Đoàn Phật giáo Ấn Độ thăm, giảng pháp tại Việt Nam
Từ ngày 7/4, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đến từ Ấn Độ, Vương quốc Bhutan sẽ viếng thăm giảng pháp và thiện hạnh ở VN.
Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa
Nhân dịp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ hội văn hóa Tây Thiên cùng công tác Phật sự hoàn thiện Đại Bảo Tháp Tây Thiên, được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhận lời mời của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đến từ Ấn Độ và Vương quốc Bhutan sẽ viếng thăm giảng pháp, cầu nguyện quốc thái dân an và quán đỉnh cộng đồng (ban phúc gia trì) tại Việt Nam.
Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa đến Hà Nội ngày 7/4. Đây là lần thứ 5 Ngài viếng thăm Việt Nam. Từ ngày 9 tới 26/4, Ngài sẽ chủ trì các Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an và quán đỉnh cộng đồng tại các chùa lớn ở Hà Nội (chùa Trung Hậu), Phú Thọ (chùa Hoàng Long), Vĩnh Phúc (chùa Bảo Sơn, chùa Hà Tiên, chùa Vân Sơn, chùa Tây Thiên Phù Nghì, Tây Thiên Thiền Tự, Đại Bảo tháp Tây Thiên), Đà Nẵng (chùa Nam Hải, chùa Phổ Quang) và TP. Hồ Chí Minh (chùa Từ Quang, chùa Vĩnh Nghiêm, Quan Âm Tu Viện). Đặc biệt tại mỗi Pháp hội, các Phật tử sẽ được Ngài giảng giải và trực tiếp trao quán đỉnh từng Đức Phật Bản tôn như Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Trí Tuệ Văn Thù hay Phật Dược Sư… Ngài cũng sẽ cử hành Đại lễ quán đỉnh Changwa cầu siêu độ chư hương linh anh hùng chiến sĩ, đồng bào tử nạn cùng mười phương chư hương linh cửu huyền thất tổ tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Vĩnh Phúc. Đây là ngôi Đại Bảo tháp Kim Cương thừa đầu tiên vừa hoàn thành tại Việt Nam, với chiều cao 37 mét, được xây dựng, yểm tâm theo đúng khai thị của Đức Phật về cách thức kiến lập Vũ trụ Đại Mandala.
Ngày 21/4, Đức Nhiếp Chính Vương sẽ cử hành đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Trí tuệ Văn Thù và cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP Hồ Chí Minh).
Pháp hội lần này là dịp hiếm có để Phật tử Việt Nam tiếp cận với các nghi thức cũng như không gian văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa (hay Mật thừa).
Truyền thừa Drukpa được hoằng truyền vào nước ta từ năm 1992 nương công đức của cố Hòa thượng Thích Viên Thành – Viện chủ chùa Hương với tâm nguyện đem sự thực hành của truyền thống Kim Cương thừa góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam vì lợi ích người dân trong nước. Theo lời mời của Giáo hội Phật giáo và sự thỉnh cầu của các đệ tử Việt Nam, Đức Pháp Vương, Nhiếp Chính Vương và Tăng đoàn Truyền thừa đã nhiều lần từ bi quang lâm ban truyền giáo pháp quán đỉnh và khơi nguồn cảm hứng giác ngộ vì lợi ích vô số người dân Việt Nam.
Một số hình ảnh về các hoạt động của Đức Nhiếp Chính Vương:
Ảnh chụp cùng Đức Pháp vương tại Nam Ấn
Cùng Phật tử Việt Nam
Video đang HOT
Tại thánh địa Himalaya
Tại thánh địa Srilanka
LỊCH TRÌNH CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM CỦA ĐOÀN PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ:
Từ ngày 07/04/2013 đến ngày 27/4/2013:
07/04: (Chủ Nhật 27/2 Â.L) Cung đón Đức Nhiếp Chính Vương và Tăng đoàn tại sân bay Nội Bài.
08/04: (Thứ hai 28/2 Â.L) Viếng thăm các Đại lão Hòa Thượng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, tham quan TP Hà Nội.
09/04: (Thứ ba 29/2 Â.L) Đại lễ gia trì quán đỉnh cộng đồng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Hoàng Long xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
10/04: (Thứ tư 1/3Â.L) Viếng thăm BTSPG tỉnh Vĩnh Phúc. Đại lễ gia trì quán đỉnh cộng đồng Trí Tuệ Văn Thù, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Bảo Sơn, phường Liên Bảo, Vĩnh Phúc.
