Đoàn giáo viên đi du lịch Nha Trang gặp lở đất, 5 người thương vong
Nhân dịp lễ 20/11 sắp đến, giáo viên cùng cán bộ nhân viên một trường mẫu giáo tại Đắk Lắk tổ chức chuyến đi du lịch Nha Trang. Tuy nhiên, trên đường về, xe chở đoàn gặp sự cố sạt lở nghiêm trọng. Vụ tai nạn khiến 1 bé trai tử nạn và 4 người khác bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Tối 18/11, trao đổi với PV Dân trí, bà Trần Thị Hòe – Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc ( xã Cư Amung, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk) xác nhận, có 1 cháu bé con của nữ nhân viên văn thư của trường đã thiệt mạng và 4 người khác trong đoàn bị thương do sự cố sạt lở đất xảy ra tại tỉnh Khánh Hòa.
Hiện trường một vụ sạt lở tại TP. Nha Trang (ảnh Thủy Nguyên)
Theo bà Hòe, nhân dịp lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên và nhân viên của trường gồm 18 người tổ chức đi du lịch Nha Trang. Các cô còn mang theo con em mình nên tổng cộng đoàn du lịch có 33 người (cả tài xế và phụ xe).
Đến sáng hôm nay (18/11), cả đoàn lên xe ra về. Trên hành trình, 7h30, đoàn có ghé vào một quán phở ven đường, nằm phía sau vách núi để ăn sáng.
“Khoảng hơn 8h, khi mọi người đang ăn uống thì nghe một tiếng rầm rồi đất đá đổ ập vào quán ăn khiến bức tường lớn đổ sập xuống cùng đất đá. Sự việc xảy ra quá nhanh, mọi người chạy tán loạn hòng thoát thân. Bức tường đã đè vào cháu bé L.Đ.H.H (7 tuổi) con của cô văn thư và đè vào bà chủ quán khiến cả 2 đều tử vong ” – cựu Hòe cho hay.
Cũng theo bà Hòe, vào thời điểm xảy ra sự việc, cô văn thư đang đi ra nhà vệ sinh, khi chạy vào phát hiện sự việc vô cùng sốc và đau đớn. Vụ lở đất, còn làm 2 cháu bé cùng 2 cô giáo khác của đoàn cũng bị thương, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để cấp cứu.
Video đang HOT
Mưa lớn, nước ngập và xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại tỉnh Khánh Hòa (ảnh Thủy Nguyên)
Về việc tổ chức đi du lịch, bà Hòe cho biết, công đoàn nhà trường đã tổ chức chuyến đi, kinh phí do các giáo viên, nhân viên đóng góp. Trước chuyến đi trường cũng đã có buổi họp, quán triệt việc ai mang theo con cái cần phải quản lý, theo dõi chặt chẽ.
“Hiện 4 người bị thương đang điều trị, chờ được xuất viện để về gia đình. Riêng xác cháu H. đang được làm thủ tục, gia đình nạn nhân yêu cầu cơ quan chức năng không mổ tử thi mà mang về quê mai táng” – bà Hòe thông tin.
Một lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Ea H’leo cho biết, đoàn giáo viên tự đi chơi dịp cuối tuần thứ 7, chủ nhật nên không báo cáo cho Phòng. Hiện Phòng mới nghe phong phanh thông tin về vụ việc nhưng chưa nhận được báo cáo chính thức.
Theo thông tin từ UBND TP. Nha Trang, sau vụ việc, lãnh đạo thành phố đã có mặt hỗ trợ gia đình nạn nhân tử nạn 6 triệu đồng và mỗi người bị thương 3 triệu đồng.
Hiện vụ việc đang được làm rõ.
Thúy Diễm
Theo Dantri
Dân thức trắng đêm đuổi thuyền hút cát
Người dân đã dùng nhiều biện pháp để giữ đất làng không bị sạt lở.
Nhiều người dân thôn Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM bày tỏ nỗi bức xúc vì đất ven sông bị lở mà họ cho rằng do các thuyền hút cát. Công ty TNHH MC được tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác cát tại đây với công suất khai thác khoảng 17.000 m3/năm, thời hạn hoạt động là 15 năm.
