Đổ xô đi hút con tên lạ, dân ở đây kiếm tiền triệu chỉ sau vài giờ
Thời điểm con phễnh nhiều, ngày nào gặp may mắn thì người đi đào, hút phễnh trên đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định) có thể kiếm tiền triệu chỉ vài giờ nên người dân tranh thủ đi đào, hút phễnh mưu sinh.
Dân đổ xô đi hút phễnh
Cứ đến mùa nắng hạn, khi thủy triều xuống nước một số vị trí ở đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định) xuống trơ đáy, là thời điểm hàng trăm người dân đổ đến đào bắt phễnh (loài nhuyễn thể, có 2 mặt như nghêu, hến).
Để tăng năng suất, người dân đầu tư thêm máy nổ, đấu nối vòi hút trực tiếp ra khu vực nước sâu để hút phễnh. Tuy nhiên, việc này lại làm xáo trộn đáy đầm, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường về môi trường, sinh thái, nguồn lợi thủy sản…
Theo người dân địa phương, bắt đầu từ mùa khô hạn tháng 5 đến tháng 8 dương lịch là điểm chính vụ thu hoạch phễnh trên đầm Thị Nại. Mỗi ngày, khi thủy triều rút xuống từ tầm trưa đến xế chiều là những “thợ săn” phễnh ra đầm Thị Nại hành nghề.
Với việc đầu tư máy nổ công suất lớn, 1 ngày thợ hút phễnh có thể kiếm cả triệu đồng.
Ghi nhận tại vùng đầm Thị Nại thuộc xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), hàng trăm con người đang dầm mình giữa nước để đào, hút lấy sản vật. Khắp nơi, tiếng máy nổ inh ỏi của đội quân hút phễnh. Người hút phễnh, chủ yếu là lao động nghèo đến từ các xã Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hòa… (huyện Tuy Phước).
Theo tìm hiểu, trước kia nghề đào phễnh, sò, ngao, vẹm, dắt… ở đầm Thị Nại không rầm rộ như bây giờ. Người dân chỉ sử dụng các công cụ thủ công chỉ cần một dụng cụ như chiếc vá hoặc cuốc, xẻng, rổ… là đi bắt phễnh.
Bây giờ, đội quân hút phễnh lên đến cả ngàn người, trang bị máy móc công suất lớn. Các ghe trang bị máy nổ công suất 20CV, sử dụng vòi lớn chọc thẳng xuống đáy đầm Thị Nại để hút bùn cát, lọc lấy các loài nhuyễn thể to nhỏ, chẳng bỏ sót thứ gì.
Video đang HOT
Phễnh loại 1 có giá 10.000 đến 12.000 đồng/kg, loại này dùng để ăn.
Mỗi chiếc ghe (2 đến 4 người) có thể khai thác được 1 đến 1,2 tấn phễnh/ngày. Phễnh cũng được chia thành 2 loại; loại 1 (phễnh lớn dùng để người ăn) bán giá 10.000 – 12.000/kg, loại 2 (tạm nham gồm phễnh nhỏ, sò, ngao, vẹm, ốc, dắt…) bán với giá chỉ 2.000 đồng/kg, loại này dùng để nuôi tôm hùm, cá…
Như vậy, có những chiếc ghe hút phễnh, mỗi ngày chỉ mất 5-6 tiếng đồng hồ, có thể kiếm được tiền triệu.
Ông Nguyễn Văn Hòa (49 tuổi, ở xã Phước Sơn), người hiếm hoi còn sót lại ở đầm Thị Nại còn bám với nghề đào bắt vẹm truyền thống cho biết, mỗi ngày gia đình ông thu về khoảng 3 đến 4 tạ phễnh loại 2. Song, ông Hòa cũng thừa nhận rằng do kinh tế khó khăn không có tiền sắp ghe lớn, trang bị máy móc nên phải đeo bám nghề cũ mưu sinh.
Người dân dầm mình hút phễnh trên đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định).
