Doanh nghiệp 4 tháng tuổi chi 4.833 tỷ đồng “thâu tóm” 37.525 m2 đất Gia Lâm
Theo phê duyệt, quy mô của phần dự án chuyển nhượng, gồm: Lô đất B3-CT03 diện tích đất 18.826 m2 và lô đất B3-CT06 diện tích đất 18.699 m2.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4342/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm cho Công ty TNHH Bất động sản Minh Tân Hà Nội.
Theo đó, quy mô của phần dự án chuyển nhượng, gồm: Lô đất B3-CT03 diện tích đất 18.826 m2 và lô đất B3-CT06 diện tích đất 18.699 m2, quy mô xây dựng các khối nhà cao tầng thuộc dự án Khu đô thị Gia Lâm.
Cụ thể: Lô đất B3-CT03: có diện tích đất 18.826 m2, xây dựng 3 khối nhà L26, L26M và T30M có quy mô cao 26 và 30 tầng (không kể tum thang), bên dưới là 1 tầng hầm chung mở rộng hết lô đất.
Lô đất B3-CT06: có diện tích đất 18.699 m2, xây dựng 3 khối nhà L27, L27M và U38 có quy mô cao 27 và 38 tầng (không kể tum thang), bên dưới là 1 tầng hầm chung mở rộng hết lô đất.
Tổng mức đầu tư của phần dự án chuyển nhượng khoảng 4.833 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án: Quý IV/2024 hoàn thành.
Để thực hiện việc chuyển nhượng dự án, UBND TP.Hà Nội Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ, công khai và giải quyết thỏa đáng quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên liên quan tới phần dự án chuyển nhượng (nếu có).
Trường hợp khách hàng hoặc các bên liên quan có ý kiến về quyền lợi của mình liên quan đến phần dự án chuyển nhượng, Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án.
Theo tìm hiểu của BizLIVE, Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm có địa chỉ tại số 7 đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
Người đại diện pháp luật là ông Phạm Minh Vũ. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; điều hành tour du lịch, khai thác, xử lý và cung cấp nước…
Còn Công ty TNHH Bất động sản Minh Tân Hà Nội có địa chỉ tại tầng 19, Tòa nhà Thăng Long, 98 Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Video đang HOT
Người đại diện là ông Bùi Xuân Toàn. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Ngoài ra còn tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận…
Đáng chú ý, doanh nghiệp này mới được cấp phép hoạt động vào cuối tháng 5 vừa qua.
Liên quan đến khu đô thị này, trước đó, hồi tháng 7/2019, UBND TP.Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 3377/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho Công ty TNHH MTV tư vấn và kinh doanh bất động sản TCO.
Theo phê duyệt, quy mô của phần dự án chuyển nhượng là phần diện tích đất 346.257 m2 (theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CR 002712 ngày 22/3/2019), bao gồm: Đất ở biệt thự, đất ở nhà vườn, đất ở liền kề, đất nhà ở thương mại dịch vụ kết hợp ở tại dự án.
Tổng mức đầu tư của phần dự án chuyển nhượng tạm tính khoảng 11.287 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến hoàn thành vào quý IV/2024.
Theo Vạn Xuân
BizLive
Đất nền Đà Nẵng rớt giá, giao dịch ảm đạm
Thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng đang trầm lắng, nhất là đất nền dự án. Một số người "ôm" đất nền dự án đã phải chấp nhận giảm đến 500 triệu đồng so với thời điểm "sốt" giá để xuống hàng càng nhanh càng tốt.
Giao dịch ảm đảm
Dạo quanh một vòng nhiều dự án khu đô thị trên địa bàn TP Đà Nẵng vào thời điểm giữa buổi sáng nhưng hầu hết không khí giao dịch BĐS đều ảm đảm. Tại khu đô thị sinh thái Golden Hills, chúng tôi nhẩm đếm có khoảng 10 phòng giao dịch BĐS hoạt động nhưng chỗ thì khóa cửa im lìm, nơi thì không có bóng dáng khách hàng. Các nhân viên ngồi bấm điện thoại, thi thoảng ngước mặt chờ đón khách khi có tiếng xe chạy ngang qua.
Các điểm giao dịch BĐS im lìm.">
Các điểm giao dịch BĐS im lìm.
Những quán cà phê trên đường AC-03 trước đây chủ quán không kịp phục vụ thì nay lác đác vài bóng người. Trước đó, vào thời điểm sau Tết Nguyên đán 2019, đất nền tại dự án Golden Hills "sốt" giá đến không tưởng khiến nơi đây náo loạn, "cò đất" khắp nơi đổ về, khách hàng cũng tấp nập giao dịch.
Ghé vào quán giải khát có một nhóm 5 người làm nghề môi giới nhà đất đang trao đổi, chúng tôi nghe được những câu chuyện họ nói với nhau chủ yếu liên quan đến khách hàng ký gửi bán nhà hoặc nhờ mua nhà. Phóng viên tò mò vì sao không khí giao dịch BĐS nơi đây vắng vẻ, chị chủ quán "kiêm" môi giới nói, đất nền ở đây đang đứng nên khách đến hỏi mua thưa, giao dịch bây giờ chủ yếu qua điện thoại.
Qua tìm hiểu, từ ngày chính quyền TP Đà Nẵng tháo dỡ những kiot giao dịch BĐS tự phát, tình hình giao dịch ở Golden Hills lắng hẳn.
