Đoạn kết bi thảm của một chuyện tình
Chưa đầy ba năm sống chung, ghen tuông và tức giận, chồng đã chém nhiều nhát dao sát hại vợ để rồi phải lĩnh án 20 năm tù về tội Giết người.
Bi kịch vợ chồng trẻ
Bị cáo Nguyễn Phi Cường (30 tuổi, ở xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện nghèo, gia đình khó khăn. Học hết lớp 7, Cường bỏ học ở nhà làm nông nghiệp cùng gia đình. Chưa va vấp xã hội được bao lâu thì Cường đòi lấy vợ.
Vợ của Cường là chị Trịnh Thị Kim Huệ ở Đồng Huống, Liên Hòa, ít hơn Cường 5 tuổi. Thấy Cường hiền lành, chất phác, thật thà nên Huệ có cảm tình ngay. Cả hai yêu nhau say đắm nhưng chuyện tình của họ lại bị hai bên gia đình cấm cản.
Cha mẹ Huệ chê Cường nghèo, ngược lại gia đình Cường chê Huệ nhan sắc trung bình. Mặc gia đình ngăn cấm, đôi trẻ vẫn quyết tâm tiến tới hôn nhân nên quyết định “ăn cơm trước kẻng” để đặt hai bên gia đình vào “sự đã rồi”.
Ngày 19/6, TAND tỉnh Hòa Bình đưa Nguyễn Phi Cường ra xét xử lưu động tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, thu hút hàng trăm người theo dõi
Cuộc sống của những người trẻ tuổi ít va chạm thường hay chấp nhau những điều nhỏ nhặt. Ban đầu hễ cứ giận nhau là vợ chồng họ ngủ riêng, sau đó là không ở cùng một nhà. Chị Huệ dọn đồ về ở nhà bố mẹ đẻ, Cường cũng găng lên bỏ đi thuê nhà chỗ khác.
Chán cảnh không có tiền tiêu mà vợ chồng lại suốt ngày lục đục, con trai thì còi cọc hay đau ốm, chị Huệ nghĩ cách đi làm thuê kiếm tiền để thay đổi không khí. Biết chỗ người quen dưới Hà Nội tuyển người làm thuê, chị Huệ gửi con trai cho ông bà ngoại nuôi và gói ghém quần áo ra đi không cần quan tâm đến ý kiến của chồng. Nhiều lần Cường dẹp tự ái thuyết phục vợ về chăm sóc con và vợ chồng bảo ban nhau làm ăn, tuy không dư giả nhưng cũng đủ sống. Thế nhưng chị Huệ không đồng ý, vẫn một mực làm theo ý mình. Mâu thuẫn vợ chồng vì thế đã lên đến đỉnh điểm.
Thương con trẻ bơ vơ
Ngày 23/10/2013, Cường nhận được điện thoại của vợ thông báo con trai ốm, bảo anh ta đưa con đi khám vì chị Huệ ở dưới Hà Nội chưa kịp về. Thương con, bị cáo phóng xe một mạch về nhà bố vợ xem tình hình. Tối đến, chị Huệ cũng về đến nơi.
Video đang HOT
Sau khi ăn cơm, hai vợ chồng Cường cùng con trai đi ngủ. Thay vì hàn gắn sau bao ngày xa cách, hai vợ chồng nói chuyện với nhau về việc vợ chồng không hợp nhau và chị Huệ muốn Cường viết đơn ly hôn.
Người nhà nạn nhân.
Hai bên lời qua tiếng lại, Huệ nói: “Em đang có hai người yêu, cả hai người đều muốn lấy em làm vợ, cả hai người đều làm tình giỏi hơn anh”. Khi người phụ nữ này bật điện thoại lên định gọi thì Cường nói: “Thằng nào đến đây tao chém chết”.
Sáng sớm hôm sau, Cường bảo ông Trịnh Văn Hải là bố vợ của mình: “Bố cho thằng Cò đi ăn sáng để con ở nhà nói chuyện với vợ con một lúc”. Sau đó, Cường đi mua giấy bút về viết đơn ly hôn. Viết đi viết lại ba lần không được nên Cường nói với vợ để chiều viết vì phải đi làm kẻo muộn.
Chị Huệ không đồng ý và muốn chồng ở nhà viết đơn để giải quyết dứt điểm cho xong. Hai bên lời qua tiếng lại, chị Huệ đã sỉ nhục chồng: “Đồ nông dân, sống nhục nhã thì sống làm gì”. Thấy vợ nói vậy, Cường chộp con dao bầu để trên bàn bếp chỉ về phía vợ và nói: “Mày chửi tao nữa là tao chém chết”.
Do chị Huệ vẫn chửi bới thách thức nên Cường đã cầm dao lao tới chém một nhát vào ngực trái của vợ. Hai bên giằng co, dao rơi xuống đất, Cường nhặt dao lên và tiếp tục chém nhiều nhát vào mặt, cổ, người chị Huệ khiến nạn nhân tử vong.