“Nếu có tiền thì tôi cũng sắm ghe lớn, máy nổ công suất cao để hút phễnh như các ghe kia thôi. Chúng tôi vẫn biết, cứ khai thác rầm rộ kiểu này thì phễnh đâu sinh sản cho kịp để hút bắt, các loại nhuyễn thể cũng cạn kiệt. Nhưng cũng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vụ mùa thì chẳng được lâu nên tranh thủ kiếm tiền nuôi con cái ăn học. Thực ra, chúng tôi cũng rất áy náy lắm!”, ông Hòa trần tình.
Ông Phan Văn Khiêm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, thừa nhận: “Hiện nay, việc thổi, hút phễnh và các loại nhuyễn thể ở đầm Thị Nại bằng máy nổ biến tướng ngày càng phức tạp. Việc khai thác quá mức sẽ phá vỡ kết cấu nền đáy, làm ảnh hưởng đến môi trường trú ngụ và sinh sản của các loài thủy sinh, gây ô nhiễm môi trường nước, suy giảm nguồn hải sản…”.
Theo ông Khiêm, các địa phương đều phản ánh, ngành chức năng cần sớm vào cuộc để có định hướng phát triển bền vững và cần phải đưa nghề hút phễnh bằng máy nổ vào danh mục cấm.
Việc dùng máy hút phễnh quá mức làm thay đổi kết cấu nền đáy đầm, ảnh hưởng đến môi trường, suy giảm nguồn hải sản…
Trong khi đó, ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho biết: “Nghề hút phễnh bằng máy nổ là một loại hình mới biến tướng, chưa nằm trong danh mục cấm của Bộ NN&PTNT. Sau khi có kiến nghị của địa phương, chúng tôi đã xây dựng dự thảo về quyết định, quy định “Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định”.
Theo Doãn Công (Dân Trí)
Bình Định: Con phễnh là con gì mà hàng ngàn người đổ xô đi hút?
Cứ vào thời điểm đỉnh hạn, khi nước ở một số vị trí giữa đầm Thị Nại (Bình Định) rút xuống trơ đáy là thời điểm hàng ngàn người dân đổ đến để đào bắt phễnh.
Để tăng năng suất thu hoạch, người dân còn trang bị máy nổ, đấu nối vòi để moi hút làm xáo trộn đáy đầm, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường về môi trường, sinh thái, nguồn lợi thủy sản.
Giữa tháng 7-2019 là thời điểm chính vụ thu hoạch phễnh (loài nhuyễn thể, có 2 vỏ giống nghêu) ở đầm Thị Nại. Mỗi ngày khi thủy triều rút xuống vài giờ là người thợ có thể đi ghe, lội ra giữa đầm hành nghề.
Đào phễnh góp phần cải thiện cuộc sống cho những người lao động nghèo. Ảnh: BAOBINHDINH.
Có mặt tại vùng đầm thuộc xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), phóng viên Báo SGGP ghi nhận cảnh hàng ngàn người đổ xô ra giữa đầm Thị Nại để đào, hút phễnh. Tiếng máy nổ inh ỏi cả một vùng. Thợ đào hút phễnh chủ yếu đến từ các xã Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hòa (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định).
Trước đây, nghề đào phễnh, sò, nghêu, vẹm, ốc, don, dắt... ở đầm Thị Nại không rầm rộ như bây giờ. Người dân chỉ sử dụng các công cụ thủ công như cuốc, xẻng, rổ, xúc để đào, bắt các loại nhuyễn thể. Nhưng ngày nay, đội quân hút phễnh trang bị máy nổ, hút, bắt theo kiểu... tận diệt.
Những máy nổ công suất khoảng 20CV, sử dụng vòi lớn chọc thẳng xuống đáy đầm Thị Nại để thổi, hút bùn cát, lọc lấy các loài nhuyễn thể to nhỏ, không bỏ sót thứ gì.
Người đào phễnh dùng chiếc vá đào xuống mặt đất, cặm cụi móc từng con phễnh bỏ vào chiếc rổ hay bịch nilon để bên cạnh. Hiện tại, phễnh có giá 30.000 đồng/ kg nên mỗi buổi đào người làm nghề này có thu nhập khoảng 100.000 đồng. Ảnh: Dũ Tuấn, Báo Danviet.
