Đoán biết bệnh tật chỉ bằng cách “nhìn qua” cơ thể
Các bạn hãy chú ý tới cơ thể của mình để biết cách giữ gìn sức khỏe nhé!
Màu của móng tay/ chân
Thông thường, đối với người khỏe mạnh, móng tay và móng chân sẽ có màu hồng nhạt. Khi màu sắc này bị thay đổi, rất có thể bạn đã mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm.
Đối với các trường hợp như móng tay có đốm trắng, có màu trắng xanh hoặc vàng nhẹ, bạn có thể mắc phải chứng thiếu canxi, thiếu máu hoặc mắc phải bệnh nấm. Tuy nhiên, khi móng tay có các màu như tím, vàng đậm, có đốm đen hay sọc dài, các bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay. Đây chính là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, bệnh gan, phù thũng, đau dạ dày… thậm chí là dấu hiệu của tình trạng trúng độc và bị bệnh rất nặng nữa đó!
Ngoài các yếu tố di truyền, do các yếu tố cơ lý hóa (sấy, nhuộm quá nhiều, chải bằng lược cứng…), tóc rụng có thể chính là biểu hiện của tình trạng sức khỏe đang suy thoái và của các căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể.
Nếu tóc của bạn dễ bị rụng và còn kèm theo các biểu hiện như khô, giòn, dễ gãy, có thể bạn đã mắc phải chứng thiếu máu, bệnh về tuyến giáp hoặc tiểu đường. Bên cạnh đó, rụng tóc còn là triệu chứng của các chấn thương mạnh, mất máu, thiếu dinh dưỡng, bị ốm nặng… Vì thế, các bạn cần có các biện pháp để chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất nhé!
Thời tiết lạnh, hanh khô hoặc ngồi điều hòa nhiều là nguyên nhân phổ biến nhất khiến chúng ta bị nứt nẻ môi. Tuy nhiên, khi triệu chứng này xuất hiện bất chợt và kéo dài mà không phải do các nguyên nhân trên thì đó chính là biểu hiện của việc thiếu vitamin B (chủ yếu là B12). Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái thiếu máu, giảm chất lượng máu, mệt mỏi, thay đổi tâm lý, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tới thần kinh…
Video đang HOT
Nguy hiểm hơn, các chuyên gia sức khỏe Mỹ còn cho biết, việc thiếu vitamin B12 có liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại đến chức năng nhận thức. Điều đó có nghĩa là, khi thiếu vitamin B12, kích thước bộ não của chúng ta có thể bị nhỏ đi, khiến việc nhận thức suy giảm. Vì thế, các bạn cần chú ý hơn tới đôi môi của mình, đồng thời bổ sung thêm vitamin B12 thông qua các thực phẩm như tim, gan động vật, nghêu, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa… hoặc uống bổ sung vitamin này theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé!
Tình trạng da thay đổi liên tục
Làn da là phần chiếm “diện tích” lớn nhất trên cơ thể, đồng thời cũng là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất. Chính vì thế, đây chính là “chiếc chuông” cảnh báo các vấn đề và bệnh tật trên cơ thể của chúng ta.
Các rối loạn trên da như nổi mụn, chàm, da khô, ngứa, mẩn đỏ, đau rát… cho thấy bạn đang chăm sóc da không đúng cách, sử dụng các sản phẩm dưỡng da không phù hợp. Không chỉ thế, đó còn là biểu hiện của tình trạng dị ứng, stress… thậm chí là ung thư da. Vì vậy, chúng mình cần chú ý tới việc chăm sóc làn da của mình và đi khám da liễu để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Lưỡi xuất hiện đốm trắng
Theo cả y học cổ truyền và y học hiện đại, lưỡi được coi là một chiếc “bản đồ” phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe của chúng ta. Thông qua việc kiểm tra tình trạng của lưỡi, chúng ta có thể phát hiện ra rất nhiều chứng bệnh phổ biến.
Khi lưỡi mất đi vẻ hồng hào thông thường, cơ thể của chúng ta có thể đang phải gánh chịu tình trạng thiếu hụt sắt và vitamin B12 rất nghiêm trọng. Các bạn cần nhanh chóng bổ sung các chất cần thiết này cho cơ thể. Đặc biệt, nếu lưỡi xuất hiện các đốm trắng, các bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay bởi đây chính là biểu hiện của bệnh nấm miệng đấy!
“Lùn” đi
Điều này nghe có vẻ rất vô lý nhưng hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế. Nguyên nhân là do khi chúng ta bị loãng xương, các đốt sống có xu hướng bị lún, xẹp, gãy… nên chiều cao có thể giảm đi. Ngoài biểu hiện bị “lùn” đi, khi bị loãng xương, chúng ta còn gặp các triệu chứng như cong cột sống, đau lưng…
Khi có các biểu hiện này, các bạn cần bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, chúng mình cũng nên đi khám để có các biện pháp chăm sóc tốt nhất nhé!
Theo Thanhnien
Uống kháng sinh quá nhiều và hậu quả "ra nước mắt"
Đừng vì lười đi khám mà tự ý sử dụng thuốc kháng sinh bạn nhé!
Chào bác sĩ,
Khoảng 1 tháng nay, em bị viêm họng nặng nên phải uống và ngậm nhiều loại kháng sinh liên tục. Không biết có phải do vậy mà người em bị nóng trong nên gần đây em hết bị nhiệt mồm lại đến tiêu chảy và đi ngoài phân sống. Ngoài ra, tuy không sốt nhưng thỉnh thoảng em cũng thấy đau bụng và buồn nôn. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (totor...@yahoo.com.vn).
Trả lời:
Chào em,
Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh liều quá cao.
Đây là phản ứng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh. Hầu hết thường nhẹ và tự hết khi ngưng thuốc nhưng đôi khi cũng có trường hợp tiêu chảy nặng xảy ra (gọi là viêm ruột màng giả).
Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng nhằm tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn với liều cao và kéo dài thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột.
Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược mà hầu hết đều có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể. Vì vậy, khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó phải biết được nó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp cùng kháng sinh khác. Các loại kháng sinh hay gây tiêu chảy nhất là ampicillin, các cephalosporin, erythromycin và clindamycin.
Để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh nói riêng, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị.
Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.
Tuy nhiên, khi bị loạn khuẩn mà vẫn bắt buộc phải sử dụng kháng sinh hoặc loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh có chứa probiotic và prebiotic để cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.
Nếu trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà cũng không có hiệu quả thì cần đưa bệnh nhân tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác và được điều trị tiêu chảy kịp thời. Không sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh.
Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt ở những người có thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. Có thể dùng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.
Một điểm hết sức quan trọng nữa đó là trong khi bị tiêu chảy phải duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo VNE
Đoán bệnh qua những đặc điểm bất thường của lưỡi Theo y học Trung Quốc, mỗi khu vực trên lưỡi đều có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do vậy, những đặc điểm bất thường của lưỡi luôn là dấu hiệu một căn bệnh nào đó. Hãy chú ý những đặc điểm bất thường của lưỡi như sau đây nhé. Lưỡi có lớp phủ màu trắng...