Do thâm hụt ngân sách, Saudi Arabia phải vay nợ hàng tỷ USD
Saudi Arabia đang tìm kiếm khoản vay 6 8 tỷ USD từ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Reuters dẫn nguồn thân cận cho biết Saudi Arabia vừa yêu cầu các ngân hàng nộp các đề xuất nhằm mở rộng khoản vay với số tiền từ 6 – 8 tỷ USD trong 5 năm nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách kỷ lục do giá dầu thấp kéo dài.
Đến thời điểm này, Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Saudi Arabia vẫn chưa đưa ra chưa bình luận gì về thông tin trên.
Trước đó, đã có thông tin Saudi Arabia yêu cầu các ngân hàng thảo luận về ý tưởng một khoản vay quốc tế, song chi tiết như số tiền vay và thời gian vay không được tiết lộ.
Đây là khoản vay lớn đầu tiên của Saudi Arabia trong vòng 1 thập kỷ qua
Năm 2015, thâm hụt ngân sách của quốc gia Trung Đông là 100 tỷ USD. Chính phủ Saudi Arabia cố gắng lấp khoảng trống ngân sách bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối và phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, với tốc độ sụt giảm ngân sách hiện tại, số tài sản dự trữ chỉ có thể kéo dài thêm được vài năm, trong khi đó việc phát hành trái phiếu đã bắt đầu phải chịu áp lực thanh khoản từ hệ thống ngân hàng.
Theo giới phân tích, tổng khoản vay chính phủ của sáu nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu ở vùng Vịnh lên đến 20 tỷ USD trong năm nay. Đây là sự thay đổi lớn so với những năm trước, khi các “ông trùm” dầu mỏ giàu có này thường xuyên cho các nước khác vay tiền.
Video đang HOT
Cả sáu nước vùng Vịnh đều lên kế hoạch vay mượn nước ngoài để đối phó với giá dầu thấp.
Vào giữa tháng 2, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor”s đã hạ hai bậc xếp hạng của Saudi Arabia, xuống mức A-. Hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm lớn khác là Moody’s và Fitch vẫn đang đánh giá tình hình của quốc gia Trung Đông này. Tuần trước, hãng Moody’s thông báo đặt Saudi Arabia vào nhóm nước có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm./.
Theo_VOV
Trần lãi suất 20%/năm: Qui định 'cứng' có theo thị trường?
Bộ Luật dân sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 24/11 đã luật hoá mức lãi suất vay cố định tối đa là 20%/năm. Thực tế, các ngân hàng đang xác định lãi suất căn cứ theo mức độ rủi ro tăng dần của khoản vay. Quy định "cứng" hoá lãi suất liệu có khả thi?
Trong phiên họp Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành quy định: mức lãi suất cố định ngay trong Bộ Luật dân sự tối đa là 20%/năm của khoản tiền vay. Quy định này sẽ được áp dụng khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
_Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi nội dung về lãi suất tại Khoản 1, Điều 468 Bộ Luật dân sự. Theo đó, "Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác".
Trần lãi suất vay 20%/năm
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Điều khoản sửa đổi này đã nhận được sự tán thành của 410 đại biểu, song vẫn còn 30 đại biểu không đồng ý hoặc bỏ phiếu trắng.
Việc quy định một mức lãi suất cố định tối đa trong Bộ Luật dân sự nhằm hạn chế tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi dẫn tới nhiều hệ luỵ tiêu cực cho xã hội. Vấn đề khống chế trần lãi vay đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều, như: có nên áp trần lãi vay, mức lãi suất nào là phù hợp, vừa sức chịu đựng của người vay, vừa đảm bảo chi phí vốn, dự phòng rủi ro nợ xấu của ngân hàng.
Có ý kiến cho rằng lãi suất vay của ngân hàng nên tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhân với 150% hoặc nâng lên 200%. Ý kiến khác lại cho rằng nên quy định "cứng" là bên vay và cho vay thoả thuận mức lãi suất vay không vượt quá 20%/năm trê
Nhẩm tính theo lãi suất cơ bản là 9%, nếu lấy hệ số 150% thì lãi suất vay của ngân hàng tối đa là 13,5%/năm, nếu lấy 200% thì lãi vay tối đa là 18%/năm. Mức lãi suất vay này được cho là phù hợp với diễn biến lạm phát thấp khoảng 2%, mặt bằng lãi suất huy động bình quân trên 8%/năm...
