Đổ xô đi xem ‘thủy quái’ Amazon sinh sản ở Tây Ninh
Chiều nay, 9.6, liên quan đến thông tin đàn cá hải tượng nguồn gốc ở Amazon đã sinh sản tại ao nuôi, ông Lê Văn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tây Ninh cho biết đơn vị này vừa đi khảo sát và sẽ có báo cáo chi tiết cho Tổng Cục Thủy sản. Trong khi đó hàng trăm lượt người hiếu kỳ kéo đến xem “ thủy quái” Amazon những ngày qua.
Chi cục Thủy sản Tây Ninh khảo sát, ghi hình cá hải tượng – Ảnh: Dương Phan
Theo ông Khải, loài cá này chưa có thông tin chính thức từ Tổng cục Thủy sản do đó, ngành thủy sản tỉnh Tây Ninh chưa thể khẳng định về mặt lợi, hại của loài cá này. Tuy nhiên, theo cá nhân ông Khải nhận định, do nhu cầu lượng thức ăn của cá quá lớn, nên trước mắt ông chỉ khuyến cáo người dân chỉ để nuôi trong hồ đừng phát tán ra môi trường tự nhiên.
Mấy ngày nay, nhiều người tìm đến do khu nghỉ dưỡng của gia đình ông Ngô Văn Phước (60 tuổi, ngụ ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) để tận mắt xem “thủy quái” Amazon.
Đàn cá hải tượng sống trong môi trường ao của gia đình ông Phước – Ảnh: Dương Phan
Khi PV có mặt, nhiều em học sinh vẫn đang say sưa ngắm đàn cá hải tượng tung tăng bơi lội dưới hồ. Chốc chốc, cá hải tượng ngoi lên thẳng mặt đớp tạo nên âm thanh ầm ầm khiến nhiều em ngồi trên thành hồ nhiều phen hông khỏi giật mình, hét toáng.
Cá hải tượng đớp mồi tạo nên tiếng ầm ầm khiến người đứng trên thành ao không khỏi giật mình – Ảnh: Dương Phan
Video đang HOT
Ông Phước cho biết thêm, cách đây vài ngày, gia đình phải mua thêm 1 tấn cá tạp (cá rô phi, cá trê) đổ xuống ao làm mồi cho đàn cá hải tượng. Ông Phước kể: “Thấy đàn cá sinh con được thấy cưng lắm, đầu tiên đặt cá lóc cứ 10kg/tuần cho ăn, sau đó cá lóc lên giá cao nên mua cá tạp, bỏ xuống gì chúng ăn nấy, nhưng cá bự bự thì ăn chứ cá nhỏ vừa miệng chúng không thèm táp”.
Nói về chuyện cá sinh sản, ông Phước nói: “Nhiều người đến hỏi tôi làm cách nào mà cá sinh sản được, tôi chỉ biết trả lời là do tự nhiên.Tôi nghĩ đơn giản vì chúng được sống trong môi trường hoàn toàn tự nhiên (nước lấy từ lòng hồ Dầu Tiếng, ao rộng rãi, lục bình phủ mát, thức ăn đầy đủ…) nên chúng sinh con”.
Ông Phước trao đổi về hiện tượng cá sinh sản tự nhiên với ông Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh – Ảnh: Dương Phan
Ông Phước đoán hiện có khoảng 100 con cá hải tượng dưới hồ. Theo người nhà ông Phước, trước đây, hằng ngày bên ao cá thường có đàn bồ câu đậu lại nhưng gần đây đàn cá đua nhau vồ thịt nên chẳng con nào còn bén mảng lại hồ.
Ông Phước thêm: “Trước mắt thì gia đình hớn hở lắm, nhưng chưa biết lúc đàn cá lớn lên sẽ nuôi như thế nào”.
Dương Phan
Theo Thanhnien
Tìm ra lý do khiến đàn ông chưa "tuyệt chủng"
Một số nhà khoa học cho rằng việc duy trì đàn ông trong quá trình tiến hóa là một sự "lãng phí", vì họ không có đóng góp gì khác cho quá trình sinh sản ngoài tinh trùng.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà sinh học trên thế giới luôn đau đầu tìm đáp án cho câu hỏi tại sao đàn ông vẫn không tuyệt chủng trong quá trình tiến hóa của loài người, khi sự đóng góp duy nhất của họ cho quá trình sinh sản chỉ là tinh trùng.
