Đó đây chuyện… số hóa
Kỷ nguyên số bùng nổ dường như đã làm cho đời sống của mọi người quay cuồng giữa kết nối, ứng dụng mới chen nhau trên màn hình điện thoại và cả việc trải nghiệm các dịch vụ thanh toán số…
Dù chưa phát triển mạnh mẽ, nhưng Tết này, người dân Việt vẫn có thể sử dụng ngân hàng số để sắm Tết, lì xì, thậm chí là quà biếu…
Nam A Bank là ngân hàng tiên phong ứng dụng Robot và trí tuệ nhân tạo vào giao dịch.
Số hóa từng centimet ở Trung Quốc
“Thiên đường” của thanh toán số và ứng dụng số hóa vào đời sống – Thượng Hải – đón chúng tôi trong chuyến công tác ngắn ngày bằng một dãy máy xếp hàng ngay ngắn trên đường vào cửa hải quan nhập cảnh.
Đó là các máy nhận diện sinh trắc học, chụp ảnh Visa, vân tay và sau đó sẽ đối chiếu với khuôn mặt và mống mắt khi làm thủ tục.
Cảm giác như mình sẽ bị giám sát đến từng bước chân khi phải qua trình tự đến máy nhận diện toàn bộ vân tay của 10 ngón tay, sau khi quét hộ chiếu, nhận được một phiếu đánh số xác nhận đã hoàn tất thủ tục nhận diện khai báo vân tay, rồi mới xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh khiến tôi khá hoang mang. May mắn, lãnh đạo đoàn ân cần giải thích là ở Trung Quốc, mọi ngõ ngách đều có camera; việc nhận diện sinh trắc học như vậy giúp nơi đây đang trở thành vùng đất khó sống của tội phạm.
Quan sát trên phố, quả nhiên ở mọi tuyến đường nhỏ dành cho người đi bộ và xe máy điện, người dân đều vô tư mang túi xách trên vai hoặc cầm tay, rất nhiều túi là thương hiệu xa xỉ. Họ rảo bước mà không phải ngó trước nhìn sau, không lo bị cướp giật.
Việc gắn camera, kết nối và đối chiếu trên từng… centimet trên nền big data và nhận diện sinh trắc học thực sự là một công nghệ “quá nhanh, quá nguy hiểm” để quản lý an ninh đô thị. Càng giật mình hơn về độ chính xác từng milimet khi đi qua cửa tự động của Hội chợ nhập khẩu quốc tế lớn nhất Trung Quốc, nơi có khoảng 3.900 doanh nghiệp trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ hội tụ, tôi thấy gương mặt của mình hiện lên mồn một màn hình.
Video đang HOT
Dù nhiều quốc gia đã số hóa hoàn toàn các dịch vụ, nhất là dịch vụ thanh toán số…, nhưng ở Việt Nam, việc số hóa thanh toán vẫn còn đang rất ngổn ngang.
Có vẻ như kế hoạch lắp 1.000 camera của TP.HCM để tích hợp về Trung tâm điều hành đô thị thông minh, tiến đến là 10.000 camera phủ sóng toàn địa bàn với chi phí dự kiến 1.600 tỷ đồng trong vòng 5 năm, là lựa chọn không thể khác nếu muốn số hóa quản lý một cách toàn diện.
Cuối năm 2019, Chính phủ Singapore công bố sẽ áp dụng nhận diện sinh trắc học cho khách đến đảo quốc Sư Tử. Sử dụng công nghệ sinh trắc học để xây Big Data, phân tích và chia sẻ kho dữ liệu để kết nối cũng như quản lý con người đối với hành chính công, dịch vụ công ở các quốc gia, đã và sẽ không còn xa lạ.
Thanh toán tiền mua xăng dầu qua ví Momo.
Vô cùng thử thách gian nan khi ở Thượng Hải, bạn không có một số điện thoại đăng ký mạng viễn thông nội địa. Không có số điện thoại, sẽ chẳng thể dùng được Didi- ứng dụng phổ biến tương tự như Grab tại Việt Nam- để gọi xe. Không tài xế taxi nào chịu nói tiếng Anh, nhận khách ngoài Didi và càng hiếm người chịu nhận tiền mặt. Viễn thông thật sự đi liền với kinh tế số và thanh toán số. Tư duy thúc đẩy số hóa thanh toán của Việt Nam, khởi động mạnh mẽ với viễn thông, hiển nhiên có lý.
Chị Tuyền, một cán bộ người Hoa nói, ở Trung Quốc thanh toán phổ biến nhất là Wechat Pay hoặc Ali Pay. Trong đó, Wechat được xem như ứng dụng cho mọi nhu cầu quan trọng của đời sống bao gồm “chat chit”, liên lạc với nhau và thanh toán qua ví điện tử… Từ chỗ ra mắt năm 2011, đạt 100 tài khoản ở năm 2012, Wechat hiện đã có hơn 1 tỷ người dùng. Nộp đơn ly dị, mua rau, thậm chí trả tiền mua trái cây ở gánh hàng rong bên lề đường… đều có thể xử lý qua Wechat. Đơn giản là người bán chìa một mã QR trong Wechat Pay, bạn cũng chìa điện thoại quét mã, nhập tiền, xong!.