Với cách này, khi NHNN tăng/giảm lãi suất cơ bản thì trần lãi vay cũng sẽ biến động tăng/giảm linh hoạt, bám sát theo diễn biến thị trường._ Đây là quy định "mềm" để tạo thuận lợi cho các ngân hàng chủ động điều chỉnh lãi suất vay phù hợp trong từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng căn cứ theo mức độ rủi ro của khoản vay.
Còn quy định "cứng" lãi vay tối đa 20%/năm theo Bộ Luật dân sự mới, một số ý kiến lo lắng rằng mức trần lãi suất sẽ được điều chỉnh theo kỳ họp Quốc hội (một năm 2 lần) là chậm. Hơn nữa, vào giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng như trước năm 2012, lãi suất huy động tới 17-18%/năm, lãi vay dâng lên 20-22%/năm hoặc cao hơn nữa.
Do đặc thù kinh doanh, ngân hàng buộc phải cạnh tranh lãi suất huy động hoặc tăng lãi suất theo mùa vụ, vượt mức 20%/năm sẽ làm phạm Luật? Và khi rủi ro khoản vay càng lớn thì lãi vay càng cao. Đây mới là lãi suất theo thị trường.
Chính các ngân hàng cũng chịu áp lực khi bị áp trần lãi suất, nhưng lãi vay thấp sẽ khó bù đắp rủi ro mất vốn.
Một đồng nợ,bao nhiều đồng lãi?
Với quy định áp trần lãi vay là 20%/năm, Khoản 1 Điều 468 lại không sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sửa quy định tại Khoản 2 điều này về mức lãi suất ấn định trong hợp đồng vay có lãi suất để giải quyết tranh chấp phát sinh.
Cụ thể, "Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ". Có nghĩa, mức lãi suất thoả thuận được xác định tối đa là 10%/năm.
Trong quan hệ tín dụng, các ngân hàng đã và đang rất khó xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu có phát sinh tranh chấp, kiện tụng. Theo tìm hiểu của Thời báo Kinh Doanh, trong nhiều trường hợp xử lý thu hồi nợ, ngân hàng đã miễn cưỡng chấp thuận thu hồi nợ gốc và giảm một phần nợ lãi (gồm lãi trong hạn, lãi phạt bằng 150% lãi suất). Mức giảm lãi có thể là 30%, 50% hoặc 100% tuỳ theo thoả thuận, đàm phán giữa chủ nợ và con nợ. Trường hợp xấu nhất là ngân hàng chỉ thu được một phần nợ gốc, và chấp nhận xoá toàn bộ nợ lãi cho con nợ nếu đã mất khả năng thanh toán.
Trao đổi với lãnh đạo xử lý nợ của một ngân hàng có vốn điều lệ 8.800 tỷ đồng, vị này chia sẻ, khách hàng doanh nghiệp có nợ xấu hơn 20 tỷ đồng đã treo trên sổ sách gần 3 năm. Chỉ tính mức lãi suất trung bình vay 10%/năm thì tổng nợ lãi trong hạn đã là 6 tỷ đồng, cộng lãi phạt 150% là hơn 9 tỷ đồng. Tức tổng nợ lãi đã gần chạm mức nợ gốc.
"Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro nợ xấu sẽ khiến ngân hàng mất rất nhiều chi phí, không đơn thuần chỉ là mất nợ gốc, các khoản lãi. Chúng tôi nhẩm tính, một đồng vốn cho vay biến thành nợ xấu thì ngân hàng sẽ mất tới khoảng 30 đồng vốn kinh doanh. Đó mới là thiệt hại đáng kể"- Vị lãnh đạo này chia sẻ.
Theo Thời báo Kinh doanh
Bộ Tài chính: 'Vay nợ để trả nợ' không làm cho nợ ngày càng tăng 'Biện pháp vay đảo nợ (vay mới, trả nợ cũ) chỉ là biện pháp nghiệp vụ thông thường nhằm cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng bền vững và hiệu quả hơn'. Đây là khẳng định của Bộ Tài chính về vấn đề vay nợ để trả nợ trong cơ cấu nợ công hiện nay. Thời gian qua, Chính phủ đã thực...