Độ giàu của tỷ phú Jeff Bezos không bị ảnh hưởng nhiều, vì ông đã bán 3,4 tỷ USD cổ phiếu Amazon ngay trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát
Một nước đi nhìn xa trông rộng của nhà sáng lập Amazon.
Hàng triệu người trên toàn thế giới đang mất việc và hàng nghìn tỷ USD đã biến mất khỏi thị trường chứng khoán, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát và khiến tất cả mọi người hoảng sợ.
Nhưng không ai cũng như vậy. Tỷ phú Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới, có khối tài sản tăng thêm 5,5 tỷ USD so với hồi đầu năm. Tài sản của ông chủ yếu là cổ phiếu Amazon, đã tăng lên 120 tỷ USD vào hôm thứ 5 tuần trước.
Tỷ phú Jeff Bezos đã tự cứu mình khỏi những tổn thất nặng nề, bằng cách bán một số lượng lớn cổ phiếu Amazon vào tháng 2, trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ.
Theo hồ sơ kinh doanh, tỷ phú Jeff Bezos đã bán số cổ phiếu Amazon trị giá 3,4 tỷ USD trong tuần đầu tiên của tháng 2, ngay trước khi giá cổ phiếu đạt đỉnh.
Video đang HOT
Số cổ phiếu được bán chiếm tới 3% tổng số cổ phần tại Amazon của vị tỷ phú, lớn hơn rất nhiều so với những lần bán cổ phiếu trước đây. Các chuyên gia nhận định rằng tỷ phú Jeff Bezos đã bán cổ phiếu ở một thời điểm vô cùng hoàn hảo, điều mà ngay cả những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó có thể làm được.
Việc bán cổ phiếu đúng thời điểm đạt đỉnh trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không chỉ giúp Jeff Bezos giảm bớt tổn thất nặng nề khi thị trường sụp đổ, mà còn giúp ông có cơ hội để tái đầu tư và sinh lời khi giá cổ phiếu sụt giảm.
Đây cũng là chiến lược mà nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã từng chỉ ra: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam”.
Lý do Microsoft không 'cảm cúm' vì Covid-19
Trong khi nhiều gã khổng lồ công nghệ sụt giảm về giá trị, Microsoft là công ty duy nhất giữ được giá trị vốn hóa trên 1.000 tỷ USD.
Microsoft sẽ tròn 45 tuổi vào đầu tháng 4 tới, và trong suốt quãng thời gian đó, họ đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Dịch bệnh Covid-19 do virus corona mới gây ra có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất, nhưng cũng là cơ hội để Microsoft cho thấy sự khác biệt với nhiều công ty công nghệ.
Nhu cầu sử dụng phần mềm Office sẽ không suy giảm nhiều trong mùa dịch.
Những gã khổng lồ khác như Apple và Amazon đang đối mặt với nhiều khó khăn khi virus corona khiến thị trường gần như bị ngưng trệ. Mặc dù Microsoft đang ở trong tình trạng ổn định, nhưng không có điều gì đảm bảo công ty sẽ an toàn trong thời gian tới.
Microsoft đã cảnh báo các nhà đầu tư vào tháng 2 rằng nhu cầu máy tính chạy Windows có thể sẽ thấp hơn dự kiến do Covid-19. Tuy nhiên, công ty này lại khá lạc quan về các dịch vụ như Office 365 và Intelligent Cloud, bởi đây là các dịch vụ hướng tới doanh nghiệp với nhu cầu ổn định, thời gian cam kết lâu dài.
Cho tới nay, một tháng kể từ khi Microsoft đưa ra nhận định, nhiều dự báo cho rằng kinh tế sẽ tiếp tục u ám. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải đóng cửa để tránh lây lan dịch bệnh đã gây ra tình trạng thất nghiệp tại nhiều nơi.
Theo dự đoán của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs, GDP trong quý II/2020 có thể giảm xuống 24% và tỷ lệ thất nghiệp có thể đạt ngưỡng 30%, những con số gây sốc. Chắc chắn, nếu điều này xảy ra, Microsoft cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều lý do để tin rằng gã khổng lồ trong ngành công nghệ này sẽ đứng vững trong cuộc khủng hoảng.
Trong khi Apple gặp khó thời gian qua và giá trị công ty từng xuống dưới mốc 1.000 tỷ USD, Microsoft vẫn đứng vững ở mốc 1.300 tỷ USD.
Việc nhiều công ty buộc phải cho nhân viên làm việc tại nhà trong thời gian dài là cơ hội để Microsoft thúc đẩy cho bộ công cụ Office 365. Với nhiều doanh nghiệp, bộ Office 365 là công cụ không thể thiếu trong các công việc hàng ngày. Microsoft cũng mời gọi khách hàng sử dụng các dịch vụ trong gói Office 365 như Teams, ứng dụng làm việc và họp từ xa.
"Tôi không nghĩ rằng khoảng một tháng trước chúng tôi có thể dự đoán đợt tăng trưởng từ trào lưu làm việc tại nhà", CEO Satya Nadella của Microsoft nói trên Axios.
Một nguồn doanh thu khác có thể vẫn tăng ổn định là mảng kinh doanh điện toán đám mây. Theo Protocol, điện toán đám mây là chiến lược của Microsoft nhiều năm nay, và những hợp đồng trong mảng này thường có thời hạn rất dài.
"Các nguồn doanh thu định kỳ bao gồm phí bảo trì phần mềm, phí đăng ký và phí điện toán đám mây sẽ khó bị ảnh hưởng bởi tác động mà virus corona gây ra. Trong khi đó, doanh số từ những lĩnh vực khác sẽ có thể bị ảnh hưởng", cây viết Mark Moerdler của tờ Bernstein nhận xét.
Các lãnh đạo của Microsoft cũng như những nhà phân tích thị trường sẽ có bức tranh rõ ràng hơn về tình hình kinh doanh trong một tháng nữa. Đại dịch Covid-19 rõ ràng sẽ gây ra nhiều thiệt hại.
Tuy nhiên, với khoảng 134 tỷ USD tiền mặt và đầu tư ngắn hạn, cùng với đó là nhu cầu mạnh mẽ cho các sản phẩm phần mềm doanh nghiệp, hơn ai hết, Microsoft đang là công ty có khả năng duy trì sự ổn định cao nhất trong cuộc khủng hoảng này.
Amazon trở thành 'vua cổ phiếu' giữa mùa dịch Covid-19 Khi các đợt bán tháo diễn ra ào ạt trong tháng qua, Amazon vẫn là thiên đường tương đối an toàn trước những tác động từ đại dịch Covid-19. Người tiêu dùng vẫn đổ xô đến Amazon để mua các sản phẩm thiết yếu giữa mùa dịch Covid-19 Ngay cả khi nền kinh tế gần như chắc chắn suy thoái và số người...