Doanh nghiệp BĐS đồng loạt hoãn Đại hội đồng cổ đông vì dịch Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản đã đồng loạt xin hoãn Đại hội đồng cổ đông, báo cáo tài chính.
Theo dự kiến, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH) sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020 vào đầu tháng 4 tới đây. Tuy nhiên mới đây, KDH đã có văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM xin được lùi thời gian họp ĐHĐCĐ chậm nhất đến cuối tháng 6 năm nay.
Lý do hoãn ĐHĐCĐ được lãnh đạo KDH đưa ra là nhằm ứng phó với diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid-19 cũng như thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế về việc hạn chế các dự kiện tập trung đông người.
Để đảm bảo an toàn cho cổ đông cũng như cộng đồng khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Công ty CP Đầu tư LDG (LDG) đã quyết định dời họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 mà đáng ra phải tổ chức ngày 19/3 như dự kiến.
Chưa có thông tin về thời gian cụ thể diễn ra ĐHĐCĐ, lãnh đạo LDG cho biết sẽ tổ chức vào thời điểm thích hợp và công ty sẽ thông báo tới cổ đông sau.
Nhiều doanh nghiệp BĐS đồng loạt hoãn ĐHĐCĐ vì dịch Covid-19.
Một số doanh nghiệp kinh doanh BĐS khác niêm yết tại Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM như Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG), Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG), Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG), Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR)… cũng đồng loạt xin dời thời gian tổ chức ĐHĐCĐ, nguyên nhân chủ yếu vì lo ngại tình hình dịch bệnh Covid-19.
Bên cạnh những doanh nghiệp chủ động lùi thời gian họp ĐHĐCĐ như nói trên, một số doanh nghiệp vẫn sẽ tổ chức như kế hoạch đề ra như Công ty CP Đầu tư Nam Long (NLG). Doanh nghiệp này dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 25/4 và đến nay vẫn chưa có thông tin hoãn.
Trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM, có doanh nghiệp vẫn tổ chức ĐHĐCĐ cho bằng được, bất chấp nơi tổ chức từ chối cho thuê địa điểm. Theo đó, Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) dự kiến họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vào ngày 28/3 tại một khách sạn ở quận 1, TP.HCM.
PDR dời địa điểm họp ĐHĐCĐ từ khách sạn ở quận 1 về văn phòng của công ty, bất chấp chỉ đạo dừng tổ chức hoạt động tập trung đông người của UBND TP.HCM.
Thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc tạm dừng một số hoạt động trên địa bàn thành phố, khách sạn này đã tạm ngưng hoạt động và từ chối cho PDR thuê địa điểm tổ chức ĐHĐCĐ.
Video đang HOT
Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ PDR vừa có thông báo đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM dời địa điểm tổ chức họp ĐHĐCĐ từ khách sạn ở quận 1 về văn phòng công ty ở quận 7.
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Phúc Chương, Khoản 2 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2014, ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn nhưng không quá 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
“Việc các doanh nghiệp niêm yết xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ như lâu nay vẫn được luật cho phép nếu đảm bảo trong thời gian quy định. Hiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên việc hoãn họp ĐHĐCĐ là điều cần thiết, bởi doanh nghiệp cũng có trách nhiệm cùng cộng đồng phòng chống dịch bệnh”, ông Chương nói.
Đánh giá về phân khúc BĐS chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng BĐS nghỉ dưỡng và thương mại đang khó khăn nhất. Khách du lịch quốc tế và trong nước giảm mạnh nên phân khúc BĐS du lịch như vila biển, condotel, khách sạn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Với phản ứng dây chuyền, theo VnDirect sự khó khăn của thị trường condotel nhiều khả năng sẽ tác động về tâm lý làm cho dòng vốn đầu vào ở các phân khúc khác như đất nền, nhà phố ở các thành phố du lịch cũng bị hạn chế.
VnDirect nhận định rằng, phần lớn cổ phiếu của doanh nghiệp BĐS hàng đầu hiện đã giảm về mức hấp dẫn. Tuy vậy, thời điểm này yếu tố lực chọn cổ phiếu chưa quan trọng bằng yếu tố thị trường. Nhà đầu tư cần quan sát tình hình kiểm soát dịch bệnh cũng như hoạt động của các chủ thể giao dịch trên thị trường để đưa ra quyết định.
Phương Anh Linh
Những thay đổi trong tiêu chí chấm giải Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020
"Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020" tiếp tục với những đánh giá trong các lĩnh vực báo cáo thường niên (BCTN), báo cáo phát triển bền vững và tình hình thực thi quản trị công ty (QTCT) của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Như mọi năm, trong mỗi lĩnh vực đều có một bộ tiêu chí đánh giá riêng và sau mỗi cuộc bình chọn, Ban Tổ chức đều có những cải tiến trong quy trình đánh giá, bình chọn nhằm nâng cao chất lượng cho năm sau.
