Doanh nghiệp bị tố cáo vì thu thập trái phép thông tin người dùng
Nhiều người dùng gửi khiếu nại đến cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ( Bộ Công thương) về việc doanh nghiệp thu thập trái phép thông tin, không ghi nhận yêu cầu chỉnh sửa dẫn tới việc tiếp tục sử dụng thông tin này vào các mục đích xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Biểu đồ: Phân chia vụ việc khiếu nại theo hành vi. Nguồn: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
Thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD), Bộ Công thương, cơ quan này đã hỗ trợ giải quyết hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý 360 vụ việc trong tổng số 375 vụ việc tiếp nhận (chiếm khoảng 96%) trong tháng 8. Các khiếu nại còn lại đang được Cục phối hợp với các cơ quan liên quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng để giải quyết.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nhóm hành vi bị khiếu nại là hành vi về Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Nhóm hành vi này chiếm 36% tổng số khiếu nại tới Cục CT&BVNTD. Trong đó, nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào việc doanh nghiệp thu thập trái phép thông tin của người tiêu dùng, không ghi nhận yêu cầu chỉnh sửa thông tin của người tiêu dùng, dẫn tới việc tiếp tục sử dụng thông tin của người tiêu dùng vào các mục đích xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Cũng trong tháng 8, trong tổng số khiếu nại được gửi đến cơ quan này, có 16% liên quan đến hành vi cung cấp thông tin.
Video đang HOT
Theo đó, người tiêu dùng khiếu nại việc tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không thuận tiện…, dẫn đến người tiêu dùng khó khăn hoặc bị hiểu nhầm trong việc đưa ra quyết định mua bán, sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, cũng có 22% cuộc khiếu nại liên quan đến các nội dung về giao kết hợp đồng.
Đáng chú ý, phía Cục CT&BVNTD cho hay, trong 8 tháng đầu năm nay, ngành hàng bị khiếu nại nhiều nhất là tài chính, bảo hiểm, ngân hàng với tỷ lệ chiếm 40,37%. Sau đó là nhóm điện thoại, viễn thông (chiếm 20,65%) và nhóm hàng đồ điện tử gia dụng, chiếm 9,38% tổng số lượng các cuộc khiếu nại.
Đây là lần đầu tiên nhóm hàng tài chính, bảo hiểm, ngân hàng có tỷ lệ khiếu nại lớn hơn nhiều lần so với các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại.
Chủ thể liên quan trong nhóm hàng này bao gồm không chỉ các ngân hàng, công ty tài chính mà trong đó đã bắt đầu xuất hiện sự liên quan của nhiều mô hình tư vấn cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng – P2P lending). Các mô hình này hiện đang có sự phát triển mở rộng và gia tăng nhanh chóng cả về số lượng khách hàng và giá trị giải ngân, do vậy, kéo theo xu hướng gia tăng khiếu nại trong nhóm dịch vụ này.
Duy Vũ
Theo ictnews
Khang Lợi Thái "hậu duệ" của Thiên Ngọc Minh Uy chính thức dừng hoạt động bán hàng đa cấp
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết công ty Khang Lợi Thái đã nộp hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ theo quy định với lý do doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
Hình minh họa - Ảnh báo Công Thương
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông tin, công ty Khang Lợi Thái đã nộp hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ theo quy định với lý do doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương đăng tải thông tin nêu trên, người tham gia bán hàng đa cấp và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Bộ Công Thương về việc Công ty TNHH Khang Lợi Thái chưa hoàn thành các trách nhiệm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Trường hợp không có thông báo nào của người tham gia bán hàng đa cấp hoặc các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp gửi tới Bộ Công Thương trong thời hạn nêu trên, Bộ Công Thương sẽ ban hành văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút tiền ký quỹ.
Công ty TNHH Khang Lợi Thái có địa chỉ tại A6/D11 A7/D11 ngõ 84 đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy được cho là "hậu duệ" Thiên Ngọc Minh Uy - một công ty bán hàng đa cấp đã bị Bộ Công Thương rút giấy phép từ tháng 4/2017 do những vi phạm nghiêm trọng trong kinh doanh đa cấp.
Cũng theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương , trong tháng 4/2019, nhiều công ty bán hàng đa cấp đã dừng hoạt động. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do không đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí...như: Công ty TNHH CNI Việt Nam, Công ty Đầu tư sản xuất và thương mại Sen Việt Group, Công ty TNHH Thương mại Việt Nam Quốc tế mưa, Công ty TNHH World Việt Nam, Công ty TNHH Tam Sinh Yofoto Việt Nam.
Tính đến nay, chỉ có 23 doanh nghiệp được xác nhận đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP./.
Thành Trung (t/h)
Theo toquoc
Thị trường nước giặt tại Việt Nam: Tại sao hàng nội địa đang dần chiếm ưu thế? Thực tế hiện nay, việc các hãng nước giặt tràn lan thị trường khiến người tiêu dùng vô cùng khó khăn trong việc lựa chọn một sản phẩm chất lượng. Các sản phẩm nước giặt ngoại nhập có các thương hiệu đến từ quốc tế như Anh, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... còn thị trường trong nước có sự xuất hiện...