Đoạn kết của biệt đội ám sát trên hoang đảo giữa biển Hoàng Hải
Những ngày cuối năm 2004, việc công chiếu bộ phim Silmido đã khiến không chỉ giới mộ điệu màn bạc mà cả chính giới Hàn Quốc cũng chấn động…
… Tạo nên cơn sốt chưa từng có trong lịch sử phim ảnh Hàn Quốc, chưa đầy 2 tháng sau ngày ra mắt, bộ phim đã thu hút 9,85 triệu lượt người xem phim, nhiều hơn bất cứ bộ phim Hàn Quốc đình đám nào khác cho dù trong phim không hề có bóng dáng của một giai nhân mỹ nữ nào.
Silmido dựa theo một quyển sách xuất bản năm 1999, phơi bày bí mật vốn bị chính phủ quân sự trước đây che giấu suốt hơn 30 năm. Bộ phim lẽ ra không thể được thực hiện cho tới khi có sự hòa giải giữa hai miền Triều Tiên theo tinh thần Chính sách Ánh dương của cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung bởi vì nội dung phim đề cập đến câu chuyện hoàn toàn có thật về biệt đội mang bí số 684.
Tổng thống Park Chung-hee (cha của nữ Tổng thống đương quyền) là nhân vật gây tranh cãi nhất lịch sử hiện đại Hàn Quốc. Trong 18 năm cầm quyền, không thể phủ nhận ông đã có công lớn trong việc đưa Hàn Quốc phát triển vượt bậc, trở thành một con hổ của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ông cầm quyền bằng “bàn tay sắt” với những cuộc đàn áp, thanh trừng đẫm máu.
Đơn vị 684 trong trại huấn luyện trên đảo Silmido. Ảnh: WATM.
Vào năm 1966, lãnh đạo Bình Nhưỡng quyết định lập kế hoạch ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee nhằm kích động một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Seoul cùng quân đội Mỹ đồn trú ở miền Nam. Từ đơn vị đặc nhiệm 124 khét tiếng, nhóm chủ mưu chọn ra 31 binh sĩ ưu tú nhất và đưa họ vào đợt huấn luyện cực kỳ khắc nghiệt kéo dài trong 2 năm về các kỹ năng đổ bộ xâm nhập, ám sát, tấn công…
Trong trường hợp khi vượt qua phòng tuyến đối phương mà gặp các điều kiện khắc nghiệt hoặc chẳng may bại lộ chân tướng và bị tầm nã, 31 “thích khách” này còn được luyện kỹ năng đào vào bên trong các ngôi mộ và ngủ bên cạnh xác chết. Trong 15 ngày cuối cùng, đội thích khách tập trung luyện tập các phương án tấn công Nhà Xanh (dinh Tổng thống Hàn Quốc) trên một mô hình có kích thước như thật.
Khuya 16-1-1968, toán biệt động lên đường, họ được trang bị thuốc nổ TNT, lựu đạn, tiểu liên PPS-43 và súng ngắn TT-30 cùng nhiều vật dụng ngụy trang. Một ngày sau, họ cắt hàng rào kẽm gai tại khu phi quân sự liên Triều ở địa điểm chỉ cách một chốt gác của Mỹ khoảng 30m, vượt qua bãi mìn dày đặc và sự canh gác gắt gao. Đoạn đường tiếp theo rất êm thấm và họ đến Beopwon-ri, cách Seoul khoảng hơn 35km, vào rạng sáng ngày 19-1.
Dấu sơn chỉ các vết đạn găm trên thân cây trên núi Bukaksan phía sau Nhà Xanh, chứng tích của cuộc ám sát bất thành Tổng thống Park Chung-hee. Ảnh: Korea Land.
Kim Shin-jo, một thành viên của nhóm, sau này kể lại: Đến Beopwon-ri không lâu thì họ gặp 4 người dân làng. Một số ý kiến đầu tiên được đưa ra là phải nhanh chóng “diệt khẩu” nhưng phần lớn các thành viên còn lại không đồng tình.
