Dở khóc, dở cười đầu năm: Tết vừa hết rồi thì không khí lạnh mới thèm ùa về
Kỳ nghỉ Tết của miền Bắc năm nay chẳng khác gì miền Nam với thời tiết nắng, nóng như mùa hè. Chỉ đến khi Tết vừa hết, không khí lạnh đặc trưng của Tết mới ùa về khiến nhiều người dở khóc, dở cười.
Hôm nay đã mùng 8, ngày vừa đẹp để đại đa số các công ty, cơ quan, hàng quán đều trở lại hoạt động bình thường (chưa kể nhiều nơi còn đi làm sớm hơn nữa ấy chứ). Vấn đề nằm ở chỗ, với rất nhiều người, đặc biệt là người dân miền Bắc, Tết mới chỉ vừa bắt đầu.
Không, không phải do không khí ăn chơi còn đang vương vấn đâu (dù lý do này đúng là có thật) mà bởi vì đến hôm qua, không khí Tết mới thèm về, và hôm nay tức mùng 8 Tết mới hiện hữu thật rõ ràng.
Tết năm nay, miền Bắc nắng nóng như mùa hè.
Đa phần quần áo mùa đông sắm sửa trước đó cho Tết đều được thay bằng váy, quần áo mùa hè.
Nếu bạn chưa biết thì Tết Kỷ Hợi năm nay là cái Tết hiếm hoi miền Bắc nóng như mùa hè với mức nhiệt thường xuyên ở đầu 2, buổi trưa thậm chí nóng và nắng vàng như giữa hè. Cái nắng nóng ấy không chỉ ảnh hưởng đến công cuộc chuẩn bị, bảo quản đồ ăn mà còn khiến người ta ít nhiều bị thiếu đi cảm giác Tết đến.
Video đang HOT
Vì từ ngàn năm nay, dịp Tết của miền Bắc và Hà Nội thường xuyên gắn với thời tiết lạnh, đôi khi có mưa phùn nên thời tiết Tết như hè – thu của Tết 2019 khiến người ta không quen, và có cảm giác Tết chưa đến.
Tết vừa hết thì không khí lạnh tràn về – Ảnh minh họa.
Nhưng buồn hơn cả là sau kì nghỉ Tết 9 ngày nắng nóng kết thúc, vừa đến ngày đi làm trở lại thì không khí lạnh ùa về, kéo theo không khí Tết đến muộn. Trước thời tiết này khiến nhiều người khóc ròng tiếc nuối, vì đúng không khí Tết nhất phải đi làm lại.
Dù buồn hay vui thì kì nghỉ Tết cũng đã qua, đành an ủi nhau là còn mùng thì còn Tết nên thôi, tranh thủ những buổi gặp gỡ đầu năm sau giờ làm để tận hưởng chút mùa xuân muộn nhé!
Theo helino
Hình ảnh gây đồng cảm nhất ngày: Hết Tết lên lại trường, bố mẹ nhất định ép mang theo cặp bánh chưng
Tết thì hết rồi, học sinh sinh viên cũng phải lục tục rời quê lên lại thành phố để đi học. Và hành trang mang theo chắc chắn không thể thiếu được đôi ba cái bánh chưng gọi là "níu kéo" chút không khí Tết cuối cùng.
Đúng là không gì nhanh bằng thời gian. Mới hôm nào chúng ta còn cảm thán sao chưa làm được gì mà đã đến Tết thì nay, ngoảnh đi ngoảnh lại, Tết cũng hết luôn rồi. Hết Tết đồng nghĩa với việc rất nhiều người trong chúng ta phải xa nhà, rời quê, tiếp tục đi học đi làm với cả đống đồ tay xách, nách mang.
Hành trang chúng ta mang theo để trở lại thành phố ngoài quần áo, sách vở thì nhất định còn có rất nhiều yêu thương từ gia đình nữa. Những yêu thương đó được cụ thể hóa lại bằng túi bánh túi kẹo chất đầy balo, bằng rau dưa tự tay mẹ trồng và bằng thứ này nữa...
Hết Tết lên trường, đây chắc chắn là thứ mà bố mẹ luôn "ép" chúng ta phải mang theo (Ảnh: Tạ Đức Phương)
Vâng, bạn nhận ra thứ đó là gì rồi chứ? Chính là bánh chưng đấy! Quần áo, bánh kẹo, rau củ quả không mang dịp này thì mang dịp khác chứ hết Tết lên trường, bạn không mang theo bánh chưng thì chắc chắn sẽ bị bố mẹ cằn nhằn.
Gì thì gì, cả năm mới được một dịp Tết nên nhiều nhà luôn cố gắng gói dăm ba cái để lấy không khí. Nhưng Tết lúc nào chẳng nhiều đồ ăn, nên thành thử ra bánh chưng nhiều khi bị... ế. Và thế là cuối cùng chính chúng ta lại phải là người giải quyết nó.
Ngày lên trường, bạn mang gì thì mang, nhưng trên người nhất định không thể thiếu được cặp bánh chưng, đôi khi là cây giò lụa nữa (Ảnh: Tạ Đức Phương)
Hình ảnh này quen thuộc đến độ cư dân mạng ai cũng phải vào đồng tình. Chẳng biết mang đi rồi bạn có ăn hết hay không, bánh chưng liệu có cứu đói được bạn hay không nhưng không mang thì cứ "liệu hồn", bố mẹ lườm cháy mặt đấy!
Minh Hương: "Ôi, nhà em cũng thế đây. Đồ mang đi đã nhiều gần chết mà bố mẹ vẫn bắt mang theo cặp bánh chưng để ăn dần".
Thương Hoài Nguyễn: "Bánh chưng vừa nặng, vừa ngấy, mang lên phòng trọ rồi cũng chỉ ăn được một hai miếng là để mốc, nhưng không mang không được".
Phạm Ánh: "Ô, bánh chưng ngon mà. Năm nào hết Tết mình cũng phải mang lên ít nhất 2 cái, chẳng qua nặng quá không vác được, không mình còn lấy thêm mấy cái. Tiết kiệm được khối tiền ăn đấy!".
Hoài Linh: "Mình cũng không thích bánh chưng lắm, ăn Tết đủ no rồi. Nhưng bánh chưng bố gói nên dù thế nào vẫn cố mang đi".
Theo Helino
Dân mạng kêu trời vì Hà Nội mùa xuân nóng như mùa hè: mua áo len, áo nỉ đã đời thì cất trong tủ Trời se lạnh và lất phất mưa xuân đó có lẽ chỉ là thời tiết Tết của rất nhiều năm về trước. Tết năm nay dân tình thi nhau kêu ca sao mà nóng bức và nắng to quá, bao nhiêu áo len, áo nỉ đều chẳng thể mặc. Khó hiểu nhất không phải tính khí con gái nữa mà chắc chắn là...