Đô đốc Mỹ cảnh báo nguy cơ từ những yêu sách của Trung Quốc tại Bắc Cực
Chỉ huy Hải quân Mỹ cho rằng, Mỹ và đồng minh NATO cần duy trì quan hệ chặt chẽ để bảo vệ lợi ích của họ ở Bắc Cực khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng khắp thế giới.
Trong hội thảo trực tuyến do cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại London, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức hôm thứ Năm (25/6), Đô đốc James Foggo, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Âu-châu Phi cho biết Trung Quốc đang tăng cường tìm cách khai thác Bắc Cực.
Chỉ huy Hải quân Mỹ cũng cho rằng các hoạt động của họ tại khu vực, cũng như ở Châu Phi và Châu Âu, đặt ra mối lo ngại về an ninh cho Mỹ và các thành viên khác của NATO.
“ Trung Quốc thậm chí còn tự coi mình là quốc gia gần Bắc Cực“, ông Foggo nói. “ Họ đang nhắm đến cơ hội đầu tư, từ khai thác tài nguyên thiên nhiên đến tiềm năng giao thông hàng hải thương mại trong tương lai của Con đường tơ lụa“.
(Ảnh minh họa: AP)
Chỉ huy Hải quân Mỹ đề cập đến tham vọng của Bắc Kinh trong việc mở rộng sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Bắc Cực, bằng cách phát triển các tuyến đường vận chuyển đang mở ra do sự nóng lên toàn cầu.
Bắc Kinh cho biết lợi ích của họ ở Bắc Cực chủ yếu sẽ liên quan đến thương mại và bảo vệ môi trường, nhưng Foggo nói khu vực này có thể trở thành tâm điểm của những yêu sách không có thật của Bắc Kinh. “Trung Quốc có tiền lệ riêng đưa ra yêu sách không có thật đối với các tuyến đường thủy quốc tế ở Biển Đông, nên có thể họ cũng sẽ tìm cách bẻ cong các quy tắc về phía có lợi cho họ ở Bắc Cực”.
Video đang HOT
Foggo cũng nhấn mạnh công nghệ viễn thông 5G và sự kiểm soát cơ sở hạ tầng cảng biển từ Trung Quốc là nguyên nhân gây lo ngại cho châu Âu.
“NATO không thể bỏ qua các hoạt động của Trung Quốc tại Châu Âu nữa”, ông này nói.
Trung Quốc đã bắt tay vào một kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá nghìn tỷ USD theo chương trình vành đai và con đường để liên kết các nền kinh tế vào một mạng lưới lấy Trung Quốc làm trung tâm. Sáng kiến này liên quan đến hơn 125 quốc gia nhưng đã gây nhiều tranh cãi, bao gồm việc lo ngại về các bẫy nợ.
Foggo cho rằng việc Trung Quốc đầu tư ngày càng tăng tại Châu Phi và châu Âu có thể được sử dụng để gây ảnh hưởng đến chính quyền địa phương và làm tổn hại lợi ích của Hải quân Mỹ trên khắp thế giới.
“Loại ảnh hưởng này là một mối lo ngại về an ninh, trong đó bao gồm hạn chế quyền tiếp cận vào các cảng biển và sân bay chính, truy cập thông tin nhạy cảm về quân sự và chính phủ thông qua công nghệ của các doanh nghiệp nhà nước và do nhà nước (Trung Quốc) kiểm soát”, ông này nói.
Ngoài ra, chỉ huy Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc “mua các hãng tin tức và các công ty giải trí để đẩy mạnh tuyên truyền và xóa bỏ mọi chỉ trích chống lại chính phủ của họ”. Ông cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nhà ngoại giao “chiến lang” đã hạn chế thông tin về và virus corona và quyên góp thiết bị và nhân sự như một cách để chứng minh mình là một nhà lãnh đạo thế giới.
Tuy nhiên, ông Foggo cũng nói rằng “luôn có chỗ cho đối thoại”. Ông là người đứng đầu phái đoàn Mỹ trong các cuộc đàm phán với quân đội Trung Quốc về quy tắc ứng xử cho các cuộc chạm trán ngoài dự kiến trên biển.
Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự tại Hong Kong, cho rằng những bình luận của Foggo thể hiện một phần nỗ lực của Washington để cùng với NATO chống lại Trung Quốc. Ông cho rằng nguy cơ xung đột giữa Bắc Kinh và NATO ở Bắc Cực là rất thấp vì Trung Quốc không có lợi ích cốt lõi trong khu vực.
“Theo luật quốc tế, Trung Quốc chỉ là một quốc gia quan sát đối với Bắc Cực, có nghĩa là họ chỉ có thể hợp tác với một trong 8 quốc gia Bắc Cực, ví dụ như Nga, trong việc phát triển tuyến đường thương mại hoặc năng lượng”, ông Zhongping nói.
