trước đó, tháng 6.2019, Misa được cấp phép để cung cấp chữ ký số trên USD Token, còn chữ ký số di động và từ xa theo quy định phải được thẩm định kỹ thuật mới được phép triển khai. Tuy nhiên, dịch vụ của công ty này chưa đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định đã cung cấp ra thị trường.
Nhu cầu chữ ký số gia tăng giữa đại dịch giúp cổ phiếu công ty Nhật này tăng gấp 22 lần
Nắm bắt được xu thế tất yếu của tương lai đã khiến công ty Nhật thu lại quả ngọt giữa lúc đại dịch đang bùng phát.
Đại dịch virus corona là một cú đánh mạnh vào các doanh nghiệp Nhật Bản vốn đang quen với tập quán kinh doanh trước đây, buộc họ phải thích ứng với các chữ ký số và ký kết văn bản từ xa. Xu thế đó đã mang lại lợi ích cho những người đón trước xu hướng, như Bengo4.com Inc, một trong vài công ty cung cấp dịch vụ này tại Nhật Bản.
Cổ phiếu của công ty đã đạt tới mức cao kỷ lục vào thứ Tư tuần trước, đưa giá trị vốn hóa lên tới 191 tỷ Yên (khoảng 1,77 tỷ USD) cao gấp 22 lấno với khi niêm yết vào năm 2014. Riêng từ 13 tháng Ba đến nay, giá cổ phiếu của công ty đã tăng 150%. Doanh thu từ dịch vụ chữ ký số dự kiến trong năm nay cũng tăng gấp đôi và trở thành động lực tăng trưởng chính cho cả công ty.
Cho dù là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về dịch vụ internet, và các dịch vụ chữ ký số cũng như các văn bản điện tử đã xuất hiện từ hơn 10 năm nay, nhưng đa số các cơ quan và doanh nghiệp Nhật Bản vẫn trung thành với các giấy tờ vật lý, ký đóng dấu bằng máy fax. Nhưng với đại dịch Covid-19, thói quen đó phải thay đổi khi mọi người đang ở trong trạng thái cách ly cũng như làm việc tại nhà.
Chính vì vậy, ông Yosuke Uchida, chủ tịch của Bengo4.com rất lạc quan về nhu cầu đối với công nghệ của mình trong tương lai: " Không có nghi ngờ gì về việc sử dụng các hợp đồng điện tử sẽ trở nên phổ biến. Ngày đó sẽ đến khi việc sử dụng các hợp đồng điện tử trở thành một thói quen thông thường. Virus đã thúc đẩy thời điểm đó đến nhanh hơn đáng kể."
Ông Uchida ước tính thị trường chữ ký số trên nền đám mây tại Nhật có thể đạt tới quy mô 400 tỷ Yên trong vài năm tới, và công ty dự định chiếm được 80% thị phần tại đây. Điều này có nghĩa doanh thu từ dịch vụ chữ ký số trên đám mây của Bengo4.com có thể mang lại cho công ty tới 1,3 tỷ Yên khi hết tháng 3 năm 2021, tăng gấp đôi so với hàng năm.
Được thành lập vào năm 2005 như một website chỉ dẫn về luật pháp và tiếp thị, nhưng sau đó khi được bổ sung thêm các dịch vụ chữ ký số đám mây, Bengo4.com đã có được tăng trưởng bùng nổ. Nhà sáng lập, và cũng là một luật sư, đã phải giải quyết một lượng văn bản khổng lồ được các luật sư chuẩn bị cho khách hàng của mình và nhận ra rằng, việc đóng dấu và ký tay các giấy tờ đó tiêu tốn thời gian và mang lại ít giá trị như thế nào.
Cho dù luật pháp Nhật Bản cho phép các hợp đồng được ký kết điện tử, nhưng nó vẫn cần các bên phải thực hiện hàng loạt công đoạn tiêu tốn thời gian khác để chứng minh tính xác thực của mỗi hợp đồng.
Trong khi đó, dịch vụ chữ ký của Bengo4.com không chỉ loại bỏ được các công đoạn xác thực phức tạp đó, mà còn có được sự ủng hộ từ tập khách hàng hàng chục nghìn luật sư có sẵn của công ty. Chính sự chấp nhận của các công ty đối tác đối với dịch vụ của Bengo4.com đã kéo theo đà tăng trưởng của công ty cho đến nay.
Hiện tại, cuộc khảo sát từ JIPDEC, một nhóm quảng bá công nghệ trong doanh nghiệp, cho thấy, hiện tỷ lệ các công ty sử dụng hợp đồng điện tử giữa các phòng ban và đối tác tại Nhật là khoảng 22%. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng và phổ biến vẫn còn rất lớn trong tương lai.
Gói cước V-Com làm việc online cùng VNPT VNPT chính thức triển khai chương trình ưu đãi trải nghiệm các gói cước tích hợp dịch vụ số dành cho tổ chức, doanh nghiệp với gói cước V-Com. V-Com mang đến nhiều lợi ích trực tiếp cho người làm việc online V-Com mang đến nhiều lợi ích trực tiếp và thiết thực cho khách hàng như quản lý văn bản và điều...