Cuối cùng, nhóm biệt kích quyết định thực hiện… một bài thuyết giảng về lý tưởng chủ nghĩa cộng sản và cuộc sống tốt đẹp tại miền Bắc cho 4 người này rồi thả họ đi với cảnh báo không được báo động.
Bài thuyết giảng chính trị chớp nhoáng không dễ khiến 4 người dân làng mất cảnh giác, họ chạy thẳng đến đồn cảnh sát và một lực lượng lớn bộ binh, đặc nhiệm được huy động lùng sục khắp nơi trong khi an ninh tại Seoul được thắt chặt tối đa. Nhờ đã chuẩn bị kỹ tình huống bị bại lộ, nhóm biệt kích vẫn ngụy trang thành công, họ tản ra thành nhiều nhóm nhỏ và cuối cùng hội quân tại Seoul; nhưng lúc này, chuyện đột kích Nhà Xanh đã trở nên vô cùng nguy hiểm.
Video đang HOT
Không thể quay về, họ ngụy trang thành lính Hàn Quốc thực hiện một cuộc tấn công liều lĩnh vào thẳng Nhà Xanh tối 21-1-1968. Khi chỉ còn cách mục tiêu chưa tới 100m ở vị trí phía sau Phủ tổng thống thì lực lượng bảo vệ Nhà Xanh phát hiện nhóm biệt kích. Trận đụng độ nổ ra dữ dội.
Hàng trăm cảnh sát, binh sĩ lùng sục Seoul và khu vực lân cận, truy bắt cho bằng được “nhóm thích khách miền Bắc”. Kết quả là hơn 1 tuần sau, 29 lính Triều Tiên thiệt mạng, chỉ một người tên Park Jae-gyong thoát được về miền Bắc (người này về sau được phong hàm tướng), còn Kim Shin-jo bị bắt sống.
Kim Shin-jo bị giam giữ, thẩm vấn và “tẩy não” trong vòng 1 năm trước khi được thả với lý do là ông ta chưa hề nổ phát súng nào. Ở lại Hàn Quốc, Kim Shin-jo kết hôn với một phụ nữ bản xứ và trở thành một mục sư sống tại ngoại ô Seoul. Dù không thành công nhưng chiến dịch này đã làm rung chuyển Hàn Quốc và được xem là hành động đột kích qua biên giới táo bạo nhất của Triều Tiên kể từ ngày hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên có hiệu lực.
Lời thú nhận lạnh lùng của Kim Shin-jo trước ống kính truyền hình: “Tôi đến để cắt cổ Park Chung-hee” đã ám ảnh cả một thế hệ người miền Nam. Gần đỉnh núi Bukaksan đằng sau Nhà Xanh vẫn còn một thân cây đầy vết đạn, là chứng tích của sự kiện chấn động cách đây 48 năm nhưng cũng đồng thời thôi thúc KCIA (Cơ quan tình báo Hàn Quốc) quyết tâm thực hiện kế hoạch báo thù.
Ba tháng sau, theo lệnh của Tổng thống Park Chung-hee, lãnh đạo quân đội Hàn Quốc cũng tuyển chọn đúng 31 người đàn ông là các tử tù và những kẻ sống ngoài vòng pháp luật lập ra biệt đội 684. 31 người này được đưa ra Silmido, một hoang đảo toàn đá nằm ngoài khơi biển Hoàng Hải để trải qua một khóa huấn luyện 2 năm cực kỳ khắc nghiệt nhằm thi hành sứ mệnh hết sức đặc biệt và nặng nề: xâm nhập Triều Tiên, đến Bình Nhưỡng ám sát Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Một cảnh trong phim Silmido.
Quá trình huấn luyện diễn ra khắc nghiệt đến mức 7 thành viên trong đội thiệt mạng. Những thành viên còn lại của 684 được lệnh “nằm im thở khẽ” và chỉ xuất kích vào thời điểm thích hợp.