Theo các nhà khoa học, nếu xét trên góc độ tiến hóa, việc duy trì dân số toàn nữ có thể tự sinh ra toàn con gái để duy trì dòng giống, giống như thằn lằn đuôi dài Mexico, sẽ hợp lý hơn nhiều là đẻ ra con trai không có khả năng tự sinh con.
Đàn ông không đóng góp gì hơn cho quá trình sinh sản ngoài tinh trùng. Ảnh minh họa
Một số nhà khoa học cho rằng việc đẻ ra con trai là một sự "lãng phí" nếu xét theo hiệu quả sinh sản, bởi việc sinh ra thế hệ tiếp theo toàn con gái có khả năng tự sinh sản là con đường hiệu quả hơn rất nhiều trong việc tạo ra số lượng con cái đông hơn cho giống loài.
Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học thuộc Trường Khoa học Sinh học Đại học Đông Anglia (Anh) đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, qua đó khẳng định đàn ông sẽ tiếp tục "trường tồn" với quá trình tiến hóa của nhân loại.
Giáo sư Matt Gage, người phụ trách nhóm nghiên cứu, cho biết: "Phần lớn các loài đa bào trên trái đất đều sinh sản thông qua sex, nhưng quá trình này chỉ tạo ra một nửa con cái có khả năng tự sinh sản, còn nửa còn lại là con đực không thể tự mình sinh con đẻ cái".
Ông Gage nói tiếp: "Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng sự cạnh tranh giữa đàn ông trong quá trình sinh sản là một lợi thế rất quan trọng, bởi nó góp phần tăng cường chất lượng nguồn gen cho dân số".
Giáo sư Matt Gage
Charles Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm "chọn lọc giới tính", trong đó con đực phải cạnh tranh với nhau để giành quyền giao phối, và con cái được phép lựa chọn. Đó là lý do tại sao trong thế giới tự nhiên nhiều con đực có mã ngoài đẹp hơn con cái rất nhiều.
Để xác định tầm quan trọng của việc "chọn lọc giới tính" đối với dân số, các nhà khoa học đã duy trì nhiều tổ bọ cánh cứng bột Tribolium trong suốt 10 năm trời dưới những điều kiện được kiểm soát ngặt nghèo của phòng thí nghiệm.
Ở một số tổ, 90 con bọ Tribolium đực phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để "lọt mắt xanh" của 10 con cái, trong khi ở các tổ khác, số bọ cái lớn hơn số bọ đực rất nhiều.
Sau 7 năm trời, tương đương với 50 thế hệ bọ Tribolium, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con bọ trong tổ mà con đực phải cạnh tranh với nhau để giành con cái có sức khỏe tốt hơn, chống chọi bệnh tật tốt hơn và ít có nguy cơ giao phối cận huyết hơn.
Những tổ bọ Tribolium không có con đực bị tuyệt chủng chỉ sau 10 thế hệ. Ảnh minh họa
Trong khi đó, những tổ bọ Tribolium có rất ít hoặc hầu như không có con đực mặc dù vẫn có khả năng tiếp tục sinh sản, nhưng chúng chỉ duy trì được nòi giống trong 10 thế hệ và sau đó tuyệt chủng.
Giáo sư Gage kết luận: "Những kết quả này cho thấy lựa chọn giới tính là rất quan trọng với sức khỏe và sức đề kháng của dân số, vì nó giúp thanh lọc những gen xấu, duy trì gen tốt cho các thế hệ tiếp theo".
Ông giải thích rõ hơn: "Để có thể chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh và thu hút được con cái tham gia sinh sản, con đực phải gần như giỏi hết mọi thứ, thế nên chọn lọc giới tính là một bộ lọc quan trọng và hiệu quả để duy trì và cải thiện nguồn gen tốt cho thế hệ tiếp theo".
Theo_Dân việt
Đắk Lắk: Xôn xao lợn đẻ ra "voi" Hàng trăm người dân hiếu kỳ từ khắp nơi đổ về nhà gia đình bà Hoàng Thanh Xuân, ngụ tại số 32 buôn B, xã Ea Yong, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) để xem chú heo con mới đẻ có hình dạng một chú voi con. Chú heo con có hình dạng chú voi. Bà Xuân cho biết, vào khoảng 5h sáng 24/9,...