Ngổn ngang ở Việt Nam
“Gần 3 năm sống ở Việt Nam, mình thấy tương lai Việt Nam cũng sẽ tiến đến phải đồng bộ mã QR cho người dùng thanh toán số như Trung Quốc- Không quá nhiều ứng dụng, nhiều ví, mạnh ai người nấy cấp mã như hiện nay. Thực ra để đi đến hôm nay, Trung Quốc cũng phải trải qua cảnh ngổn ngang tương tự như ở Việt Nam hiện nay”, chị Tuyền chia sẻ.
Năm 2019, Việt Nam có khoảng hơn 100 đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số, trong đó có khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua internet, hơn 40 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động với các dịch vụ thanh toán qua ví điện tử được sử dụng rộng rãi như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, internet, các khoản vay về tài chính, mua vé máy bay, bảo hiểm…
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN cũng đã cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán cho 30 tổ chức không phải ngân hàng, trong đó 27 tổ chức cung ứng có ví điện tử. Thống kê này chưa bao gồm các phương thức phi tiền mặt nhưng còn phụ thuộc thiết bị vật lý như thẻ ATM hay POS.
Việc có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, là sướng sung của người dùng khi có nhiều so sánh lựa chọn, nhưng cũng bất cập không ít. Chị Nguyệt, Giám đốc Marketing một doanh nghiệp hàng tiêu dùng than thở đi đâu cũng phải kè kè 2 cái điện thoại, 1 cái để tải apps tài chính, ngân hàng, 1 cái cho mọi apps khác.
“Cần thận trọng để tránh khả năng bị rò rỉ thông tin dù mỗi apps thanh toán đều có nhiều lớp bảo mật. Khả năng bị “lột truồng” trong thế giới công nghệ vạn vật kết nối, vạn vật soi thấu… không phải chưa từng được nghe, khiến chính tôi phải cân nhắc mỗi lần lên các cửa hàng CH Play hay App Store để tải ứng dụng”, chị Nguyệt chia sẻ.
Ở thời kỳ “quá độ” tiến đến nền kinh tế thanh toán số, cũng nhiều lúc chính tôi phải tự trấn an và động viên mình trước tình cảnh có app không cầu vẫn phải bắt buộc tải. Trước đây, muốn thanh toán học phí cho con, tôi chỉ cần online chuyển đến tài khoản trường. Khi Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM triển khai thanh toán học phí qua thẻ SSC, mà cái thẻ vốn đóng phí hoài không dùng đã mất, muốn thanh toán số, thì phải tải app trong nhóm kết nối theo đề án. Một ngân hàng trong nhóm quảng bá mình có 8 kênh thanh toán, mà tôi thực tế chỉ có một lựa chọn: Hoặc chỉ sử dụng dịch vụ của họ, như internet hay mobile banking, tải app thanh toán, hoặc vẫn phải dùng hỗ trợ cứng.
Giấc mơ mua vé số cũng có thể chìa điện thoại quẹt QR thanh toán trên một app duy nhất của tôi, hay rất nhiều người Việt quen sử dụng thiết bị điện thoại thông minh, xem ra vẫn còn phải chờ đợi…
Theo doanh nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng"
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bảo đảm an toàn thông tin mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai thịnh vượng của đất nước.
"Đảm bảo cho Việt Nam an toàn trong không gian mạng và cách mạng số là sứ mệnh của mọi cơ quan, tổ chức và toàn thể cộng đồng CNTT Việt Nam. Đặc biệt, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng cho Việt Nam phải là "Make in Vietnam"", đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2019 với chủ đề "Nâng tầm an toàn, an ninh mạng quốc gia trong kỷ nguyên số".
Hệ thống Chia sẻ và Giám sát An toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới và Việt Nam đã và đang bước vào không gian mạng với cuộc cách mạng số, trong đó có nhiều thách thức và cơ hội song hành. Không gian mạng là một không gian hoàn toàn mới, cứ mỗi giây lại có khoảng 108 cuộc tấn công mạng và 32 mã độc mới được tạo ra. Trên không gian mạng, các quốc gia phải đối mặt với những thách thức giống nhau, vì vậy đây là lúc để một thế giới sát cánh bên nhau.
"Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của chúng ta. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số", Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ trưởng nhận định: Nếu như trước đây, chúng ta đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước; thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Trong mọi dự án CNTT đều phải có cấu phần an toàn, an ninh mạng như một cấu phần bắt buộc. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Tỉ lệ chi cho an toàn, an ninh mạng tối thiểu là 10% tổng kinh phí chi cho CNTT. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ này đang ở mức dưới 5%.
Hơn nữa, nếu như trước đây khi xảy ra ra sự cố thì chúng ta cố gắng giữ kín để càng ít người biết càng tốt; thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng: Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn. Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một ai đấy nữa bị tấn công tương tự, và sau đó lại là một người tiếp theo, và cứ như vậy.
"Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không? Mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công?".
-- Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
"Nếu như trước đây, khi đầu tư, chúng ta thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình; thì giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả 3 yếu tố này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý cho các doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm "Make in Vietnam". Tới đây, Bộ TT&TT sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp tiên phong nhằm phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Theo Dân Việt
Kết nối các ngân hàng ASEAN trong kỷ nguyên số Kết nối các ngân hàng ASEAN trong kỷ nguyên số và sẵn sàng đổi mới trong nền kinh tế số là chủ đề của Hội nghị Ngân hàng các nước ASEAN lần thứ 22. Hội nghị Ngân hàng các nước ASEAN lần thứ 22 đã diễn ra ở Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là...