11/04: (Thứ năm 2/3 Â.L) Buổi sáng tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Buổi chiều, đại lễ gia trì cầu nguyện quốc thái dân an, quán đỉnh cộng đồng Mandala Ngũ Trí Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật và Hoàng Tài Bảo Thiên, chia sẻ Phật Pháp tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
12/04: (Thứ sáu 3/3 Â.L) Đại lễ gia trì quán đỉnh cộng đồng Phật Trường Thọ, cầu nguyện quốc thái dân an, vũ điệu Kim Cương Thừa triệu thỉnh Tứ Đại Kim Cương Hộ Pháp Mahakala. Đại lễ quán đỉnh Changwa cầu siêu độ chư hương linh, anh hùng chiến sĩ, đồng bào tử nạn cùng tất cả mười phương chư hương linh cửu huyền thất tổ tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
13/04: (Thứ bảy 4/3 Â.L) Đại lễ gia trì quán đỉnh cộng đồng Quan Âm Tứ Thủ, Lục tự Đại minh, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
14/04: (Chủ nhật 5/3 Â.L) Đại lễ quán đỉnh cộng đồng Phật Vô Lượng Thọ và Lục Độ Phật Mẫu Tara, cầu nguyện quốc thái dân an và vũ điệu Kim Cương Thừa tại chùa Hà Tiên, TP Vĩnh Yên.
15/04: (Thứ hai 6/3 Â.L) Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Đức Phật A Di Đà, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Vân Sơn, Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
18/04: (Thứ năm 9/3 Â.L) Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Quán Thế Âm, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Nam Hải, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiếu, TP Đà Nẵng.
19/04: (Thứ sáu 10/3 Â.L) Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Đức Phật Dược Sư, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Phổ Quang, đường Trần Hưng Đạo, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
20/04: (Thứ bảy 11/3 Â.L) Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Quán Âm Tứ Thủ, Lục Tự Đại Minh chân ngôn, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Từ Quang, số B1/7A – QL1A – Ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
21/04: (Chủ nhật 12/3 Â.L) Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Trí Tuệ Văn Thù, cầu nguyện quốc thái dân an, chia sẻ Phật Pháp tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP Hồ Chí Minh.
22/04: (Thứ hai 13/3 Â.L) Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Lục Độ Phật Mẫu và Bạch Độ Phật Mẫu Tara, cầu nguyện quốc thái dân an, chia sẻ Phật Pháp tại Quan Âm Tu viện, số 384 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh.
24/04: (Thứ tư: 15/3 Â.L) Đoàn ra Hà Nội, Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara và quán đỉnh Đức Liên Hoa Sinh, cầu nguyện quốc thái dân an tại Tây Thiên Thiền Tự (chùa Thượng), Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
25-26/04: (Thứ năm, thứ sáu 16-17/3 Â.L) Đại lễ gia trì, quán đỉnh cộng đồng Tam Bảo, Tam Căn Bản tại chùa Phù Nghì (Tây Thiên Thăng Long cổ tự), Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
27/04: (Thứ bảy 18/3 Â.L) Đoàn rời Việt Nam.
Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa Jigme Pema Nyinjadh đản sinh năm 1981 trong dòng tộc của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII, bậc lãnh đạo tối thượng của Truyền thừa Phật giáo Đại thừa – Kim Cương Thừa Drukpa. Ngài được ấn chứng là hóa thân chuyển thế đời thứ chín của Thượng sư Tôn quý Khamtrul Rinpoche. Truyền thừa Khamtrul được hoằng truyền từ thế kỷ thứ 16 đến nay. nổi tiếng với sự chứng ngộ tâm linh và các công hạnh lợi tha của các đời hóa thân Khamtrul, được tôn kính là những hóa thân chân thực của Đức Liên Hoa Sinh.
Sau quá trình tu học nghiêm cẩn tại Trụ xứ Darjeeling, Ấn Độ, Ngài tiếp tục theo học 9 năm và tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học Tự viện danh tiếng Tango, (Vương Quốc Bhutan). Ngài trứ danh với sở học và khả năng thuyết pháp uyên thâm song cũng vô cùng gần gũi, nhân văn.
