‘Dở khóc dở cười’ với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Apple cho biết các tính năng phát hiện tai nạn của họ dựa trên “thuật toán chuyển động nâng cao được thiết kế bởi Apple, được đào tạo trên hơn 1 triệu giờ lái xe trong thế giới thực và dữ liệu ghi lại các vụ va chạm”.
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô sử dụng các cảm biến như gia tốc kế và con quay hồi chuyển trên điện thoại iPhone hoặc Apple Watch được hỗ trợ.
Nếu chẳng may gặp tai nạn ôtô và nạn nhân không thể tự gọi trợ giúp thì tính năng này lập tức tự động liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp. Tính năng phát hiện tai nạn ôtô của Apple chỉ mất khoảng 20 giây để tự động liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp.
Nếu bạn bị tai nạn xe hơi và không thể gọi cấp, tính năng này sẽ tự động liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp để hỗ trợ chủ nhân. Ảnh: GizChina
Video đang HOT
Mặc dù tính năng này đã giúp ích trong một số trường hợp tai nạn xe hơi nhưng vẫn có một số đánh giá tiêu cực. Cụ thể, nó có thể phát thông báo hỗ trợ giả và khi lực lượng hỗ trợ đến nơi thì phát hiện không có ai gặp nạn, gây nên cảnh “ dở khóc dở cười”.
Trung tâm Tìm kiếm và Cứu hộ Columbia – Canada cho biết họ đã nhận được 3 báo cáo giả và khi triển khai lực lượng tới “hiện trường” thì không có bất cứ ai bị thương.
“Nhiều người dùng cũng báo cáo rằng tính năng phát hiện tai nạn ôtô của Apple thường gửi cảnh báo sai. Thậm chí, dòng iPhone 14 thường phát yêu cầu hỗ trợ ngay cả khi chủ nhân đang chơi … thể thao tốc độ” – chuyên trang GizChina cho hay.
FBI chỉ trích bản cập nhật lớn của iCloud
Mặc dù tính năng mã hóa dữ liệu mới của Apple được người dùng nhiệt liệt hưởng ứng, Cục Điều tra Liên bang Mỹ lại không hài lòng với quyết định này.
Vào đầu năm 2020, Reuters cho biết Apple phải hủy kế hoạch mã hóa đầu cuối iCloud dưới áp lực của FBI. Ảnh: 9to5Mac.
Ngày 7/12, Apple đã giới thiệu Advanced Data Protection, chế độ mã hóa dữ liệu mới cho dịch vụ đám mây iCloud. Tính năng này sẽ mã hóa đầu cuối các dữ liệu như bản sao lưu thiết bị, tin nhắn trong iMessage, ảnh, file ghi âm... để đảm không ai có thể đọc được kể cả Apple.
Tính năng được Apple gọi là "Bảo vệ dữ liệu nâng cao" sẽ mã hóa dữ liệu của người dùng được lưu trữ trong iCloud, nhằm đảm bảo chỉ một thiết bị đáng tin cậy mới có thể giải mã và đọc dữ liệu. Apple, các cơ quan thực thi pháp luật hay các tổ chức chính phủ đều không thể mở khóa.
Fight for the Future (FFTF), một nhóm ủng hộ quyền riêng tư, cho biết trên Twitter rằng thông báo về mã hóa đầu cuối của Apple đã biến lời quảng bá về quyền riêng tư trên các thiết bị iOS thành sự thật.
Tuy nhiên, trong khi các nhóm và ứng dụng bảo mật hoan nghênh tính năng mới của Apple, một số cơ quan như Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) lại tỏ thái độ không hài lòng với quyết định trên.
Với tính năng bảo mật mới, Apple cuối cùng cũng đã biến tôn chỉ của công ty thành hiện thực. Ảnh: Apple.
Trong một tuyên bố với The Washington Post, FBI nhận định "quan ngại sâu sắc về mối đe dọa mà tính năng mã hóa đầu cuối có thể mang lại". Cơ quan cũng khẳng định sẽ yêu cầu "quyền truy cập hợp pháp vào dữ liệu của người dùng".
"Chúng cản trở khả năng của chúng tôi trong việc bảo vệ người dân Mỹ khỏi tội phạm, từ tấn công mạng, bạo lực trẻ em đến buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức và khủng bố", đại diện FBI cho biết.
Nhiều đại diện FBI khác cũng bày tỏ lo ngại khi tính năng có thể ảnh hưởng các cuộc điều tra tội phạm.
"Thật tuyệt khi thấy các công ty ưu tiên bảo mật, nhưng chúng ta cũng phải xem xét lại sự đánh đổi. Tính năng này chắc chắn sẽ cản trở giảm quyền truy cập của các cơ quan thực thi pháp luật vào bằng chứng trên thiết bị điện tử", cựu quan chức FBI Sasha O'Connell nói với The New York Times.
Vào tháng 1/2020, Reuters đưa tin Apple đã bỏ kế hoạch mã hóa dữ liệu người dùng trong iCloud theo lệnh của FBI, cơ quan này lo ngại rằng động thái trên sẽ cản trở các cuộc điều tra của họ.
Tuy vậy, trong một cuộc phỏng vấn hôm 7/12 với biên tập viên Joanna Stern của The Wall Street Journal, Phó chủ tịch Kỹ thuật phần mềm của Apple, Craig Federighi, đã cho rằng thông tin trên là không chính xác. "Tôi đã nghe tin đồn đó, nhưng tôi không biết nó đến từ đâu", ông Federighi nói.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ông khẳng định Apple "luôn hỗ trợ công việc của các cơ quan thực thi pháp luật". "Chúng tôi cho rằng chúng tôi thực sự có chung một sứ mệnh là giữ an toàn cho mọi người", ông nói thêm.
Apple cho biết tính năng Bảo vệ dữ liệu nâng cao sẽ có sẵn cho tất cả người dùng tại Mỹ vào cuối năm nay, với kế hoạch ra mắt toàn cầu vào đầu năm 2023.
Apple mở rộng tính năng bảo mật dữ liệu gây tranh cãi trên iCloud Apple cho biết họ đưa ra động thái khẩn cấp này trước sự gia tăng đáng báo động về số vụ xâm phạm dữ liệu cá nhân. Điện thoại iPhone 14 Pro của Apple được giới thiệu tại Cupertino, California, Mỹ, ngày 7/9/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN Ngày 7/12 ,hãng công nghệ Apple cho biết hãng sẽ tăng cường bảo vệ những dữ liệu...