‘Đồ lót 2 mảnh’ được dùng từ nửa thiên niên kỉ trước
Một bộ nội y bằng ren được cho là có niên đại từ trước thế kỷ 15 vừa được tìm thấy dưới một căn hầm trong tòa lâu đài cổ Lengberg ở Áo.
Phát hiện này khiến cả giới sử học cũng như thời trang thế giới phải ngỡ ngàng, thậm chí bộ đồ lót có thể khiến lịch sử thời trang phải được viết lại.
Bộ đồ lót nói trên chỉ là một trong số khoảng 3.000 các mảnh vụn của quần áo được tìm thấy ở trong một căn hầm ngầm dưới lòng lâu đài Lengberg, phía Đông Tyro.
Phần áo ngực của bộ nội y 500 năm tuổi
Mặc dù trải qua hàng trăm năm dưới lòng đất, bộ đồ đã phần nào bị rách, mục nhưng khá nguyên vẹn về mẫu mã và hình khối. Đặc biệt bộ đồ có kiểu dáng rất giống với trang phục hiện đại. Nó được thiết kế hai mảnh làm từ chất liệu ren và lanh. Áo ngực ngoài có vòm ôm ngực còn có quai áo vòng qua vai và lưng, còn quần có dây buộc tinh tế.
Video đang HOT
Quần lót có thiết kế rất giống với trang phục hiện đại.
Đáng chú ý, bộ đồ lót được cho là có niên đại từ khoảng 500 năm về trước, tức vào trước thế kỷ 15. Trong khi đó, lịch sử thời trang ghi nhận phụ nữ mới chỉ biết mặc đồ lót từ cuối thế kỷ 18, tức là khoảng 100 năm về trước. Điều này đồng nghĩa với việc quan niệm về thời trang trước đây của loài người đã sai, hay nói cách khác như bà Hilary Davidson, người phụ trách mảng thời trang của Bảo tàng London là “sẽ phải viết lại lịch sử thời trang”.
Trước đó, người ta vẫn quan niệm dưới thời Trung cổ, chỉ có nam giới là mặc đồ lót là một chiếc quần gần giống với quần đùi nam hiện tại. Còn phụ nữ thì chỉ mặc áo chùm hoặc áo sơ mi chứ không có nội y bên trong.
Bà Hilary cho biết thêm: “Những phát hiện này cho thấy một cái nhìn mới về cách ăn mặc của con người dưới thời Trung cổ. Tuy nhiên, hiếm có loại trang phục nào có thể tồn tại hàng trăm năm như vậy, đặc biệt là đồ lót”.
Lâu đài Lengberg, nơi phát hiện bộ đồ lót cổ nhất thế giới.
Một vài giả thiết cho rằng những bộ đồ này có thể đã bị chôn vùi khi lâu đài được mở rộng những năm 1480. Điều kiện khô ráo đặc biệt giúp bảo quản những bộ quần áo này không bị phân hủy qua nhiều thế kỷ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều hoải nghi về nguồn gốc bộ quần áo lót trên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ người đầu tiên phát hiện ra bộ nội y cổ là Beatrix Nutz, đến từ đại học Innsbruck đã gian dối. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra niên đại bằng phóng xạ các bon, những nghi ngờ trên đã hoàn toàn được giải tỏa.
HỒNG MINH
Theo Infonet.vn
Trưng bày xương ma cà rồng 700 tuổi
Một trong hai bộ xương ma cà rồng 700 tuổi mới được tìm thấy bắt đầu được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Bulgaria ngày 16/6.
Đầu tháng 6/2012, các nhà khảo cổ ở Bulgaria đã khai quật được 2 bộ xương từ thời Trung cổ có những thanh sắt xuyên qua ngực mà theo cách giải thích thông thường về ma cà rồng là để chúng không thể đội mồ sống lại. Ngoài thanh sắt trên người, bộ xương cho thấy còn rất nhiều vết đâm khác trên ngực và khu vực dạ dày của ma cà rồng này.
Nhà báo vây quanh ông Bozhidar Dimitrov và bộ xương.
Một trong hai bộ xương này đã 700 tuổi và sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Bulgaria, giám đốc bảo tàng này ông Bozhidar Dimitrov cho biết. Ngoài ra ông còn hy vọng cuộc trưng bày này sẽ thu hút nhiều khách tham quan tới bảo tàng.
Hiện các câu chuyện về ma cà rồng vẫn rất phổ biến ở Bulgaria, nhiều người cho rằng thật điên rồ khi đào xác ma cà rồng lên. Từ ngày hai bộ xương được khai quật ở gần một tu viện ở thị trấn Sozopol bên bờ Biển Đen, nhiều người ở thị trấn này cho biết họ không thể ngủ ngon vào ban đêm.
Theo Bee
Phát hiện dấu tích ma cà rồng ở Bulgaria Các nhà khảo cổ ở Bulgaria đã khai quật các bộ xương từ thời Trung cổ có những thanh kim loại đâm xuyên qua phần ngực, một tập tục đươc tin là nhằm ngăn người chết biến thành ma cà rồng. Theo các niềm tin dị giáo, những người bị xem là xấu xa khi sống có thể trở thành ma cà rồng...