Nhưng thời điểm đó không bao giờ đến vì với chủ trương xóa bỏ thù nghịch, tiến tới hòa hợp đã giúp mối quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên dần nồng ấm, sứ mệnh của biệt đội 684 đã không còn cần thiết.
Điều kinh khủng là khi chẳng còn sứ mệnh nào, thì sự tồn tại của biệt đội 684 giờ đây biến thành… một khối u cần phải cắt bỏ. Những sĩ quan huấn luyện biệt đội 684 giờ lại nhận được chỉ thị từ KCIA phải “dọn sạch” đảo Shilmido như thể trại huấn luyện và các thành viên trên đảo chưa bao giờ tồn tại!
Tin này không may bị rò rỉ cộng với nỗi phẫn uất sau ba năm khổ luyện mà không được phép rời đảo, đến cuối tháng 8-1971, biệt đội này bàn mưu nổi loạn. Các thành viên nhóm này tấn công lính gác, đột nhập vào khu nhà của giáo viên huấn luyện, dùng búa sát hại một đại úy và tiếp tục ra tay với những người khác. Kết quả là chỉ có 6 sĩ quan Hàn Quốc sống sót.
Ngày 23-8-1971, chính phủ Seoul ban bố tình trạng khẩn cấp khi nhận được tin một nhóm người vũ trang đã cướp một chiếc xe buýt trực chỉ Seoul, bắn chết một cảnh sát khi bị chặn lại và một thanh niên vô tội cũng bị giết chết. Trong vòng vây của lực lượng an ninh, 24 thành viên 684 quyết nổ súng mở đường máu.
Một cuộc đọ súng không cân sức diễn ra, nhiều người bị tiêu diệt ngay tại chỗ, một số tự nổ tan xác mình bằng lựu đạn, 4 người còn lại bị bắt sống, tống giam và chờ ngày đưa ra xét xử tại tòa án quân sự. Cho đến năm 2001, chính phủ Hàn Quốc luôn phủ nhận việc thành lập các đơn vị ám sát lãnh đạo Triều Tiên.
Khi bộ phim Silmido được công chiếu, dư luận Hàn Quốc bắt đầu dồn sự chú ý về sự thật bị che giấu trong hơn 30 năm của biệt đội 684. Ngày 16-2-2006, chính phủ Hàn Quốc lần đầu tiên chính thức thừa nhận sự tồn tại của biệt đội 684 trên hoang đảo Silmido trong một báo cáo chính thức về biệt đội này và về cuộc nổi dậy.
Chuẩn tướng Nam Dae Yeon cho biết, 31 thành viên của biệt đội Silmido cấu thành biệt đội 684 là một phần của một đội không lực. 7 người đã chết trong thời gian tập luyện khắc nghiệt, 20 người thiệt mạng trong vụ nổi loạn, 4 người sống sót sau cuộc nổi loạn thì bị hành quyết sau một phiên xử của tòa án binh năm 1972. Đây là giai đoạn được các nhà sử học đánh giá là hết sức đen tối và tàn bạo dưới bàn tay cai trị của các chính quyền quân sự trước khi chuyển qua chính quyền dân sự kể từ năm 1987.
Theo báo The Korea Times, một cựu trung sĩ tên Kim, nay đã 58 tuổi, thừa nhận là ông ta đã chỉ huy tiểu đội hành quyết xử bắn 4 người còn lại nói trên. Theo luật thời chiến, sau khi tòa án quân sự ra phán quyết, bản án lập tức được thi hành mà không cần chờ bất kỳ một kháng cáo nào.
12 binh sĩ của tiểu đội hành quyết được chọn trong số 200 quân nhân thuộc một đơn vị không quân ở Oryu-dong (Seoul) vào ngày 10-3-1972, một ngày trước khi đưa tội nhân ra trường bắn. Thi thể của các tử tội được hỏa thiêu.