Tương tự, tại phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn), xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), giao dịch phân khúc đất nền dự án cũng ảm đạm.
Chấp nhận giảm giá để "xả hàng"
Theo tìm hiểu, đất nền một số dự án ở Đà Nẵng đang rớt giá từ 200 đến 300 triệu đồng/lô so với thời điểm "sốt đất" gần nhất.
Làm nghề môi giới BĐS và chuyên thị trường đất nền các dự án, Phan Lan Hương cho biết: "Đất ở Golden Hills đã xuống từ 200 đến 300 triệu đồng/lô, tùy theo vị trí. Hiện giao dịch tại đây kém sôi động hẳn vì nhiều người đầu tư cho rằng mức giá này vẫn cao so với thực tế thị trường". Cũng theo Hương, hiện ở khu C dự án này, đất đường 10m có giá dao động từ 3,1 đến 3,2 tỷ đồng. Trong khi đó, đất đường 7m giao động mức 2,8 tỷ đồng. Còn đất đường 5m có giá từ 2,6 tỷ đồng.
Vào thời điểm cuối tháng 2/2019 vừa qua, đất nền dự án Golden Hills "sốt" bất thường. Nếu như giữa năm 2018, đất khu A dự án này dao động từ 1,3 đến 1,5 tỷ đồng/lô tùy theo vị trí, thì ở thời điểm "sốt" vừa qua, giá đất tại đây đã tăng phi mã khoảng hơn 2 tỷ đồng mỗi lô.
Giá đất nền dự án ở Đà Nẵng đang giảm.">
Giá đất nền dự án ở Đà Nẵng đang giảm.
Tìm hiểu qua nhiều nhà môi giới và những "cò đất", được biết nhiều người "ôm" đất dự án nhưng phải trả lãi ngân hàng đã buộc phải giảm đến 500 triệu đồng/lô với mong muốn "xả hàng" càng nhanh càng tốt. "Những ngày qua, rất nhiều người chấp nhận hạ giá đến 500 triệu đồng mỗi lô đất với mong muốn bán nhanh để tránh ôm lãi ngân hàng nhưng vẫn ít khách hàng hỏi mua", một nhà môi giới cho biết.
Tương tự ở một số dự án thuộc khu vực nam Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn), Hòa Liên (huyện Hòa Vang), giá đất nền dự án giảm mạnh và rất ít người mua.
Quyết liệt hơn để bình ổn thị trường
Nguyên nhân khiến đất nền Đà Nẵng đứng và rớt giá là do các nhà đầu tư "lướt sóng" chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc đã tháo lui sau khi "ôm trọn" một khoản lời.
Qua điều tra của phóng viên, sở dĩ Đà Nẵng xảy ra những cơn "sốt" đất bất thường là do có một đội ngũ "cò đất" chuyên sử dụng những chiêu thức, mánh khóe để tạo nên những "cơn sốt ảo". Thấy giá đất "sốt", nhiều người lao vào đầu tư và lẽ dĩ nhiên "sập bẫy" của "cò đất". Khi "cơn sốt" đạt đỉnh, "cò" tháo lui và để lại hậu quả chủ yếu cho những nhà đầu tư địa phương, trong đó có nhiều người đi vay ngân hàng mua đất.
Lực lượng chức năng quận Liên chiểu tiến hành tháo dỡ ki ốt kinh doanh BĐS không đúng quy định trên địa bàn.">
Lực lượng chức năng quận Liên chiểu tiến hành tháo dỡ ki ốt kinh doanh BĐS không đúng quy định trên địa bàn.
Trước những cơn "sốt đất" bất thường, chính quyền Đà Nẵng đã vào cuộc tích cực và kịp thời. Theo đó, các quận trên địa bàn Đà Nẵng đã tiến hành tháo dỡ hàng trăm ki ốt giao dịch BĐS xây dựng trái phép đã góp phần lập lại trật tự, ổn định tình hình. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng đã có công văn chỉ đạo Công an TP và các đơn vị liên quan khẩn trương vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm những đối tượng "cò đất" tung tin thất thiệt, bịa đặt nhằm "thổi" giá đất.
Tình hình giao dịch đất đai ở Đà Nẵng đang tạm lắng. Đây là tín hiệu tích cực. Song thiết nghĩ, chính quyền thành phố cần quyết liệt hơn, rốt ráo hơn trong xử lý các đối tượng "cò đất" tung tin thất thiệt gây náo loạn thị trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, nhất là an ninh kinh tế. Chỉ khi thị trường BĐS bình ổn và trở về với giá trị thực thì những người dân có nhu cầu mua nhà, đất để ở mới có cơ hội.
Theo Quang Hải
Kinh tế đô thị
TTC Land (SCR) chuyển nhượng dự án Hải Phòng Plaza quy mô gần 13ha, ước lãi 185 tỷ đồng Chủ tịch Hải Phòng Plaza là ông Nguyễn Quốc Vinh - người vừa từ nhiệm khỏi chức vụ Phó Tổng Giám đốc TTC Land. Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) vừa thông qua quyết định chuyển nhượng 21,7 triệu cổ phần, tương ứng 70% vốn tại Thương mại Hải Phòng Plaza. Tổng giá trị thu về đạt 311,5 tỷ...