Trump muốn Mỹ đóng tàu phá băng hạt nhân giống Nga
Trump yêu cầu Tuần duyên Mỹ nghiên cứu khả năng sở hữu tàu phá băng hạt nhân giống Nga cùng vũ khí phòng thủ trang bị cho chúng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/6 ban hành Bản ghi nhớ về Bảo vệ Lợi ích Quốc gia của Mỹ tại Bắc Cực và Nam Cực, trong đó chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa thông qua Bộ Tư lệnh Tuần duyên, phối hợp với lãnh đạo Lầu Năm Góc nghiên cứu "lợi ích và rủi ro của hạm đội phá băng an ninh vùng cực... được trang bị phù hợp để đáp ứng các mục tiêu".
Lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ đánh giá "khả năng hoạt động mở rộng cùng ước tính chi phí liên quan cho Tàu An ninh Vùng cực (PSC) hạng nặng và trung bình". Bản ghi nhớ cũng yêu cầu lực lượng này đánh giá cả các loại vũ khí phòng thủ đủ mạnh để bảo vệ chúng trước mối đe dọa của đối thủ ở tầm gần và khả năng trang bị động cơ hạt nhân.
Tàu phá băng hạng nặng USCGC Polar Star của tuần duyên Mỹ. Ảnh: USCGC.
Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Thương mại và giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách được hướng dẫn phối hợp với Bộ trưởng An ninh Nội địa thực hiện đánh giá yêu cầu của hạm đội tàu phá băng thuộc lực lượng tuần duyên. Bộ trưởng Năng lượng sẽ tham gia vào nghiên cứu do yêu cầu đánh giá về tàu phá băng hạt nhân, điều chưa từng có tiền lệ. Tuần duyên và hải quân Mỹ chưa từng vận hành bất cứ loại tàu phá băng hạt nhân nào.
Nga là nước duy nhất vận hành tàu phá băng hạt nhân với hai chiếc thuộc lớp Taymyr có lượng giãn nước 21.000 tấn và hai chiếc lớp Arktika với lượng giãn nước 25.000 tấn. Nga dự định biên chế ba tàu phá băng 33.000 tấn thuộc lớp Đề án 22220 năm 2020-2022. Trung Quốc cũng đang phát triển tàu phá băng hạng nặng sử dụng năng lượng hạt nhân.
Tàu sử dụng năng lượng hạt nhân không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên như tàu thông thường, giúp chúng hoạt động trong thời gian dài trên biển và có khả năng sản xuất nước ngọt tại chỗ. Các tàu phá băng hạt nhân có thể tuần tra liên tục tại Bắc Cực, điều giúp Mỹ duy trì khả năng hiện diện trong các khu vực trên.
Phác thảo tàu phá băng hạt nhân tương lai của Mỹ. Đồ họa: VT Halter Marine.
Bắc Cực đã trở thành khu vực cạnh tranh địa chính trị lớn trong thời gian gần đây khi băng tan dần vì biến đổi khí hậu, cho phép thiết lập các tuyến thương mại mới và khai thác tài nguyên. Tuần duyên Mỹ hiện chỉ còn một tàu phá băng hạng nặng duy nhất là USCGC Polar Star và tàu phá băng hạng trung hiện đại hơn USCGC Healy đã vận hành hơn 20 năm.
Kế hoạch hiện tại của tuần duyên Mỹ là biên chế ba tàu phá băng hạng nặng mới vào năm 2026. Tàu Polar Star có thể được nâng cấp kéo dài tuổi thọ để hoạt động ít nhất đến năm 2025.
Bản ghi nhớ của Trump cho biết cần có "đội tàu phá băng an ninh vùng cực sẵn sàng và đủ khả năng, được thử nghiệm vận hành và triển khai đầu đủ vào năm tài khóa 2029", khi tuần duyên Mỹ dự kiến loại biên tàu Polar Star và Healy.
Tàu phá băng có thể giúp Trung Quốc phát triển tàu sân bay hạt nhân Nga trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho tàu phá băng Nga đưa tên lửa hành trình lên tàu phá băng
Sự cố tràn dầu ở Bắc Cực: Dầu đã loang đến hồ Pyasino Thống đốc vùng Krasnoyarsk ở Siberia, ông Alexander Uss ngày 9/6 cho biết dầu diesel trong sự cố tràn dầu ở khu vực Bắc Cực của Nga đã loang đến hồ Pyasino, một hồ nguyên thủy vốn được coi như một lòng chảo cho con sông Pyasina chảy vào Bắc Băng Dương. Một vệt dầu diesel lớn trên sông Ambarnaya sau sự cố...