Mỗi chiếc ghe hút (2 - 4 người) có thể thu được 1 đến 1,2 tấn phễnh/ngày. Phễnh được người thợ chia làm 2 loại: loại 1 (phễnh lớn), giá 10.000 - 12.000 đồng/con; loại 2 (tạp nham giữa phễnh, sò, ngao, vẹm, ốc, don, dắt...), giá 2.000 đồng/kg. Có những ghe mỗi ngày chỉ mất vài giờ có thể kiếm được tiền triệu.
Thợ đào phễnh Nguyễn Văn Hòa (49 tuổi, xã Phước Sơn) cho biết, ông là người hiếm hoi còn sót lại ở đầm đeo bám nghề bằng phương pháp truyền thống. Mỗi ngày, gia đình ông thu về khoảng 3 - 4 tạ phễnh loại 2. Ông Hòa tâm sự, cũng một phần do không có tiền sắm máy nổ, phương tiện tốt để hành nghề nên đành đeo bám nghề cũ.
Đồ nghề của người đào phễnh khá đơn giản: vá đào, rổ và giỏ xách để đựng phễnh. Sau khi đào xong, đãi phễnh cho sạch cát và mang về nhà ngâm vài giờ đồng hồ, mới mang ra chợ bán. Ảnh: Dũ Tuấn, Báo Danviet.
"Nếu có tiền thì tôi cũng sẽ sắm ghe lớn, máy nổ công suất cao để tranh đua với đoàn người hút phễnh giữa đầm. Chúng tôi vẫn biết, nếu cứ tranh nhau hút rầm rộ thì một mai đầm này sẽ cạn kiệt, phễnh cũng sinh ra không kịp để hút bắt. Tuy nhiên, cũng vì hoàn cảnh khó khăn. Thực ra, chúng tôi cũng rất áy náy, lo lắng!", ông Hòa trần tình.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Hiện nay, việc thổi, hút phễnh và các loại nhuyễn thể ở đầm Thị Nại bằng máy nổ biến tướng ngày càng phức tạp. Người dân khai thác quá mức, sẽ phá vỡ kết cấu nền đáy, làm ảnh hưởng đến môi trường trú ngụ và sinh sản của các loài thủy sinh, gây ô nhiễm môi trường nước, suy giảm nguồn hải sản
Các địa phương đều phản ánh, ngành chức năng cần sớm vào cuộc để có định hướng phát triển bền vững nghề này. Cần đưa nghề hút phễnh bằng máy nổ vào danh mục cấm...
Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết, nghề hút phễnh bằng máy nổ là một loại hình mới biến tướng, chưa nằm trong danh mục cấm của Bộ NN-PTNT. Sau khi có kiến nghị của địa phương, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định xây dựng dự thảo về quyết định, quy định "Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh".
Phễnh cũng giống như một loài sò, có 2 mảnh màu đen, là một trong những đặt sản của Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sống ở những vùng nước lợ, dưới lớp các bùn.
Phễnh được bà con đào lên sau đó tách vỏ lấy phần thịt, đóng bịch, bảo quản lạnh.
Phễnh có thịt chắc, ngọt, béo và thơm ngon. Khách chưa ăn con này có thể mua ăn thử nhé, đảm bảo khách sẽ thích vị ngọt của nó.
Phễnh thường được dùng làm các món như: Nấu cháo, xào giá hẹ, xào chua ngọt, nấu canh rau ăn ngọt nước, hoặc chế biến các món khác theo sở thích của khách hàng.
Theo Ngọc Oai (Báo SGGP)
"Vét" từng giọt nước chống hạn Tại các tỉnh miền Trung, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt kéo dài đã khiến cho hàng chục nghìn hộ dân cùng nhiều diện tích hoa màu, nhiều đàn vật nuôi lâm vào cảnh khát nước trầm trọng, thậm chí nhiều diện tích lúa đã chết khô. Chính quyền và người dân các tỉnh đang phải nỗ lực để cứu cây...