Đoạn kè gần 2 km làm 8 năm chưa xong
Đoạn kè chống sạt lở suối Hội Phú từ đường Nguyễn Trung Trực đến Nguyễn Lương Bằng (TP Pleiku) dài hơn 1,7 km, khởi công từ năm 2014, vẫn còn dang dở.
Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú được quy hoạch đi qua địa bàn 4 phường: Hội Phú, Hội Thương, Phù Đổng và Hoa Lư với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 90 ha, dài hơn 6 km.
Đoạn từ đường Nguyễn Trung Trực (phường Hội Phú) đến đường Nguyễn Lương Bằng (phường Phù Đổng) được khởi công năm 2014, chiều dài 1,76 km. Với tổng kinh phí 277 tỷ đồng, dự án do UBND thành phố làm chủ đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Pleiku quản lý.
Sau 8 năm triển khai, dự án kè gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và điều kiện thời tiết khó khăn, nhiều lần phải gia hạn tiến độ hoàn thành.
Đến nay, các gói thầu làm cầu dân sinh, mái kè, đường giao thông… đã đạt 98% khối lượng, chỉ chờ công tác bảo hành, bảo trì và bàn giao; gói thầu số 3 hoàn thành 75% và gói thầu số 4 đã triển khai thực hiện hơn 65% khối lượng.
Theo đơn vị thi công, đoạn kè này dự kiến hoàn thành cuối năm nay.
Công nhân trộn bêtông, xây thềm và lát đá trên vỉa hè gần đường Nguyễn Trung Trực (phường Hội Phú), đoạn gần chùa Minh Thành.
Ngày 11/6, sau cơn mưa kéo dài, 63 m mái kè vừa mới hoàn thành bị sụt lún, đoạn gần đường Nguyễn Trung Trực, phường Hội Phú.
Video đang HOT
Ông Hoàng Minh Nghĩa, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố Pleiku, cho biết đơn vị thi đã huy động phương tiện xe cơ giới bảo vệ kè, đóng cọc bêtông giữ đất, nạo vét lớp bùn đất, tách mạch nước ngầm và nước mặt tránh chảy tràn qua suối… trước khi hoàn thiện lại hiện trạng ban đầu.
Gói thầu xây dựng các tuyến chiếu sáng với tổng chiều dài hơn 3.500 m còn dang dở, dự kiến hoàn thành việc lắp trụ và đèn trong tháng 7.
Đơn vị thi công trồng cây kơ nia trên vỉa hè. Phân bố tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, kơ nia là cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm. Lá đơn hình trái xoan mọc chụm ở đầu cành. Hoa màu trắng, có từ 4 đến 5 cánh, mọc thành chùm ở kẽ lá, trổ vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 6.
Tán cây thường có hình trứng, sậm rất đặc trưng xanh quanh năm và có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, rễ cọc ăn sâu, nhiều rễ tỏa ngang nên ít bị đổ do mưa bão.
Công nhân đào từng luống để trồng thảm cỏ lạc tiên. Loại cỏ này ra hoa màu vàng, thường bò trùm kín mặt đất nên tạo được độ ẩm mát cho đất, giúp tiết kiệm lượng nước tưới.
Buổi chiều, người dân thành phố đến dọc bờ kè chơi, hóng mát và đi bộ. Chị Lê Thị Tú (35 tuổi) cho biết, những hôm rảnh rỗi, chị thường dẫn hai đứa con của mình ra dọc bờ kè cho chúng thả diều. Tuy nhiên công trình đang còn dang dở, nhiều hố cống sâu chưa có nắp đâỵ, nguy hiểm cho trẻ con. “Trong lúc chơi, tôi luôn để mắt đến chúng”, chị Tú nói.
Đoạn bờ kè từ đường Hùng Vương đến Nguyễn Lương Bằng đã hoàn thành. Nhiều dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi hình thành. Dự án thi công dang dở nhiều năm nên bên bờ kè cỏ mọc um tùm.
Bản đồ đoạn bờ kè đoạn từ đường Nguyễn Trung Trực đến Nguyễn Lương Bằng.
Đoạn thứ hai của dự án, từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Trung Trực, dự kiến kinh phí 300 tỷ đồng, dài 1,9 km sẽ được đầu tư xây dựng từ năm 2023 -2025. Ngân sách trung ương 200 tỷ đồng, ngân sách địa phương 100 tỷ đồng.
