Đô đốc Nhật Bản cảnh báo nguy cơ Triều Tiên tấn công hạt nhân
Tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, hôm nay 23/5 nhận định chỉ cần có thêm thời gian, Triều Tiên có thể sẽ thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và gắn trên tên lửa đạn đạo, từ đó tấn công trực tiếp Nhật Bản.
Tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano (Ảnh: Japan Times)
Theo Japan Times, Tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, hôm nay đã từ chối đưa ra câu trả lời trực tiếp khi được hỏi về việc liệu Tokyo có tin rằng Triều Tiên đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn trên tên lửa đạn đạo hay không. Thay vào đó, Đô đốc Kawano nói rằng chỉ cần có thêm thời gian, Bình Nhưỡng có thể sẽ làm chủ được công nghệ này và đặt Nhật Bản vào mối đe dọa trực tiếp.
“Tôi không thể nói bất kỳ điều gì cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan về tốc độ phát triển (hạt nhân) của Triều Tiên”, Đô đốc Kawano cho biết.
Mặc dù chưa chắc chắn về việc Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân ở thời điểm hiện tại, song Tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Nhật Bản khẳng định Bình Nhưỡng cho đến nay đã phát triển được các tên lửa đạn đạo với sức mạnh tấn công hầu hết quần đảo Nhật Bản.
Video đang HOT
“Do vậy, điều quan trọng là cộng đồng quốc tế cần tiếp tục gây sức ép với Triều Tiên để buộc nước này phải từ bỏ vũ khí hạt nhân cũng như các chương trình tên lửa đạn đạo của họ”, ông Kawano nói thêm.
Tuyên bố của Đô đốc Kawano được đưa ra chỉ 2 ngày sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên hồi cuối tuần trước, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế. Năm ngoái, Bình Nhưỡng đã thử hơn 20 tên lửa đạn đạo và tiến hành 2 vụ thử hạt nhân với sức công phá chưa từng có tiền lệ. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, nước này tiếp tục cho thế giới thấy tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của chương trình hạt nhân và tên lửa, thông qua một loạt vụ thử trong vài tháng qua.
Nhật Bản hiện sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa hai lớp, gồm các tàu khu trục Aegis được trang bị tên lửa SM-3 và hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 được đặt trên mặt đất. Tuy nhiên, Đô đốc Kawano nhận định nếu Triều Tiên phóng đồng thời nhiều tên lửa đạn đạo cùng một lúc, Nhật Bản “sẽ rất khó” để có thể đánh chặn tất cả các tên lửa này.
Theo đó, Đô đốc Kawano cho biết Tokyo đang lên kế hoạch bổ sung thêm một phiên bản nâng cấp của tên lửa SM-3, đồng thời đóng thêm nhiều tàu khu trục Aegis nhằm nâng cao năng lực phòng thủ tên lửa trước sức mạnh của tên lửa Triều Tiên.
Thành Đạt
Theo Japan Times
Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản vì mở căn cứ gần đảo tranh chấp
Trung Quốc hôm qua cáo buộc Nhật Bản "đạo đức giả" khi vừa chỉ trích Bắc Kinh ở Biển Đông vừa mở một căn cứ mới gần một nhóm đảo tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông.
Quân đội Nhật Bản canh gác ở cổng vào căn cứ mới mở trên đảo Yonaguni. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, căn cứ mới của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên đảo Yonaguni nằm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc 150 km về phía nam. Nhật Bản tuần này đã đưa vào hoạt động một trạm radar trên đảo giúp cung cấp các thông tin quan trọng thu thập được từ vị trí chiến lược này.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ sự tức giận trước động thái trên và cho rằng lực lượng vũ trang Nhật Bản hoạt động "rất tích cực" trong khi cũng đang lên án Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.
"Hôm nay chúng ta có thể thấy những gì Nhật Bản thực sự làm trên đảo Yonaguni, nơi chỉ cách Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư 100 km", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói. "Chúng tôi biết có những thông tin truyền thông cho hay trước đây đảo này chỉ có hai cảnh sát và khoảng 10 viên đạn. Nhật Bản luôn chỉ trích nước khác, vậy nước này giải thích ra sao về hành động của họ", ông này nói và thêm rằng quân đội Nhật Bản hiện đã đóng quân ở đây.
Ông Dương còn chỉ trích Nhật Bản "chỉ làm cảnh" khi nói đến tự do hàng hải. "Chúng ta nên gọi sự gia tăng triển khai quân đội quanh tuyến đường quốc tế chật hẹp nối biển Hoa Đông với Tây Thái Bình Dương là gì?, ông này nói thêm.
Vị trí đảo Yonaguni. Đồ họa: AFP
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu rơi vào căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu thuyền hai bên từng nhiều lần chạm mặt tại đây.
Nhật Bản đang có quan hệ hàng hải ngày càng phát triển với nhiều quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, các bên mà Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.
Nhật Bản hồi giữa tháng công bố video làm rõ hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cam kết tăng cường chương trình viện trợ và hỗ trợ để các nước trên củng cố năng lực bảo vệ biển.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ hồi sinh siêu thiết giáp hạm đối phó Nga-Trung Quốc? Thiết giáp hạm khổng lồ chạy bằng năng lượng hạt nhân, sở hữu trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất như pháo điện từ, súng laser, tên lửa hành trình có thể sẽ làm thay đổi cán cân quân sự thế giới trong tương lai. Thiết giáp hạm lớp Iowa khai hỏa pháo hạm. Theo National Interests, trong giai đoạn đầu của...