Tại phiên tòa lưu động, nghe bị cáo thuật lại toàn bộ diễn biến vụ án, ai cũng lắc đầu ngán ngẩm cho cách hành xử của đôi vợ chồng trẻ. Con trai bị cáo mới được 3 tuổi nép chặt vào ông ngoại đến dự phiên tòa.
Xét thấy bị hại cũng là người có một phần lỗi và sau khi phạm tội, bị cáo đã tự thú, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phi Cường 20 năm tù và phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 99 triệu đồng.
Theo Pháp luật Việt Nam
Guinness Việt Nam và những điều chưa ai biết về nhà máy in tiền đầu tiên của nước ta
Đầu năm 2014, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam cho nhà máy in tiền đầu tiên thuộc xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Đây là kỷ lục Guinness Việt Nam giành cho nhà máy in tiền của chính quyền cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đầu mới thành lập.
Đồn điền Chi Nê nơi đặt nhà máy in tiền đầu tiên.
Từ nơi đây, những "tờ bạc tài chính cụ Hồ" đã mang sứ mệnh lịch sử, khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân khố, vực dậy nền tài chính non yếu, kiệt quệ, dần loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp. Đến nay, có những điều về nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam mà không phải ai cũng biết.
Guinness Việt Nam
Kỷ lục Việt Nam đã được tổ chức và trao cho nhà máy in tiền đầu tiên của nước ta tại huyện Lạc Thủy. Ngược dòng thời gian, cách đây đã gần 70 năm, nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt tại đồn điền Chi Nê gắn với công lao to lớn của nhà yêu nước Đỗ Đình Thiện. Năm 1946, bằng việc mua lại nhà in
Tô-panh của Pháp và hiến một phần đồn điền Chi Nê, gia đình nhà yêu nước này đã xây dựng những cơ sở đầu tiên cho nền tài chính quốc gia. Trong hoàn cảnh những năm đầu độc lập, tờ bạc quốc gia ra đời đã khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân khố, vực dậy nền tài chính non yếu, kiệt quệ, lệ thuộc vào thực dân, phong kiến.
Trên mặt trận kinh tế, đồng tiền đã trở thành một lợi thế đấu tranh tiền tệ, dần loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta. Với vị trí chiến lược, đồn điền Chi Nê đã hai lần vinh được đón Bác Hồ về thăm. Đây là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của Bộ Tài chính nói riêng, nền tài chính quốc gia nói chung và một thời kỳ lịch sử cách mạng vẻ vang. Năm 2007, khu di tích được Bộ VH-TTDL xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Năm 2009, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích rộng 15,64 ha, mức đầu tư giai đoạn I là 58 tỉ đồng. Năm 2010, công trình được khởi công. Hiện nay, các hạng mục phục hồi, tu bổ di tích I là khu tưởng niệm Bác Hồ và những năm đầu của ngành tài chính; di tích II là xưởng in bạc... đã hoàn thành. Với những dấu ấn lịch sử và ý nghĩa đặc biệt, khu di tích lịch sử nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947) ở xã Cố Nghĩa đã được trao kỷ lục Guinness Việt Nam.
Đồng tiền đầu tiên.
Ngược dòng lịch sử
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta giành được độc lập nhưng lâm vào tình thế khó khăn, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Do chưa phát hành được tiền tệ độc lập khiến tài chính của ta gặp rất nhiều khó khăn. Trong lúc đó, quân Tưởng ở miền Bắc đã tung tiền "quan kim" nhằm cạnh tranh với đồng tiền Đông Dương và phá hoại nền kinh tế của ta. Chính quyền cách mạng đã khắc phục bằng cách kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất và ủng hộ cho "Quỹ Độc lập", "Tuần lễ vàng"..., nhưng phía thực dân Pháp luôn tìm cách phá hoại, gây khó khăn cho ta về tài chính. Trước tình hình đó, việc phát hành đồng tiền độc lập của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhu cầu bức thiết.
Tháng 10.1945, đồng chí Phạm Văn Đồng - Bộ trưởng Bộ Tài chính được Trung ương chỉ đạo, điều hành toàn bộ việc chuẩn bị, in và phát hành đồng tiền mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vấn đề khó khăn nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật cần dùng cho việc sản xuất đồng tiền Việt Nam bởi trước năm 1945 cả Đông Dương chỉ có 2 nhà máy in lớn là Nhà in Viễn Đông và Nhà in Tô-panh. Nhưng tại thời điểm này, cả hai nhà máy in đều do quân Tàu Tưởng và Pháp chiếm đóng, ta không thể sử dụng. Ông Đỗ Đình Thiện - một nhà tư sản Việt Nam yêu nước đã đứng tên và bỏ tiền ra mua lại Nhà in Tô-panh của Pháp sau đó hiến cho Chính phủ để lập nhà in tiền.