Đơn vị thi công sẽ tiến hành nạo vét lớp thực vật, rác bẩn, xây 2 đập ngăn nước trên suối tạo hai hồ chứa, xây dựng hệ thống kè, đường giao thông, đường dạo bộ và cầu qua suối.
Đầu năm nay, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt danh mục dự án đầu tư đoạn còn lại của dự án từ khu đô thị Hoa Lư – Phù Đổng (đường Nguyễn Lương Bằng) đến cầu Ia Sol (đường Cách mạng tháng 8), tổng mức đầu tư 1.162 tỷ đồng, dài 2,1 km, với nhiều hạng mục quan trọng. Giai đoạn này chính quyền sẽ kêu gọi đầu tư xã hội hóa.
Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch
Tháng 4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh.
Thực trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch vẫn diễn ra tại Thừa Thiên Huế. Ảnh: NV
Theo lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, không chỉ có Chỉ thị số 11 mà trong nhiều năm, lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tuy nhiên, đến nay thực trạng này vẫn diễn ra nhiều nơi.
Ngày 6/5 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương đã phải ký ban hành công văn hoả tốc gửi các Sở, ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh thực trạng này.
Theo nội dung công văn, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, các huyện, thị xã, TP Huế phối hợp Sở TT&TT thiết lập đường dây nóng và triển khai ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức đốt rơm rạ trên đồng ruộng nhằm kịp thời xử lý.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đường giao thông gây cản trở và mất an toàn giao thông theo thẩm quyền.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại đốt rơm rạ trên đồng ruộng để nông dân biết và tự giác chấp hành.
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng cơ giới hoá hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh. Nguồn: Internet
Trước đó, trong Chỉ thị số 11 năm 2020, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ rõ tác hại của việc đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng đã gây ô nhiễm môi trường không khí, làm phát thải một lượng lớn khí CO2, CO, SO2, NO2, tro bụi,... ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, đốt rơm rạ sẽ làm cho một lượng nước trong đất bị bốc hơi, làm cho đất thoái hóa và trở nên chai cứng, khô cằn; tiêu diệt các loại sinh vật có ích, làm mất cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa, gây bộc phát nhiều đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng.
Chỉ thị cũng chỉ rõ, nguyên nhân chính dẫn đến việc đốt rơm rạ vẫn xảy ra nhiều nơi là do các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn chưa thực sự kiên quyết trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của nông dân chưa cao; nhận thức của nông dân chưa đầy đủ. Mặt khác, việc tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai cho nông dân ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật về xử lý rơm rạ chưa đầy đủ, liên tục,...
Để giúp người dân thay đổi cách làm truyền thống là đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sau thu hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tuyên truyền, vận động nông dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn quy trình thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom vận chuyển rơm rạ và làm đất bằng máy cày lớn để phay, cày lật đất vùi hết rơm rạ vào trong đất, không để rơm rạ trôi nổi ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường.
Đồng thời, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đặt hàng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng một số chế phẩm sinh học. Nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ tái chế thành các sản phẩm hữu ích phục vụ xã hội hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác. Nghiên cứu khuyến cáo ứng dụng các chế phẩm sinh học cho các địa phương để xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Dân sinh về việc thực hiện của các Sở chức năng nói trên đối với ý kiến chỉ đạo theo tinh thần Chỉ thị số 11/CT-UBND, bà Trần Thị Hoài Trâm - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua báo cáo đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã đặt hàng Công ty TNHH MTV Nông Sản Hữu cơ Quế Lâm 1 đề tài về ứng dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý rơm rạ.
Riêng Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị đầu ngành được giao rất nhiều nhiệm vụ quan trọng và đến ngày 6/5/2021 đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn hoả tốc về việc hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch.
1.000 học sinh, giáo viên Gia Lai cách ly tại nhà Tất cả giáo viên, học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm phải cách ly tại nhà sau khi một học sinh đi chung xe với người nghi mắc Covid -19. Ảnh minh họa Ngành y tế thành phố đang theo dõi sức khỏe mọi người, đã phun khử khuẩn toàn bộ Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm phòng chống dịch, Trưởng...