Đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian
Đây là những kinh nghiệm đoán giới tính thai nhi trên khắp thế giới mà chúng tôi đã thu thập được, bạn có thể tò mò một chút để chiêm nghiệm xem thai nhi của mình là &’hoàng tử’ hay &’công chúa’ và dù đã biết được giới tính thai nhi qua siêu âm thì bạn cũng nên tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để xem có đúng với thực tế không nhé!
Bạn đang mang thai một bé trai nếu:
- Nhịp tim thai nhi ít hơn 140 nhịp/phút.
- Không bị ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai – Mang bầu ở bụng dưới
- Ngực bên phải lớn hơn ngực bên trái
- Soi gương ít nhất một phút và nhận thấy con ngươi (đồng tử) trong mắt bị giãn nở.
- Thích ăn đồ mặm và giàu protein, chẳng hạn như phô mai và thịt.
- Bàn chân của bạn hay lạnh hơn nhiều so với trước khi mang thai.
Nếu ngực bên phải lớn hơn ngực bên trái có thể bạn đang mang thai một bé trai. (Ảnh minh họa)
- Bạn treo nhẫn cưới của bạn bằng sợi tóc trên bụng và nó quay theo vòng tròn.
- Trọng lượng của bạn dồn về phía trước bụng
- Làn da của bạn trở nên khô hơn
- Tóc của bạn dày và bóng hơn khi mang thai
Video đang HOT
- Các sợi lông chân phát triển nhanh hơn lúc trước khi bầu bí
- Hay bị nhức đầu
- Khi ngủ bạn thường quay gối về phía Bắc
- Nước tiểu của bạn màu vàng trong, màu sắc tươi sáng
- Mũi bạn sưng to
- Nhũ hoa có quầng đen
Sẽ là con gái, nếu:
- Mỗi buổi sáng bạn đều thức dậy với thể chất ốm yếu và mệt mỏi
- Nhịp tim của thai nhi đập ít nhất là 140 nhịp đập / phút
- Trọng lượng của bạn dồn về hông và phía sau
- Ngực bên trái lớn hơn vú bên phải
- Bạn soi gương trong vòng 1 phút nhưng không thấy con ngươi (đồng tử) giãn ra.
- Tóc của bạn chuyển sang màu hoe đỏ
Theo quan niệm dân gian, sử dụng nhẫn cưới có thể đoán được giới tính thai nhi. (Ảnh minh họa)
- Bụng dưới cao (thai cao)
- Bạn rất thích ăn kẹo, trái cây và đặc biệt là nước cam
- Tâm trạng của bạn ủ rũ hơn bình thường trong thời gian mang thai
- Làn da bạn mềm hơn
- Mặt bạn sưng to hơn bình thường
- Bầu ngực nở to
- Bạn thường quay gối về phía Nam khi nằm ngủ
- Nước tiểu của bạn màu vàng đục
- Bạn treo nhẫn cưới của bạn trên bụng và nó đung đưa từ bên nọ sang bên kia thay vì quay vòng tròn.
Chú ý: Trên đây chỉ là những kinh nghiệm dân gian được đúc rút ra từ thực tế cuộc sống mà các thế hệ đi trước để lại. Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những kinh nghiệm trên là đúng hay sai nhưng bạn vẫn có thể đọc nó như một tài liệu tham khảo. Ngày nay, để biết chính xác giới tính thai nhi, rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện siêu âm khi thai thi khoảng 12-20 tuần tuổi.
Theo SKDS
Thuốc quý từ cây chuối hột
Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.
Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.
Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.
Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.
Chuôi hôt có tác dụng câm máu, băng huyêt
Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.
Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.
Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.
Quả chuối hột còn non, thái mỏng phòng tiêu chảy
Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.
Hạt chuối hột 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.
Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.
Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột quế chi 4g cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.
Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Kinh nghiệm dân gian chữa nhiệt miệng Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là tình trạng bệnh lý thường gặp, biểu hiện chủ yếu là xuất hiện các vết loét ở niêm mạc khoang miệng và lưỡi với kích thước to nhỏ không đều nhau, ban đầu thường viêm đỏ sau loét rộng ra và có giả mạc màu vàng bẩn bám chắc, rất đau đớn. Bệnh nặng nhẹ tùy người,...