Yang Dong Su, 54 tuổi, một trong 6 lính canh đơn vị 684 còn sống sau sự kiện nổi dậy trên đảo Silmido, đã xác nhận nhiệm vụ của đơn vị là xâm nhập Triều Tiên và ám sát lãnh đạo nước này. Trong cuộc nổi loạn trên đảo năm 1971, ông Yang bị trúng đạn ở cổ nhưng vẫn sống sót.
Mặc dù biệt đội 684 chưa hề đặt chân tới CHDCND Triều Tiên nhưng đã có rất nhiều đơn vị Hàn Quốc xâm nhập vào miền Bắc bán đảo Triều Tiên. Sau khi sự kiện Silmido bùng nổ, theo yêu cầu của nghị sĩ Lee Kyeong-jae, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đệ trình các hồ sơ liên quan.
Theo đó, kể từ năm 1950, có 7.726 điệp viên Hàn Quốc đã “ra đi không trở lại” khi nhận lệnh thâm nhập vào lãnh thổ Triều Tiên. Tuy nhiên, chính quyền chỉ mới thông báo đến 136 gia đình có thân nhân được thừa nhận là thiệt mạng khi thi hành nhiệm vụ. Nghị sĩ Lee cho biết, để bồi thường đúng theo luật đã được thông qua hồi tháng 1-2004, chính quyền phải bồi thường tổng cộng 1.850 tỉ won.
Cách đây 3 thập niên, đạo diễn Kang của bộ phim Silmido chắc chắn sẽ bị bắt vì làm một bộ phim đầy sức thuyết phục về mặt chính trị giống như Lee Man-hee, một nhà làm phim bị bắt vào năm 1965 vì đã mô tả những người cộng sản một cách quá tích cực trong bộ phim Seven Women Prisoners từng bị chính quyền Hàn Quốc cấm chiếu.
Nhưng thời thế đổi thay và sự can thiệp của chính quyền vào lĩnh vực điện ảnh đã giảm bớt (từ cuối thập niên 1980) và do đó, điện ảnh Hàn Quốc đã phát triển tới mức được ca ngợi là “Hong Kong mới”.
Tuy nhiên, khác với những bộ phim ở đầu thế kỷ 21 mô tả người Bắc Triều Tiên một cách tích cực như trong các bộ phim ăn khách Shiri (1999) và Joint Security Area (2000), Silmido còn đi xa hơn và thách thức chính sách kiểm duyệt của chính quyền, bởi vì nó được dựa theo một sự kiện có thật, một sự kiện mà chính quyền Hàn Quốc chắc chắn muốn quên đi và gây ra nhiều sự tự vấn lương tâm.
Đặc biệt, bộ phim gột tả một sự thật lịch sử mà chính phủ không muốn nhắc tới: Cuộc chiến tình báo bí mật của Hàn Quốc chống Triều Tiên và cách đối xử tàn nhẫn của giới cầm quyền quân sự đối với công dân của chính họ.
Ngày 19-5-2010, Tòa án quận Seoul yêu cầu chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường tổng cộng 273 triệu won cho gia đình của 21 thành viên biệt đội 684. Tòa án thấy rằng “các đặc vụ Silmido không được báo cho biết về mức độ nguy hiểm của quá trình tập luyện, và tính khắc nghiệt của việc cuộc tập luyện đã vi phạm các quyền cơ bản của con người”, đồng thời cũng công nhận nỗi đau tinh thần mà chính phủ gây ra do không chính thức tiết lộ cái chết của các đặc vụ cho các thành viên gia đình của họ biết, mãi cho tới năm 2006 nếu không có sự xuất hiện của bộ phim Silmido.
Theo Mạnh Quân ( tổng hợp)
An ninh thế giới
Tướng PLA lo sợ Trung Quốc nếm lại "mối nhục xuyên thế kỷ" chỉ trong 4 giờ đồng hồ
Một tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc đã thẳng thừng cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình.
