Đô thị thông minh: phòng cháy được đặt lên hàng đầu
Mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, trong đó điều kiện cơ bản nhất là đảm bảo an toàn cho con người.
Đại tá Lê Quang Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã chia sẻ như vậy tại chương trình gặp gỡ các thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực máy bơm chữa cháy tại TP.HCM gần đây.
Ông Hải đánh giá, mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, trong đó điều kiện cơ bản nhất là đảm bảo an toàn cho con người. Việc tổ chức giới thiệu các thiết bị PCCC, máy bơm PCCC cũng là một trong những điều kiện xây dựng thành phố thông minh. Để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác PCCC đó là con người kết hợp thiết bị PCCC (hệ thống báo cháy tự động và máy bơm PCCC).
Về hoạt động PCCC tại các đô thị thời gian qua, ông Hoàng Ngọc Khánh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ điều khiển chất lỏng – KTN, cho rằng cùng với quá trình phát triển đô thị mối quan tâm hàng đầu là an toàn cháy nổ tại các chung cư, văn phòng, cao ốc, nhà máy, sân bay,…
Ông Hoàng Ngọc Khánh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ điều khiển chất lỏng – KTN.
Video đang HOT
Theo ông Khánh, trước đây khi thuê các tòa nhà, văn phòng, nhà máy, khách hàng chỉ quan tâm đến bố trí, công nghệ của nhà máy, thiết bị sử dụng đi kèm mà chưa quan tâm đến công tác an toàn PCCC, máy bơm PCCC.
Tuy nhiên, qua những sự cố cháy nổ gây chấn động nhiều nơi trên cả nước thời gian qua đã khiến người dân quan tâm hơn đến hoạt động PCCC và công tác bảo trì hệ thống PCCC. Đến nay, công ty này đã cung cấp, lặp đặt 236 dự án với hơn 4.100 máy bơm lắp đặt ở Việt Nam tại các sân bay, nhà máy, cao ốc, chung cư, giàn khoan dầu khí…
Dịp này, các thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực máy bơm chữa cháy như máy bơm Pentair với 150 năm kinh nghiệm tại Mỹ và 5 nhà máy trên toàn cầu sản xuất; nhà sản xuất động cơ diesel chuyên dùng cho máy bơm Clarke với kinh nghiệm 39 năm tại Mỹ; tủ điều khiển Tornatech thương hiệu nổi tiếng đến từ Canada đã giới thiệu công năng, vận hành và bảo trì hệ các thiết bị PCCC.
Theo PLO
'Không có trí tuệ nhân tạo thì không có đô thị thông minh'
Đó là nhận định của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khi dự hội thảo khoa học nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo diễn ra sáng nay.
Nói về bối cảnh hiện nay TP.HCM mới bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Bí thư Nhân cho rằng "Đúng là chúng ta đi chậm, nhưng nếu quyết liệt làm ngay thì không chậm lắm đâu".
Ông Nhân cho rằng, TP.HCM đang triển khai cách mạng 4.0, đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ tạo đà xây dựng đô thị thông minh.
Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với chuyên gia bên lề hội thảo
"Không có trí tuệ nhân tạo thì không có đô thị thông minh. TP sẽ cùng cả nước hình thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo", Bí thư Nhân nói. Ông cho rằng TP có thể phải lập Ban điều hành chương trình hợp tác nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, năm 2014, Singapore công bố quốc gia thông minh, nước ta cũng sẽ làm được, nhưng trước mắt ở cấp TP.
Việc xây dựng TP thông minh không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc vào lãnh đạo TP có năng động hay không và mỗi người dân TP phải là một "cảm biến xã hội".
"TP.HCM đủ nguồn lực tài chính để thực hiện cuộc cách mạng 4.0, cụ thể là triển khai chương trình nghiên cứu, ứng dụng AI. Tuy nhiên, TP phải tìm cách hoặc xin Chính phủ một cơ chế đặc thù nào đó để có nguồn lực tài chính cho việc này", Bí thư Nhân cho hay.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng cho rằng việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP còn khá chậm, đứng sau nhiều đô thị trên thế giới.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho TP.HCM xây dựng đô thị thông minh
Đánh giá sự gắn kết, tương tác giữa nhà nước, nhà khoa học và nhà đầu tư tài chính, doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo, ông Phong đề nghị các chuyên gia góp ý chân thành, thẳng thắn để giúp TP gỡ các điểm nghẽn trong việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
"TP sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo thuộc trí tuệ nhân tạo" - Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.
Theo các chuyên gia và nhà khoa học, trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực nghiên cứu. Mục tiêu tạo ra những chương trình, máy móc, robot có khả năng làm việc của con người.
20 năm qua, ngành khoa học về trí tuệ phát triển rất mạnh, đặc biệt là tại các nước phát triển. Trí tuệ nhân tạo đã và đang được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, như an ninh công cộng, giao thông thông minh, nông nghiệp, sản xuất, tài chính, thương mại điện tử.
Các chuyên gia cho rằng, TP.HCM muốn nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thì nên tập trung vào ba mũi nhọn, bao gồm đào tạo nhân lực, nắm bắt công nghệ và xây dựng đô thị sáng tạo.
Theo VietNamNet
TP.Hồ Chí Minh công bố kết quả triển khai 4 trung tâm của Đề án đô thị thông minh Việc xây dựng đô thị thông minh là một quá trình liên tục và mang tính chất mở, đòi hỏi phải có sự chung tay của các nguồn lực xã hội. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, hiến kế từ người dân và doanh nghiệp về các giải pháp thiết thực. Chiều 28/11,...