Doanh nghiệp bất động sản sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nợ xấu và giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) hiện đang được quan tâm đặc biệt do dư nợ tín dụng liên quan đến lĩnh vực này như kinh doanh BĐS, vay đầu tư sản xuất kinh doanh thế chấp bằng nhà, đất… chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ.
Nợ xấu BĐS kéo theo sự trì trệ của hai ngành xây dựng và vật liệu xây dựng (VLXD). Sau giai đoạn tăng trưởng nóng và vay nợ nhiều, doanh nghiệp BĐS sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất để có thể đưa nền kinh tế trở về quỹ đạo cân bằng, bền vững.
Ảnh hưởng tác động do sự trì trệ của BĐS là ngành xây dựng, đang có khoảng 3,3 triệu lao động (chiếm 6,4% của nền kinh tế). Lao động trong ngành này có mức thu nhập thấp hơn so với mức trung bình của nền kinh tế và 88,9% không có bảo hiểm xã hội. Ngành sản xuất VLXD hiện cũng đang có khoảng 500.000 lao động, chiếm 1% tổng số lao động của nền kinh tế và 62,3% trong số này không có bảo hiểm xã hội.
Theo khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, doanh nghiệp BĐS sở hữu sản phẩm nhà trung, cao cấp cần sớm hạ giá để tự cứu mình
Video đang HOT
Hiện nay, quy mô nợ xấu trong lĩnh vực BĐS khá lớn, nhưng nền kinh tế nước ta đang trong quá trình điều chỉnh theo hướng thoái nợ sau giai đoạn tăng trưởng nóng trên sự tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì một trong những lĩnh vực vay nợ nhiều nhất là BĐS sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất. Nợ xấu của nước ta đã tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2012. Năm 2008 chỉ ở mức 75%, sau đó giảm mạnh xuống mức 27% trong năm 2009. Sở dĩ đạt được kết quả này là do thực hiện kích cầu nên tạm thời che khuất một số nguy cơ ở thời điểm đó về nợ xấu. Đến năm 2011, nợ xấu vọt lên mức 64% và đến tháng 9-2012 là 66%, tạo ra vấn đề hiện hữu đối với nền kinh tế.
Nợ hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong bối cảnh thị trường này được dự báo sẽ tiếp tục điều chỉnh từ trạng thái “bong bóng” trở về cân bằng dài hạn thì giá trị BĐS sẽ phải co lại đáng kể, kéo theo khoản nợ tiếp tục phình ra do doanh nghiệp phải trả lãi các khoản vay trong khi lãi suất vẫn duy trì ở mức cao. Tình trạng này kéo dài sẽ làm không ít doanh nghiệp cạn vốn, ảnh hưởng mạnh đến tính thanh khoản của các ngân hàng có liên quan nhiều tới nợ xấu và đe đọa sự an toàn của cả hệ thống.
Quy mô tài sản độc hại, không có khả năng thanh toán hiện đã ở mức đáng kể nên các giải pháp cần được tiến hành nhanh chóng để làm chậm quá trình “nợ nở ra, tài sản co lại”. Tuy nhiên, hiện đang tồn tại nhiều thách thức trong quá trình thực hiện giải pháp giải quyết nợ xấu của lĩnh vực BĐS, đó là những sai lệch lớn trong quan hệ cung-cầu của thị trường này, về nhà ở do nguồn cung BĐS hiện đang thừa sản phẩm trung và cao cấp mà thiếu nhà ở bình dân, tình trạng đầu cơ diễn ra trên diện rộng và kéo dài làm sai lệch tín hiệu thị trường. Mặc dù diễn ra tình trạng “đóng băng” dài trong nhiều năm nhưng một số doanh nghiệp BĐS vẫn cho rằng khó khăn chỉ là tạm thời và giá cả đã chạm đáy nên sẽ nhanh chóng hồi phục. Trong khi đó, giá nhà ở tại một số thành phố lớn của nước ta thuộc vào loại cao trên thế giới nhưng thu nhập bình quân đầu người lại ở mức thấp.
Chính vì thế, không ít doanh nghiệp BĐS vẫn găm giá để chờ sự giải cứu từ phía Nhà nước. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội thì đây là kỳ vọng hoàn toàn sai lệch vì với quy mô nợ xấu hiện nay của thị trường BĐS, nếu muốn giải cứu Nhà nước cũng không đủ khả năng. Hơn nữa, cũng không thể chấp nhận phương án trên vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức, làm cho các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng theo kiểu “lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước lo”, tạo ra mầm mống khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, trong đó có vần đề giải quyết nợ xấu trong năm 2013 với từng ngành, từng nhóm doanh nghiệp hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu như bất động sản, thủy sản, năng lượng… Trong đó, ủy ban khuyến nghị Chính phủ đưa ra thông điệp rõ ràng là sẽ không có sự giải cứu nào đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trung, cao cấp mà hoàn toàn để thị trường tự quyết định và đào thải. Điều này buộc các doanh nghiệp có liên quan phải tính toán sớm để hạ giá nhằm tránh tình trạng lợi nhuận bị bào mòn bởi chi phí tài chính. Qua đó giúp “phá băng” và tạo tính thanh khoản cho thị trường, đẩy nhanh quá trình điều chỉnh về điểm cân bằng dài hạn.
