Đô đốc Mỹ, Nhật ca ngợi hợp tác hải quân song phương
Trong cuộc gặp bên lề cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới ở Hawaii hôm qua, các đô đốc hàng đầu của Mỹ và Nhật Bản cho biết hai nước đang đẩy mạnh hợp tác hải quân, trong bối cảnh căng thẳng tại châu Á gia tăng do tranh chấp lãnh thổ.
Đô đốc Nhật Katsutoshi Kawano và Đô đốc Mỹ Harry Harris trong cuộc gặp tại Hawaii ngày 14/7.
Đô đốc Katsutoshi Kawano, người đứng đầu hải quân Nhật Bản, đã nói với báo giới trước một cuộc gặp với Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, rằng hải quân hai nước đang chia sẻ nhiều thông tin hơn và có các trao đổi cá nhân thường xuyên hơn.
Hơn 25.000 binh sĩ từ 22 quốc gia đang tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới diễn ra từ 29/6 đến 3/8. Nhật Bản đã điều 2 tàu khu trục, 1 trực thăng, một đơn vị lặn, một máy bay trinh sát tàu ngầm và các lực lượng trên bộ cho cuộc tập trận tại vùng biển Hawaii.
Về phần mình, Đô đốc Harris cho biết sự hợp tác giữa hải quân hai nước vẫn đang tiếp tục phát triển, nói thêm rằng cá nhân ông đã chứng kiến mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn kể từ khi lần đầu tiên đóng quân tại Nhật Bản năm 1983.
Theo ông Harris, quyết định của nội các Nhật hôm 1/7 nhằm theo đuổi một luật mới, vốn có thể cho phép Nhật Bản trợ giúp để bảo vệ các đồng minh, là một ví dụ cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa hai nước.
Chính sách an ninh mới cho phép Nhật có thể trợ giúp các quốc gia mà nước này có quan hệ thân thiết. Ví dụ, một tàu chiến Nhật có thể bắn hạ một tên lửa Triều Tiên đang hướng tới lãnh thổ Mỹ. Hiện tại, Nhật Bản không thể làm vậy một cách hợp pháp.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ đó là một quyết định táo bạo, mang tính bước ngoặt. Tôi hoan nghênh bất kỳ điều gì có thể khiến chúng ta xích lại gần nhau và quyết định đó chắc chắn sẽ như vậy”, ông Harris nhấn mạnh.
Trong khi đó, những người chỉ trích tại Nhật nói rằng chính sách mới có thể mở cửa cho việc Tokyo tham gia vào các xung đột, như cuộc chiến tại Iraq. Các lực lượng Nhật trước đó đã giới hạn tham gia vào các vùng xung đột.
Đô đốc Kawano cho hay quốc hội Nhật cần thông qua luật về chính sách mới trên trước khi các lực lượng của ông có thể thực thi nó.
“Nếu Nhật Bản tiếp tục đi theo đường hướng phòng vệ tập thể, tôi tin rằng lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và hải quân Mỹ sẽ có mối quan hệ hợp tác hơn nữa”, ông Kawano.
Mỹ và Nhật đã tăng cường hợp tác quân sự trong bối cảnh căng thẳng tại châu Á gia tăng do tranh chấp lãnh thổ. Nhật hiện đang vướng vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
An Bình
Theo Dantri/AP
Thủ tướng Nhật muốn gặp thượng đỉnh với Trung Quốc tại APEC
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 14/7 cho biết ông muốn tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc tại APEC ở Bắc Kinh vào tháng 11 tới nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước, vốn bị căng thẳng bởi các vấn đề lãnh thổ và an ninh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
"Thật tiếc khi chúng ta chưa thể có một cuộc gặp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo", ông Abe phát biểu tại một ủy ban quốc hội hôm nay.
"Chúng ta cần trở lại các giá trị cốt lõi của mối quan hệ chiến lược, tôn trọng lẫn nhau. Tôi muốn tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới nhân dịp hội nghị APEC", Thủ tướng Nhật nói thêm.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng nhắc tới mối quan hệ kinh tế vững mạnh giữa hai nước và cho biết mối song phương không thể bị phá vỡ.
Ông Abe lên nắm quyền từ cuối năm 2012 nhưng vẫn chưa gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung-Nhật đang ngày càng xấu đi do một loạt các bất đồng như quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, vùng phòng không mới của Trung Quốc ở Hoa Đông và chuyến thăm của Thủ tướng Abe tới đền chiến tranh Yasukuni, vốn được xem là một biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.
Ông Abe đã tới thăm đền Yasukuni hồi tháng 12/2013, khiến Trung Quốc nổi giận và gây ra sự chỉ trích từ phía Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn tới nhật báo Mainichi Shimbun hôm nay, ông Abe đã không loại trừ một chuyến thăm khác tới đền chiến tranh.
"Trong tương lai, tôi hi vọng vẫn duy trì thái độ tôn trọng nhằm thành kính những người đã mất mạng sống vì đất nước, nhưng tôi không nói trước được liệu có đến thăm Yasukuni nữa hay không", tờ báo dẫn lời Thủ tướng Nhật.
Ông Abe cũng bác bỏ các thông tin cho biết cựu ngoại trưởng Masahiko Komura, một quan chức hàng đầu của đảng cầm quyền, đã nói với Trung Quốc rằng ông Abe sẽ không tới thăm đền Yasukuni nữa.
"Đó là suy nghĩ của ông Komura. Tôi không biết điều đó", ông Abe nói.
Trước đó, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 11/7 cũng kêu gọi một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ đề nghị này.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Nhật kêu gọi gặp thượng đỉnh với Trung Quốc, Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ Nhật Bản ngày 11/7 đã kêu gọi một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một hội nghị khu vực ở Bắc Kinh trong năm nay. Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ đối thoại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Chánh văn...