Ngày 3.2.1946, theo chủ trương của Chính phủ, đồng tiền (giấy bạc) Việt Nam được tung ra ở hầu hết khắp các tỉnh miền Nam Trung bộ và được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh. Đó là những đồng tiền đầu tiên của ta đại diện cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia và trên đồng tiền mới có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1946, cơ sở nhà máy in tiền Tô-panh bị lộ, Chính phủ quyết định sơ tán một bộ phận của nhà in lên đồn điền Chi Nê. Đồn điền Chi Nê được xây dựng cuối thế kỷ XIX, rộng hơn 7.300 ha. Tại đây, chủ đồn điền Bô-ren (người Pháp) đã xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, chuồng trại trâu bò. Năm 1943, Bô-ren bán lại đồn điền cho gia đình ông Đỗ Đình Thiện với giá hai nghìn lượng vàng. Tại đây, gia đình ông Thiện đã dành một địa điểm thích hợp, đồng thời cho mượn nhà xưởng, máy điện, nước của đồn điền Chi Nê cùng một số cơ giới kho tàng để đặt nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tờ giấy bạc có mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là tờ giấy bạc 100 đồng, còn được gọi là tờ bạc "con trâu xanh" vì trên tờ bạc có hình con trâu màu xanh, kịp thời phục vụ nhu cầu kháng chiến. Ở nhà máy in tiền Chi Nê, công nhân làm việc chủ yếu từ 16h chiều đến 3h sáng hôm sau. Mặc dù làm đêm vất vả, mệt nhọc nhưng với tinh thần yêu nước, anh chị em công nhân dốc toàn tâm lực, tạo được "dòng máu" cung cấp đều đặn cho chiến trường, cho mọi nhu cầu kháng chiến, kiến quốc. Ngày 31.11.1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp kỳ thứ hai, quyết định phát hành đồng tiền Việt Nam và tổ chức thu hồi, đổi tiền Đông Dương trên toàn quốc với mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và tiếp đó là loại 200 đồng, 500 đồng.
Nhà tư sản yên nước Đỗ Đình Thiện.
Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện (1904-1972) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Năm 1927-1932, ông du học tại trường canh nông ở Toulouse (Pháp) và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Cuối năm 1931, ông bị bắt trong một lần chuyển tài liệu bí mật của Đảng cho các thủy thủ người Việt đưa về Việt Nam. Sau khi trở về Đông Dương, ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền. Năm 1941, ông bà Thiện mua lại Nhà máy dệt Gia Lâm của ông Hương Ký - một tư sản nổi tiếng thời bấy giờ với giá 3 vạn đồng Đông Dương, với chủ đích tạo ra những sản phẩm có giá thấp để chiếm lĩnh thị trường. Một lần, có chuyến tàu Nhật Bản chở tơ lụa nhân tạo sang bán. Lúc đó, người Việt Nam chưa biết đến sản phẩm này, nên không ai dám mua. Ông bà Thiện lại nghĩ khác: Nhật là nước phát triển, không lẽ tơ của họ lại không dùng được. Vậy là ông bà mạnh dạn mua cả tàu hàng. Khi biết ông bà có nhà máy dệt, người Nhật hết sức thân tình trong việc cung cấp nguyên liệu.
Đến năm 1943, ông bà Thiện đã quyết định mua lại đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) từ một ông chủ người Pháp. Đồn điền này là cơ sở do hai chú cháu điền chủ người Pháp Bô-ren khởi tạo trong suốt 40 năm có chiều dài khoảng 13km và chiều rộng khoảng 9km, sản phẩm chính là càphê. Đồn điền còn có 2.000 mẫu ruộng, chăn nuôi nhiều loại gia súc với hàng nghìn con trâu, bò, cừu, dê. Ông bà còn có ý định chuyển nhà máy dệt về đây khi chiến tranh xảy ra và đây cũng sẽ là cơ sở che giấu các cán bộ cách mạng đang bị truy lùng.
Kinh doanh phát đạt, nhưng ông bà không quên nhiệm vụ người đảm bảo tài chính cho Đảng. Căn nhà 54 Hàng Gai trở thành địa chỉ tin tưởng cho các nhà lãnh tụ cách mạng như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Nguyễn Tạo... Năm 1943, ông Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La, bắt liên lạc với ông Vũ Đình Huỳnh, rồi giả làm người buôn tơ tìm đến ông bà Thiện. Khi nghe Nguyễn Lương Bằng - vốn là bạn tù với bà Điền những ngày ở Hải Phòng nói Đảng đang cần tiền, ông bà Thiện đã mở tủ trao ngay 3 vạn đồng Đông Dương. Sau này, ngay cả đồn điền Chi Nê cũng được giao lại cho Ban Kinh tài của Đảng quản lý. Như vậy, có thể nói gia đình tư sản Đỗ Đình Thiện đã hiến hết của gia tài của mình cho sự nghiệp cách mạng.
Theo Laodong
Một già, một trẻ thuê nhà nghỉ "chơi" ma túy Trong lúc các đối tượng đang sử dụng ma túy trái phép trong nhà nghỉ thì bị lực lượng Công an huyện Nga Sơn bắt quả tang. Vào khoảng 10h sáng ngày 9/5, Đội phòng chống ma túy, Công an huyện Nga Sơn đã tạm giữ hai đối tượng là Trịnh Văn Hải (SN 1990) và Nguyễn Văn Thơm (SN 1965), cùng trú...