Đô đốc Mỹ lo Trung Quốc tấn công đảo Đài Loan trước 2027
Đô đốc Davidson cảnh báo Trung Quốc đang tăng tốc tham vọng thế chỗ Mỹ và có thể dùng vũ lực thu hồi đảo Đài Loan trong 6 năm tới.
“Tôi lo rằng Trung Quốc đang tăng tốc tham vọng vượt mặt Mỹ, thay thế vai trò lãnh đạo của chúng ta trong trật tự thế giới dựa trên thượng tôn pháp luật trước năm 2050″, đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, phát biểu trong cuộc họp với Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ hôm 9/3.
“Đài Loan rõ ràng là một trong những mục tiêu đầu tiên trong tham vọng đó, tôi nghĩ mối đe dọa sẽ trở thành hiện thực trong thập kỷ này, thực tế là trong 6 năm tới”, ông nói tiếp.
Đô đốc Davidson cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông, thậm chí đe dọa đảo Guam chiến lược của Mỹ trên Thái Bình Dương. “Guam giờ là mục tiêu của họ”, Davidson nói và nhắc tới video được quân đội Trung Quốc công bố trước đây, trong đó mô phỏng đòn đánh vào căn cứ Mỹ tại Guam và Diego Garcia.
Tiêm kích Đài Loan bám đuôi oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc hồi tháng 2/2020. Ảnh: Reuters .
Ông kêu gọi các nghị sĩ phê chuẩn kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa Aegis Ashore tại Guam, nhằm “tăng cường phòng thủ và chuẩn bị cho những mối đe dọa sẽ xuất hiện trong tương lai”, đồng thời bổ sung ngân sách cho các dự án vũ khí tiến công để răn đe Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hồi đầu tháng 3 trình lên quốc hội Mỹ báo cáo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI), cảnh báo “mối nguy hiểm lớn nhất với tương lai của Mỹ vẫn là suy giảm năng lực răn đe thông thường” và đề xuất triển khai mạng lưới tên lửa dẫn đường có độ chính xác và khả năng sống sót cao trên “chuỗi đảo thứ nhất” ở Thái Bình Dương, mở rộng nhiệm vụ của các tổ hợp tên lửa phóng từ mặt đất sử dụng đầu đạn thông thường.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng kêu gọi cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở “chuỗi đảo thứ hai”, duy trì lực lượng phân tán để duy trì ổn định khu vực và bảo đảm khả năng chiến đấu trong thời gian dài khi cần thiết.
“Chuỗi đảo thứ nhất” là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, đảo Okinawa, đảo Đài Loan và tới Philippines. “Chuỗi đảo thứ hai” bắt đầu từ quân cảng Yokosuka ở Nhật đến Indonesia, với trung tâm là đảo Guam của Mỹ.
Vị trí chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Đồ họa: Cofda .
Quân đội Mỹ sẽ cần ngân sách 27,4 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong 6 năm tới để thực hiện kế hoạch này, tăng 36% so với kế hoạch được đề xuất trong năm 2020. Điều này dường như phản ánh lo ngại của Washington với những hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, tuyên bố có thể sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân ở eo biển Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 28/2 cảnh báo việc đảo Đài Loan độc lập “đồng nghĩa với chiến tranh”.
Mỹ muốn đặt tên lửa đối phó Trung Quốc tại châu Á
Mỹ muốn cải thiện khả năng răn đe thông thường với Trung Quốc bằng mạng lưới tên lửa dẫn đường trên "chuỗi đảo thứ nhất", theo tài liệu Lầu Năm Góc.
"Mối nguy hiểm lớn nhất với tương lai của Mỹ vẫn là suy giảm năng lực răn đe thông thường", Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương viết trong báo cáo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI) trình lên quốc hội Mỹ hồi đầu tháng 3. "Nếu Mỹ không có biện pháp răn đe đủ thuyết phục, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động trong khu vực và toàn cầu để thế chỗ lợi ích của Mỹ".
Để đảm bảo năng lực răn đe thông thường của Mỹ nhằm duy trì cán cân quân sự khu vực, PDI đề xuất triển khai Lực lượng Liên quân Tích hợp với mạng lưới tên lửa có dẫn đường có độ chính xác và khả năng sống sót cao trên "chuỗi đảo thứ nhất" ở Thái Bình Dương, mở rộng nhiệm vụ của các tổ hợp tên lửa phóng từ mặt đất sử dụng đầu đạn thông thường.
Tên lửa diệt hạm NSM của lục quân Mỹ diễn tập RIMPAC 2018. Ảnh: US Army .
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng kêu gọi cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở "chuỗi đảo thứ hai", duy trì lực lượng phân tán để duy trì ổn định khu vực và bảo đảm khả năng chiến đấu trong thời gian dài khi cần thiết.
Quân đội Mỹ sẽ cần ngân sách 27,4 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong 6 năm tới để thực hiện kế hoạch này, tăng 36% so với kế hoạch được đề xuất trong năm 2020. Điều này dường như phản ánh lo ngại của Washington với những hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
"Nguồn lực sẽ được tập trung cho những năng lực quân sự sống còn nhằm răn đe Trung Quốc. Các yêu cầu được đề xuất trong báo cáo này được xây dựng nhằm phô diễn sức mạnh chiến đấu đáng tin cậy khi nổ ra khủng hoảng, khiến những đối thủ tiềm tàng thấy rằng mọi hành động quân sự phủ đầu đều phải trả giá đắt và thất bại", báo cáo có đoạn viết.
"Chuỗi đảo thứ nhất" là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, đảo Okinawa, đảo Đài Loan và tới Philippines. "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ quân cảng Yokosuka ở Nhật đến Indonesia, với trung tâm là đảo Guam của Mỹ.
Vị trí chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Đồ họa: Cofda .
Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sẽ giải trình trước Ủy ban Quân lực Hạ viện vào đầu tuần tới về yêu cầu ngân sách cho sáng kiến này.
Tuy nhiên, sáng kiến của Davidson được cho là sẽ gặp nhiều thách thức ở Ủy ban Quân lực Hạ viện, trong bối cảnh Mỹ chưa thể rút bớt nguồn lực ở Trung Đông để đầu tư cho nỗ lực ứng phó Trung Quốc.
Bài toán ngân sách với kế hoạch 'chống Trung Quốc' của Mỹ
Đô đốc Mỹ lo ngại Trung Quốc xử lý dứt điểm vấn đề Đài Loan vào năm 2027 Tư lệnh hàng đầu của quân đội Mỹ lo ngại, Trung Quốc có thể xử lý dứt điểm vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) trong vòng 6 năm tới. Đô đốc Philip Davidson - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: AP Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện ngày 9/3...