Một chiến hạm của quân đội Mỹ (Ảnh minh họa)
Hãng thông tấn tiếng Hoa Tân Đường Nhân (Mỹ) cho hay, một quan chức cấp cao thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) từng thẳng thắn nói với ông Tập Cận Bình rằng nếu Trung Quốc không thể sử dụng vũ khí hạt nhân thì 3 hạm đội của nước này chỉ là "mục tiêu di động" cho các nhóm tàu sân bay Mỹ.
Báo giới Hồng Kông suy đoán, người có phát ngôn thẳng thừng như vậy là Thượng tướng Không quân Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học quốc phòng Trung Quốc. Ông cũng là quan chức được Tập Cận Bình tin tưởng.
Lưu Á Châu là một trong những tướng lĩnh có nhiều phát ngôn nhạy cảm nhất từng "gây bão" trên các diễn đàn ở Trung Quốc nhằm vào tình trạng tham nhũng trong quân đội.
Ông Lưu cũng là người chỉ trích mạnh nhất về khả năng chiến đấu yếu kém của PLA sau khi trải qua hơn 1 thập kỷ chìm trong vấn nạn tham nhũng khi Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng làm lãnh đạo.
Trong cuốn sách "Tinh thần" xuất bản năm 2015, Lưu đề cập 3 rủi ro quân sự đối với Bắc Kinh, mà hai trong số đó là nguy cơ chiến tranh Trung-Nhật bùng phát ở biển Đài Loan và biển Hoa Đông.
Trong bài xã luận "Quan hệ Trung-Nhật nhìn từ vấn đề đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku)" đăng trên báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo vào tháng 10/2015, Lưu Á Châu thừa nhận:
"Hải quân Nhật Bản tuyên bố một khi xảy ra chiến sự, họ sẽ xóa sổ Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc trong 4 giờ đồng hồ. Không thể coi đây là câu nói đùa."
Theo ông Lưu, nếu Trung Quốc thất bại thì đó sẽ là một trận "hải chiến Giáp Ngọ" khác. Cho đến nay, cuộc chiến năm 1894 trên biển Hoàng Hải giữa Hạm đội Bắc Dương của Mãn Thanh với Hải quân Hoàng gia Nhật Bản vẫn được ghi dấu là thất bại nhục nhã nhất của Trung Quốc trước người láng giềng Đông Bắc Á.
Tướng Lưu phân tích, từ năm 1981, Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu tập luyện kế hoạch quân sự bí mật trên biển với mục tiêu "phog tỏa" Hải quân Trung Quốc.
Theo đó, các tàu chiến Nhật Bản được trang bị hệ thống định vị vệ tinh hiển thị vị trí tàu Trung Quốc. Hệ thống này có thể tự động vận hành trên 50 năm. Tỉ lệ bay của Không quân Nhật Bản được duy trì ở mức 90%, cao hơn mức 80% của Không quân Mỹ.
Lưu Á Châu cho rằng các hành động của Nhật Bản nhằm vào Trung Quốc là xu thế tất yếu và cũng là lợi ích quốc gia của nước này. Từ năm 1986, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo chính phủ Nhật về sự trỗi dậy không thể ngăn cản của Bắc Kinh, và nói rằng biện pháp kiềm chế Trung Quốc chính là tìm cách để Trung Quốc chia rẽ từ bên trong.
Theo Thời Đại
Đội 'thích khách' ám sát lãnh đạo Triều Tiên của tình báo Hàn Quốc Cục Tình báo Trung ương Hàn Quốc từng được lệnh thành lập đơn vị 684 để huấn luyện một nhiệm vụ duy nhất là ám sát lãnh đạo Triều Tiên. Đơn vị 684 tại trại huấn luyện trên đảo Silmido, Hàn Quốc. Ảnh: WATM Mùa đông năm 1968, một đội ám sát của Triều Tiên gồm 31 thành viên bí mật băng qua...