Dẫn chúng tôi đi theo lối mòn qua cánh đồng hoa màu, ông Lê Ngọc Lai (39 tuổi) ở thôn Nghĩa Kỳ nói: "Những thuyền được cấp phép khai thác cát ở đây không chỉ cắm vòi rồng xuống lòng sông Lèn hút cát trong phạm vi tỉnh cho phép mà còn vượt ra ngoài, đi sát vào trong bờ để hút từ đó gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng gây mất đất hoa màu của người dân chúng tôi.
Gần như đêm nào dân làng chúng tôi cũng chia nhau thay ca, không ngủ để xua đuổi các thuyền này. Cứ nghe tiếng máy nổ rền vang dưới lòng sông là chúng tôi xuống nhưng họ tỏ ra không sợ mà số lượng tàu thuyền ngày càng nhiều hơn.
Sạt lở ven sông Lèn đã biến bờ sông thành những vách dựng đứng kéo dài hàng chục mét. Ảnh: Đ.TRUNG
Người dân Nghĩa Kỳ làm đơn gửi lên các cấp chính quyền cầu cứu hãy giữ lấy làng nhưng chưa thấy phản hồi". Ông Lai nhìn về phía lòng sông bằng đôi mắt như vô vọng.
Ông Lai chỉ tay về những cục đá sỏi to bằng nắm tay rồi bảo: "Đây là biện pháp cuối cùng". Tôi ngạc nhiên, ông nói tiếp: "Tới đây, nếu xua đuổi không được thì người dân có thể phải dùng đá để ném về phía các thuyền khai thác cát với hy vọng họ sẽ rời đi nơi khác. Dân làng chúng tôi hết cách rồi!".
Khuôn mặt nhầu nhĩ, đôi mắt quầng lõm sâu vì những đêm dài thức trắng xua đuổi thuyền hút cát, ông Trịnh Đức Tính (54 tuổi) ngụ thôn Nghĩa Kỳ cho biết: "Vị trí khai thác cát là mỏ số 18 nhưng việc khai thác cát ở đây thì cứ mỗi năm lòng sông lại mở rộng thêm về phía làng khiến người dân mất đất trồng trọt hoa màu. Nếu cứ đà này, 15 năm nữa làng Nghĩa Kỳ sẽ không còn".
Trả lời Pháp Luật TP.HCM liên quan đến những bức xúc của người dân, ông Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cho biết: "UBND xã chưa nhận được đơn thư của người dân thôn Nghĩa Kỳ gửi cho địa phương mà họ chỉ lên trực tiếp phản ánh". Ông Học cũng khẳng định: "Không có chuyện thuyền khai thác cát về đêm như dân phản ánh mà chỉ khai thác trong khoảng thời gian quy định từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Không có chuyện khai thác cát ngoài vị trí đã quy định cấp phép".
Ông Lê Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, cho hay: "UBND huyện Vĩnh Lộc chưa nhận được đơn thư của người dân có liên quan đến mỏ cát số 18 nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hòa. Tuy nhiên, khi báo phản ánh thì chúng tôi đã kiểm tra và kết quả cho thấy cột mốc giới hạn vị trí khai thác cát đã bị mất do đợt lũ vừa qua gây ra và có tình trạng sạt lở xảy ra ở thôn Nghĩa Kỳ. Hiện Phòng TN&MT huyện Vĩnh Lộc đã có văn bản đề nghị doanh nghiệp khắc phục ngay".
Trong khi người dân mòn mỏi, gửi đơn cầu cứu đến chính quyền và thậm chí có hành vi dễ dẫn đến vi phạm pháp luật thì chính quyền lại chậm xử lý.
ĐẶNG TRUNG
Theo PLO
Lãnh đạo phòng GD huyện "rớt thành thủ khoa" bị tố nhận hối lộ Đơn tố cáo ông N, một cán bộ lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Bình Sơn nhận hối lộ tiền tỷ trong kỳ thi tuyển giáo viên là nặc danh, nhưng nhận thấy nội dung tố cáo đúng như dư luận phản ánh, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển và yêu cầu Huyện ủy, UBND huyện này chỉ đạo điều tra, làm...