Năm 2020 là năm thứ ba Giải thưởng Quản trị công ty được đưa lên thành nhóm giải thưởng quan trọng, thuộc hệ thống Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Sau hai năm đầu giữ nguyên, bộ tiêu chí đánh giá QTCT được điều chỉnh nâng cao trong năm 2020.
Nguyên tắc chung của việc bình chọn là hướng các doanh nghiệp đến các thực hành quản trị công ty quan trọng, thiết yếu, bám sát với các quy định hiện hành của Việt Nam và tiệm cận với thông lệ quản trị tốt trong khu vực, trên thế giới.
Bộ tiêu chí đánh giá quản trị công ty hiện nay được cấu trúc 2 cấp, trong đó cấp 1 là các thực hành QTCT căn bản và cấp 2 bao gồm các thực hành QTCT đáng được ghi nhận và khích lệ đặc biệt, cũng như những vi phạm quản trị trọng yếu cần được ngăn ngừa.
Trong mùa chấm 2020, tỷ trọng điểm của phần "Tuân thủ quy định pháp luật" là 70% và 30% cho phần "Thông lệ".
Những đổi mới trong bộ tiêu chí QTCT
Phần lớn các câu hỏi trong bộ tiêu chí năm 2019 sẽ được giữ lại cho mùa chấm 2020, tuy nhiên trong quá trình đánh giá sẽ có yêu cầu cao hơn về mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp.
Cụ thể, thông tin phải công bố chi tiết hơn, để đảm bảo tính đầy đủ, rõ ràng, không mâu thuẫn, giúp cổ đông và công chúng có thể nắm bắt tốt hơn về tình hình hoạt động và quản trị của doanh nghiệp, để kịp thời ra quyết định biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, cũng như các quyết định đầu tư.
Ngoài ra, trên 10% các tiêu chí cũ đã được doanh nghiệp đáp ứng rất tốt sẽ được thay bằng các tiêu chí mới thách thức hơn đối với doanh nghiệp niêm yết, gắn sát với quy định luật pháp QTCT mới có hiệu lực.
Các tiêu chí mới còn được xây dựng từ các nguyên tắc quy định trong Bộ nguyên tắc QTCT Việt Nam, Bộ tiêu chí đánh giá QTCT của khu vực ASEAN và các nguyên tắc QTCT của G20/OECD.
Tiếp đến, sẽ có một tỷ lệ khoảng 12% các câu hỏi cũ có mức độ đáp ứng tốt của doanh nghiệp sẽ chuyển trạng thái từ câu hỏi đáp ứng hoặc không đáp ứng, sang câu hỏi có điểm trừ nếu không thực hiện tốt.
Với hiệu chỉnh này, sẽ có nhiều câu hỏi cộng và trừ điểm hơn ở cấp 2 (gồm các thực hành QTCT đáng được ghi nhận và khích lệ đặc biệt).
Do vậy, doanh nghiệp tiến bộ cũng có nhiều cơ hội có điểm cao hơn và doanh nghiệp có vi phạm QTCT có khả năng nhận nhiều điểm trừ hơn.
ể thực hiện tốt QTCT và đoạt giải trong đợt đánh giá năm nay, doanh nghiệp có thể tham khảo báo cáo đánh giá chi tiết tình hình thực thi QTCT năm 2018 và 2019; đồng thời, cần tham khảo Bộ nguyên tắc QTCT cho doanh nghiệp niêm yết Việt Nam ban hành 2019 (CG Code), Bộ tiêu chí đánh giá QTCT khu vực ASEAN năm 2019.
Những đổi mới trong bộ tiêu chí chấm Báo cáo thường niên
ể nâng cao chất lượng báo cáo thường niên, Ban Tổ chức Cuộc bình chọn khuyến khích các doanh nghiệp bổ sung thông tin về hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp, so sánh hoạt động của doanh nghiệp với doanh nghiệp cùng ngành, trình bày đánh giá việc thực hiện QTCT theo các tiêu chuẩn như CG code/QTCT ASEAN hay có thể hiện các hoạt động quan hệ với nhà đầu tư đã thực hiện trong năm.
Sau nhiều năm thực hiện đánh giá Báo cáo thường niên theo quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC, việc cung cấp các thông tin khác ngoài các thông tin quy định được bổ sung nhằm giúp nhà đầu tư có thêm thông tin.
Trên đây là những thay đổi của "Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020". Hy vọng cùng với những thay đổi này, chất lượng của báo cáo thường niên 2020 cũng như việc thực thi quản trị công ty tại doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục có tiến bộ.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu QCG tăng 82% sau 9 phiên tăng trần liên tiếp Cổ phiếu QCG nối dài chuỗi tăng trần lên 9 phiên liên tiếp trong ngày thứ Ba (10/03). Ảnh: Tienphong.vn Khép lại phiên ngày 10/03, cổ phiếu QCG ghi nhận phiên tăng trần thứ 9 liên tiếp với thanh khoản tăng mạnh, khởi đầu từ mức 3.740 đồng/cp tại ngày 28/02. Tính trong 9 phiên qua, cổ phiếu này đã tăng vọt 82%...