Độ tuổi hành kinh dự báo nguy cơ bệnh tật
Bé gái có kinh sớm trước 10 tuổi đối mặt nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và huyết áp cao sau này. Rủi ro cũng tương tự nếu kinh nguyệt đến muộn, sau tuổi 17.
Mối liên quan giữa thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên với các rủi ro tim mạch được rút ra từ một nghiên cứu mới công bố trên Tập san Circulation.
Thu thập dữ liệu sức khỏe hơn một triệu phụ nữ Anh trong tuổi 50-64, các nhà khoa học phân tích tiền sử sinh sản, bệnh án của các phụ nữ cùng dữ liệu quốc gia về số người chết, nhập viện trong thập kỷ tiếp theo. Kết thúc 11 năm theo dõi, có gần 250.000 phụ nữ nhập viện điều trị hoặc tử vong vì cao huyết áp, 73.000 trường hợp phát triển bệnh tim cùng hơn 25.000 người đột quỵ.
Trong đó, 25% phụ nữ tham gia nghiên cứu – những người có kinh nguyệt đầu tiên khi 13 tuổi – đối diện nguy cơ các bệnh tim mạch thấp hơn hẳn. So với số này, người hành kinh khi mới lên 10 hoặc nhỏ hơn có khả năng mắc bệnh tim cao hơn 27%.
Nguy cơ đồng thời thể hiện ở nữ giới hành kinh sau 17 tuổi. Đột quỵ và cao huyết áp cũng gây rủi ro tương tự song ở mức độ thấp hơn bệnh tim.
Theo Reuters, các nguy cơ trên vẫn duy trì ngay cả khi đã tính tới kích thước cơ thể, thói quen hút thuốc và tình trạng kinh tế, xã hội của người tham gia.
Phụ nữ hành kinh sớm trước 10 tuổi hoặc sau 17 tuổi đối diện rủi ro mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn. Ảnh: nydailynews
Video đang HOT
Tác giả chính, TS Dexter Canoy từ ĐH Oxford (Anh) cho biết, kỳ kinh nguyệt đầu tiên có xu hướng xảy ra sớm hơn ở những trẻ béo phì. Do đó sợi dây liên hệ giữa dấu hiệu dậy thì và nguy cơ bệnh tim sau này là hoàn toàn có thể.
Nhóm nghiên cứu khá bất ngờ khi phát hiện thấy nguy cơ cũng gia tăng khi giới nữ hành kinh muộn, sau tuổi 17. Nguyên nhân chính xác để lý giải cho mối tương quan này hiện vẫn chưa rõ ràng.
Lưu ý rằng độ tuổi hành kinh lần đầu trung bình đã giảm đáng kể từ những năm 1800, TS Canoy khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa thừa cân béo phì ở bé gái để tránh tình trạng hành kinh sớm. Qua đó giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và đột quỵ khi bước qua tuổi xế chiều.
Nghiên cứu vừa công bố của TS Canoy và các cộng sự nhận được phản hồi tích cực vì giúp củng cố thêm những kết quả trước đây nói về mối liên hệ giữa hành kinh sớm với rủi ro tim mạch, theo David Dunger, nhà khoa học lâm sàng nhi khoa tại ĐH Cambridge (Anh). Ông Dunger cũng nhấn mạnh rằng, đây là nghiên cứu quy mô nhất trong vấn đề này tính tới nay.
Dù vậy các nhà nghiên cứu vẫn cần xác định liệu kết quả tương tự có thể hiện trên nữ giới của những chủng tộc khác và nước kém phát triển hơn hay không, bởi những người tham gia nghiên cứu lần này đa phần là phụ nữ da trắng.
Theo Khánh Hà – VnExpress
Những loại thuốc "cấm" dùng trong kỳ kinh nguyệt
Để tránh rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết quá nhiều, chị em cần lưu ý dùng thuốc khi chuẩn bị và đang trong kỳ kinh.
Thuốc hoóc-môn tình dục
Sự tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn giới tính nữ có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, trong kỳ
nguyệt san, bạn không nên sử dụng thuốc hoóc-môn kích thích chuyện ấy, để tránh bị rối loạn kinh nguyệt.
Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa
Trong kỳ nguyệt san, màng nhầy tử cung xung huyết, miệng tử cung mở rộng, rất dễ bị viêm nhiễm.
Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu có thể khiến cho nguyệt kinh kéo dài, lượng máu kinh cũng nhiều hơn. Bởi vậy, trong kỳ kinh nguyệt, XX
nên tránh sử dụng thuốc chống đông máu như heparin, coumarin...
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng dễ dẫn đến xung huyết vùng chậu, nên tránh dùng trong kỳ nguyệt san, các thuốc nhu động dạ dày ruột cũng không nên dùng trong thời gian này.
Thuốc nội tiết
Tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn trong cơ thể có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ nguyệt san. Do vậy, trong kỳ nguyệt san không thể sử dụng thuốc kích thích hoóc-môn, để tránh mất cân bằng.
Thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K, có thể giảm tính thấm mao mạch, thúc đẩy sự co lại của mao mạch, sau khi sử dụng khiến cho lượng máu kinh không ra đều và mịn như bình thường.
Thuốc giảm béo
Trong thuốc giảm béo có chứa thành phần ngăn chặn sự thèm ăn, nếu dùng trong kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến rối loạn nguyệt san, nước tiểu nhiều hoặc bài tiết khó, hoặc xuất hiện tâm lý hoảng loạn, lo âu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô kinh.
Theo Khám phá
Alobacsi giải đáp những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến các bé gái vô cùng lo lắng. Đó là lúc bé có những thay đổi về cơ thể cũng như có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì được xem là một bước ngoặt...