Doanh nghiệp Ấn Độ sẽ cấp 1 triệu liều thuốc điều trị Covid-19 cho Việt Nam
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, các doanh nghiệp Ấn Độ cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir trong vòng 30 ngày tới.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã nhanh chóng thành lập “Nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vắc xin”, huy động Thương vụ, cán bộ phụ trách kinh tế của Đại sứ quán và phòng khoa học công nghệ và lực lượng chủ chốt của Đại sứ quán.
Sau thời gian làm việc tích cực với rất nhiều công ty dược phẩm lớn ở Ấn Độ như Hetero, Dr. Reddy, Cipla, Jubilant, Mylan, Zydus và Cadila… Các doanh nghiệp này cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir trong vòng 30 ngày tới.
Trong các buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương Ấn Độ, phía Ấn Độ sẽ xem xét tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp nước này hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu.
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp Ấn Độ cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều thuốc điều trị Covid 19 Remdesivir trong vòng 30 ngày tới.
Do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của người dân Ấn Độ dịp cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm nay, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này. Quyết định trên được nới lỏng thành hạn chế xuất khẩu vào ngày 14/6 vừa qua. Do đó, để được xuất khẩu, doanh nghiệp Ấn Độ cần hoàn thiện thủ tục tại Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ hoặc các văn phòng đặt tại các trung tâm kinh tế lớn.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, việc sớm mua được thuốc biệt dược cần thiết từ Ấn Độ hy vọng sẽ giúp Việt Nam sớm kiềm chế và chiến thắng đại dịch Covid-19.
Trả lời tại Quốc hội Ấn Độ ngày 3/8, ông Mansukh Mandaviya – Bộ trưởng Bộ Y tế Ấn Độ cho biết “Năng lực sản xuất thuốc Remdesivir của Ấn Độ tăng mạnh từ 3,8 triệu liều/tháng vào thời điểm tháng 4 lên 12,25 triệu liều trong tháng 6. Số nhà máy được cấp phép sản xuất tăng từ 22 nhà máy trong tháng 4 lên 62 nhà máy vào thời điểm hiện tại”.
Trước đó, trong thời gian làm việc tại trung tâm dược phẩm của Ấn Độ, thành phố Hyderabad, bang Telangana phía Nam Ấn Độ, đoàn Công tác của Đại sứ quán do Đại sứ Phạm Sanh Châu dẫn đầu đã thăm và làm việc với Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm dược phẩm và vắc xin ClinSync Clinical.
Phía ClinSync cho biết sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp của Việt Nam tiến hành thử nghiệm thuốc, dược phẩm, đặc biệt là vắc xin Covid-19. Việc hợp tác bao gồm thử nghiệm 3 giai đoạn hoặc tập trung vào giai đoạn 3 với số lượng mẫu lớn nếu đối tác chia sẻ kết quả của 2 giai đoạn thử nghiệm trước và được Chính phủ Ấn Độ đồng ý.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình kỹ sư Nhân mắc Covid-19 tại Ấn Độ
Sau gần 1 tháng điều trị bệnh, kỹ sư Nhân, nhân vật trong câu chuyện của Đại sứ Phạm Sanh Châu, 1 trong 8 bệnh nhân nặng người Việt mắc Covid-19 tại Ấn Độ, đã có tiến triển tích cực về sức khỏe.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì cuộc họp báo chiều 13/5/2021.
Tại cuộc họp báo chiều 13/5, PV Dân trí đề nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật thông tin về tình hình kỹ sư Nhân, một người Việt không may mắc Covid-19 tại tâm dịch Ấn Độ trong quá trình sống, làm việc tại đây giúp xây dựng Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô nước bạn, cũng như tình hình chung của những người Việt mắc bệnh giữa bối cảnh Ấn Độ đang "vỡ trận" vì Covid-19.
Kỹ sư Nhân là nhân vật trong câu chuyện Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã chia sẻ hồi cuối tháng 4 vừa qua. Khi anh Nhân mắc bệnh và xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, Đại sứ Phạm Sanh Châu phải gạt nước mắt, "chạy vạy" khắp nơi, nhờ mối quan hệ của mình để kiếm được cho anh Nhân một giường điều trị tại một bệnh viện ở Delhi.
Thời điểm này toàn bộ hệ thống y tế của Ấn Độ đã bị quá tải, không đảm đương nổi việc chăm sóc cho chính người dân nước sở tại khi mỗi ngày đều ghi nhận hàng trăm ngàn ca mắc mới và số người tử vong tăng nhanh từng giờ, từng phút. Người nước ngoài tại Ấn Độ vì vậy phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn nữa khi không may mắc bệnh.
Câu chuyện của Đại sứ Phạm Sanh Châu gây xúc động mạnh trong nước. Những lá thư ông viết, cập nhật về tình hình bệnh tình trầm trọng của kỹ sư Nhân cũng cho thấy thực trạng của Ấn Độ trước đại dịch.
Từ thời điểm Đại sứ đưa anh Nhân nhập viện điều trị đến nay đã gần 1 tháng.
Thông tin về tình hình công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Ấn Độ nói chung, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Ấn Độ đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước cũng như nước sở tại có các trợ giúp cho công dân tại nước bạn.
"Chúng tôi được biết, bệnh nhân nặng như phản ánh nằm trong số 8 bệnh nhân là các kỹ sư và thân nhân làm việc tại Delhi, Ấn Độ bị mắc Covid-19. Đến nay, bệnh nhân đã có những hồi phục rõ rệt, tình hình sức khỏe đã có cải thiện, tiến triển theo hướng tích cực" - bà Hằng thông tin.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng khẳng định, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ cũng đang tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng cũng như các bác sĩ trong nước theo dõi kỹ tình hình dịch bệnh, duy trì kênh liên lạc, nắm thông tin để hỗ trợ công dân khi cần thiết.
Từ 1-7, công chức phường ở TPHCM sẽ thuộc biên chế công chức quận, TP Thủ Đức Thực hiện mô hình chính quyền đô thị, từ ngày 1-7, công chức các phường ở TPHCM sẽ thuộc biên chế công chức quận và TP thuộc TPHCM (tức TP Thủ Đức). Cũng từ ngày này, TPHCM không tổ chức HĐND quận, phường. Chủ tịch UBND quận sẽ do Chủ tịch UBND TPHCM bổ nhiệm, Chủ tịch UBND phường do Chủ tịch UBND...