Sử dụng nguồn lực hạn hẹp cũng như chính sách ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp phục vụ đại đa số người lao động có thu nhập thấp. Thực hiện điều này sẽ đồng thời giúp tạo hiệu ứng lan tỏa giải quyết vấn đề tồn kho và giảm nợ xấu ở các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Theo vietbao
Bịt kẽ hở tiêu cực đất đai
Hôm qua, 8-3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lấy ý kiến lãnh đạo MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Từ những bức xúc trong thực tế cuộc sống, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp phải làm sao bịt được kẽ hở trong quản lý đất đai.
Kỳ vọng sửa đổi Hiến pháp sẽ ngăn chặn được tiêu cực, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai
(Trong ảnh: Dự án bỏ hoang hàng nghìn mét vuông đất vàng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Một trong những nội dung trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp được nhiều người quan tâm hiện nay là các quy định liên quan tới đất đai. Chủ tịch MTTQ tỉnh Kon Tum, ông Trần Bình Trọng cho rằng, có sự mâu thuẫn giữa quy định về quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ và khoản 3 Điều 58 (Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế xã hội). Ông nói thẳng, đó là kẽ hở dễ phát sinh tiêu cực trong quản lý đất đai: "Rõ ràng có tồn tại một khoảng trống và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất luôn ở vị thế bất lợi. Quy định rộng như vậy là không hợp lý, dễ gây tiêu cực".
Chủ tịch MTTQ tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn Lai lên tiếng, "nếu quy định cả nội dung thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội thì tất các trường hợp đều có thể thu hồi đất được". Do đó, chỉ nên quy định trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, còn các trường hợp khác quy định trưng mua, phải thỏa thuận với dân, bảo đảm lợi ích của người dân. Ông Trần Bình Trọng cũng đồng tình điều chỉnh từ "thu hồi" thành "trưng mua quyền sử dụng đất". Cụ thể, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trưng mua quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng liên quan tới lĩnh vực đất đai, bất động sản, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phát hành bản tin kinh tế vĩ mô số 8. Theo đó, Ủy ban Kinh tế ghi nhận, sau nhiều năm "chỉ tăng, chứ không có giảm", giá nhà đất đã tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam cao gấp hơn 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển. Trong khi đó, so với thu nhập, giá BĐS trung bình ở các nước châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong bối cảnh thị trường được dự báo còn tiếp tục điều chỉnh từ trạng thái giá bong bóng để trở về cân bằng dài hạn, giá trị tài sản của các doanh nghiệp sẽ phải co lại đáng kể. Trong khi giá trị của các khoản nợ sẽ tiếp tục nở ra (do doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục trả lãi đối với các khoản vay). Ủy ban Kinh tế đánh giá, thực trạng "nợ nở ra, tài sản co lại" kéo dài sẽ làm không ít các doanh nghiệp bị cạn vốn và phá sản, ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản của các ngân hàng có liên quan và đe dọa đến sự an toàn hệ thống.
Nhấn mạnh quá trình điều chỉnh trên thị trường còn kéo dài do không ít các doanh nghiệp vẫn găm giá để chờ một sự "giải cứu" từ phía Nhà nước, Ủy ban Kinh tế cảnh báo, kỳ vọng này là hoàn toàn sai lệch, bởi với quy mô hiện nay của nợ xấu trên thị trường BĐS, Nhà nước không đủ khả năng giải cứu. Hơn nữa, Nhà nước cũng không thể chấp nhận giải cứu vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức, làm cho các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng vì "lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước lo", tạo mầm mống cho các cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Bàn về dòng tiền dùng để cứu BĐS, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, cần nghiên cứu kỹ việc lấy từ nguồn nào. Ủy ban Kinh tế thẳng thắn: "Làm sao để kiểm soát dòng tiền không chảy vào nhóm lợi ích, doanh nghiệp "sân sau" thân quen? Việc trả lời câu hỏi này một cách công khai sẽ làm cho người dân nhà đầu tư tin tưởng vào chính sách. Vấn đề mấy chốt hiện nay là việc hâm nóng BĐS đòi hỏi sự minh bạch trong việc rót tiền cứu trợ các doanh nghiệp...".
Làm rõ quy định về chính quyền địa phương
Nêu ý kiến tại Hội nghị Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi, Phó Giám đốc CATP Hà Nội đề nghị, nên bỏ cụm từ "và các dự án phát triển kinh tế - xã hội" trong nội dung liên quan đến thu hồi đất. Cũng theo Thiếu tướng Lưu Quang Hợi, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần làm rõ thêm khái niệm lực lượng vũ trang nhân dân và thống nhất cách sử dụng từ "lực lượng vũ trang nhân dân".
Phó Giám đốc CATP Hà Nội cũng nêu ý kiến, Khoản 2, Điều 116 quy định: "UBND là cơ quan chấp hành của HĐND". Quy định này chưa rõ vì ở nơi không có tổ chức HĐND tổ chức theo cơ chế nào? Do HĐND cùng cấp bầu ra hay do bổ nhiệm? Ngoài ra, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc, chức năng hoạt động của HĐND như sau: "HĐND quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương về phát triển kinh tế xã hội, ngân sách, an ninh, quốc phòng các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống nhân dân". Đồng thời, đề nghị dự thảo sửa theo hướng quy định rõ cơ chế đảm bảo cho chính quyền địa phương hoạt động (về cơ chế, ngân sách), phân cấp cho chính quyền địa phương, tạo hiến định cho hoạt động của chính quyền địa phương.
Theo ANTD
Gần 700 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2012 Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) hiện nay đều thua lỗ, trong năm 2012 đã có 680 doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh BĐS đăng ký giải thể, ngừng hoạt động. Thông tin đáng chú ý trên vừa được Bộ này gửi tới phiên giải...