Đức Nhiếp Chính Vương từng hai lần được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Drukpa Thường niên, nơi vân tập của chư Thượng sư và hành giả Truyền thừa Drukpa đến từ 80 quốc gia trên thế giới. Ngoài trọng trách lãnh đạo hệ thống hàng trăm tự viện thuộc Truyền thừa Khamtrul trên dãy Himalaya, Ngài còn được Đức Pháp Vương tin cậy giao phó trách nhiệm Giáo thọ chính tại các quốc gia Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam… với sứ mệnh thắp lên nguồn cảm hứng và ánh tuệ đăng cho những đệ tử và thế hệ trẻ vì một thế giới tốt lành, hạnh phúc hơn.
Các giáo pháp và chia sẻ của Ngài đã được biên dịch và phát hành tại Việt Nam trong Tủ sách Kim Cương thừa của Drukpa Việt Nam gồm: “Nghệ thuật sống an lạc”, “Tam thừa Phật giáo và Truyền thừa Tinh túy”, “Thực hành Bản tôn – Chân ngôn – Trí tuệ trong Kim Cương thừa” (NXB Tôn giáo, 2011) và “Nghệ thuật Mật giáo” (NXB Mỹ thuật, 2010).
Trong dịp Triển lãm Nghệ thuật vùng Himalaya (tổ chức tại Hà Nội, 2011), với tư cách khách mời danh dự, Đức Nhiếp Chính Vương đã lần đầu giới thiệu nét đẹp của nền nghệ thuật văn hóa Himalaya tới đông đảo người dân Việt Nam. Sự hiện diện của Ngài cùng với phần trưng bày hết sức ấn tượng của bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật và hiện vật đặc trưng của nền văn hóa Himalaya đã tạo niềm cảm hứng an lạc sâu xa, giúp công chúng thưởng lãm khám phá sự thanh tịnh thuần khiết trong nghệ thuật Mật giáo.
Theo xahoi
Túy Tây Du - MMO "xuyên tạc" cốt truyện Tây Du Ký về Việt Nam
Theo tin mới nhận, thời gian sắp tới làng game Việt sẽ đón chào thêm một webgame nữa mang tên Túy Tây Du. Đây là MMO lấy đề tài Tây Du Ký quen thuộc với game thủ nội địa, dự kiến ra mắt ngay trong tháng 11.
NPH cho hay Túy Tây Du là tựa game tái hiện được đầy đủ và chân thực nhất con đường thỉnh kinh gian khổ của 4 thầy trò Đường Tăng, đem đến cho người chơi một cái nhìn khác lạ và đầy vui nhộn với nền đồ họa đa màu sắc, lối di chuyển mượt mà và phong cách chiến đấu nhanh - gọn - dứt khoát.
Cốt truyện game có nhiều biến đổi so với nguyên tác Tây Du Ký. Cụ thể, Đại Đường xuất hiện một kiếp nạn vô cùng khủng khiếp: tất cả mỹ nữ trong thành Trường An đều say đắm 1 vị sư phụ mà không chịu gả cho bất kỳ người nào khác, người này chính là Đường Tăng. Một ngày nọ, Quan Âm hiển linh và chỉ cho một cách, để cứu nguy cho các cánh mày râu còn đang trong trắng, phải cử Đường Tăng đi Tây Phương thỉnh kinh một chuyến. Đường Huyền Tông thấy thế gật đầu ưng ngay, cấp phép đi ngay trong ngày.
Đường Tăng lủi thủi lên đường, trên đường buồn chán tổ đội 4 người đi chung. Trải qua 9x9 = 81 kiếp mới đến được Điện Lôi Âm thỉnh kinh. Sau khi xong việc Tăng ung dung đi về, nhưng mà nữa đường té sông, khiến cho 35 bộ chân kinh tàn khuyết không vẹn. Từ đó việc truyền giảng kinh thư bị khiếm khuyết. Tam Giới tranh nhau các phần kinh thư mà chiến tranh không dứt.
Phật Tổ đành phải triệu tập một nhóm người lần nữa đến Tây Thiên thỉnh chân kinh, hóa giải mọi hiềm khích mâu thuẫn thế gian. Người chơi khi tham gia vào game có nhiệm vụ phải hóa giải cuộc chiến tranh vô nghĩa này, tìm lại chân lý cho tam giới và trả lại nền hòa bình vốn có từ ngàn xưa.
Những thông tin tiếp theo về MMO này sẽ được cập nhật trong thời gian tới.
Theo GameK
Chiêm bái tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam Tags: Pho tượng Phật bằng ngọc bích cao 3,45m, nặng 31 tấn, được đặt tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) với thời gian chế tác gần 2 năm. Pho tượng Phật được đặt tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) thu hút nhiều khách tham quan và phật tử bốn phương. Pho tượng được chế...