Doanh nghiệp BĐS niêm yết huy động hơn 8.300 tỷ đồng trái phiếu trong 7 tháng
9 doanh nghiệp phát hành hơn 8.300 tỷ đồng trái phiếu trong 7 tháng. Lãi suất cao nhất 14,45%/năm, thấp nhất 7,2%/năm. Thời gian phát hành nhiều nhất trong tháng 3 và 6. Ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư mua trái phiếu.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng mức phát hành trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường là 116.085 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, Báo Chính phủ dẫn báo cáo từ Bộ Tài chính.
Trong đó, ngành bất động sản có lượng phát hành lớn thứ hai sau ngân hàng, đạt 22.122 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19%. Lãi suất trái phiếu bình quân 9,5 – 11%/năm, bằng và cao hơn khoảng 0,5% so với mức cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại.
Khảo sát trên các doanh nghiệp bất động sản niêm yết có báo cáo kết quả phát hành được đăng tải, Người Đồng Hành thống kê được 9 công ty huy động thành công hơn 8.300 trái phiếu trong 7 tháng đầu năm. Các đợt phát hành được thực hiện nhiều nhất ở tháng 3 và 6. Lãi suất huy động cao nhất 14,45%/năm cho kỳ hạn một năm và thấp nhất 7,2%/năm cho 10 năm.
Theo Khổng Chiêm (Thiết kế: Bảo Linh)
NDH
Doanh nghiệp niêm yết phát hành trên 9.000 tỷ đồng trái phiếu trong quý I
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán SSI cho biết, theo số liệu công bố của các doanh nghiệp đang niêm yết, có 9.103 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong quý I/2019, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2018 là 2.816 tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý là 2.318 tỷ đồng trái phiếu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định 7%/năm được bảo lãnh bởi CGIF (thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á) và 1.150 tỷ đồng trái phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII), kỳ hạn 10 năm với lãi suất cổ định 7,2%/năm được bảo lãnh bởi GuarantCo - một công ty dịch vụ bảo lãnh đa quốc gia thuộc Tập đoàn PIDG.
Theo ông Linh, kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại đang bị thu hẹp lại và một hướng đi mới đó là chứng khoán hóa các khoản vay, tức là các ngân hàng mua lô lớn TPDN và chia thành các lô nhỏ để bán cho các nhà đầu tư.
Quy mô và chất lượng hoạt động của nhiều doanh nghiệp đang cải thiện, các tổ chức bảo lãnh quốc tế cũng quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam nên chất lượng TPDN cần được cải thiện mới đáp ứng được khối khách hàng này. Với sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại trong vai trò trung gian thu xếp và phân phối, thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giá vàng tăng mạnh lên mức cao nhất từ năm 2013 Căng thẳng địa chính trị kéo dài, bât ôn liên quan đên Brexit tăng, tăng trưởng kinh tê toàn câu còn nhiêu bât ôn, các ngân hàng trung ương không ngừng nới lỏng chính sách tiên tê, vàng sẽ vân tăng giá. Ảnh: GettyImages Giá vàng giao kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất tính từ năm 2013 sau khi hàng loạt...